Cảnh giác với chiêu lừa lấy hàng của shipper giả

LƯƠNG HẠNH |

Trong lúc shipper thật đang gọi điện để giao đơn hàng thực tế khách đã đặt thì shipper giả cũng yêu cầu khách trả tiền món hàng không có thật.

Mất tiền vì đơn hàng không có thật

Ngày 3.9, đang làm việc tại công ty, chị Đinh Thị Hoa nhận cuộc gọi từ số điện thoại 08270649xx tự xưng là shipper, hỏi chị có nhà không để đến đến giao hàng. Như thường lệ, chị Hoa đề nghị shipper cứ gửi đơn hàng ở chỗ cũ và nhắn cho chị số tài khoản ngân hàng kèm giá trị đơn hàng để chị thanh toán bằng cách chuyển khoản. Chị cũng không mảy may nghi ngờ cho đến khi người này cho biết đơn hàng có giá là 159.000 đồng.

"Tôi kiểm tra không có đơn hàng nào của tôi có giá này cả" - chị Hoa nói. Tiếp đó, chị Hoa gọi lại cho đối tượng hỏi đơn hàng là đơn gì, đồng thời đề nghị shipper này chụp ảnh gửi qua tin nhắn. Đối tượng trả lời: "Em chỉ nhận từ bưu cục nên không rõ là đơn gì, hình như là quần áo, chị cứ kiểm tra lại".

Tuy nhiên, để tạo lòng tin, đối tượng chụp ảnh gói hàng gửi qua tin nhắn cho chị Hoa. Chị Hoa kiểm tra lại vị trí gửi hàng thường đặt thì không thấy bất kỳ món hàng nào như "shipper giả" đã thông báo và không chuyển tiền cho đối tượng. Chỉ sau thời điểm này ít phút, shipper thật - đã quen với chỗ gửi hàng cũng giao hàng đến cho chị Hoa và để hàng vào vị trí thường đặt.

Không may mắn và đủ tỉnh táo như chị Hoa, chị N.T.L sống tại một chung cư cao cấp ở Hà Nội trở thành nạn nhân của chiêu thức lừa đảo này khi bị mất số tiền 750.000 đồng cho đơn hàng giả mạo. Khi đó, nhận cuộc gọi giao đơn 400.000 đồng, chị đã nhờ đối tượng giao cho lễ tân và chuyển khoản.

Tuy nhiên, sau đó shipper báo nhầm đơn, yêu cầu chuyển thêm 350.000 đồng.

Gần 14h cùng ngày, đối tượng tiếp tục nhắn chị L có đơn hàng mới và chuyển thêm 560.000 đồng vào số tài khoản ban đầu. Chị yêu cầu chụp ảnh đơn hàng để biết bản thân đã đặt món hàng gì. Nhưng đối tượng viện cớ đã di chuyển, không còn ở sảnh chung cư. Khi xuống gặp lễ tân, chị L mới biết không hề có đơn hàng được giao.

Thông tin cá nhân khách hàng được mua với giá rẻ

Theo chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lộ lọt thông tin cá nhân người dùng. Một số nguyên nhân có thể kể đến như: Người dùng thiếu nhận thức hay thiếu coi trọng về thông tin cá nhân, dễ dàng chia sẻ hình ảnh, thông tin danh tính trên không gian mạng… Nhiều nền tảng mạng xã hội bị hacker xâm nhập. Trong vài năm gần đây, có hàng chục triệu thông tin của người dùng Việt Nam bị lộ lọt. Thông tin lộ lọt còn được mua bán một cách dễ dàng trên các diễn đàn của hacker, hoặc qua Telegram.

Ngoài ra, các nhân viên xấu trong tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể bán thông tin của khách hàng ra bên ngoài nhằm trục lợi cá nhân, hoặc bị dẫn dụ mua lại thông tin danh tính cá nhân với giá rẻ.

Lo ngại vấn đề bảo mật khi mua hàng online

Theo Cục An toàn thông tin, đối với hình thức lừa đảo trên, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện thoại cho người dân tự xưng là nhân viên giao hàng thông báo có đơn cần giao và yêu cầu chuyển khoản để thanh toán tiền COD. Sau khi người dân chuyển khoản thành công, các đối tượng liền thông báo do nhầm lẫn nên số tài khoản trên là số đăng ký thẻ hội viên shipper, khi chuyển tiền vào đó trung tâm sẽ kích hoạt gói cước hội viên.

Các đối tượng sau đó gửi cho người dân đường link trang Facebook và số điện thoại giả mạo trung tâm vận chuyển để người dân liên hệ hủy đăng ký hội viên. Khi người dẫn bấm vào đường link giả mạo và nhập các thông tin cá nhân sẽ có bị đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia công nghệ Nguyễn Hưng - Giám đốc R&D tại Vietnix Hosting - cho biết, với chiêu thức lừa đảo trên, ngay khi truy cập vào đường link và làm theo hướng dẫn, người dân có thể bị đánh cắp thông tin, chiếm quyền điều khiển điện thoại.

Ông Hưng phân tích, điểm chung của các vụ lừa đảo với chiêu thức giả mạo nhân viên giao hàng trên là các đối tượng lừa đảo đều nắm rõ thông tin của khách hàng, thông tin của các đơn hàng. Do vậy, ông Hưng lo ngại về việc người dân bị lộ lọt thông tin trong quá trình mua hàng online. Theo đó, các đơn vị bán hàng/sàn thương mại điện tử/đơn vị vận chuyển/đơn vị quản lý phần mềm bán hàng cần tăng cường hơn nữa trong công tác bảo mật thông tin khách hàng.

KHÁNH AN

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Lừa đảo mạo danh shipper tấn công người tiêu dùng

LƯƠNG HẠNH |

Lợi dụng việc người tiêu dùng thiếu cảnh giác khi mua hàng trên mạng, nhiều đối tượng đã giả danh nhân viên giao hàng (shipper) của các thương hiệu uy tín để chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng.

Giả danh shipper gọi điện chuyển tiền, thủ đoạn lừa đảo mới

Cao Thơm - Đinh Hiệp |

Gần đây, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới khi nhiều đối tượng giả danh shipper gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng online, rồi yêu cầu chuyển tiền thanh toán để chiếm đoạt.

Shipper tự đặt ra quy tắc nhằm tránh những đơn hàng "ma" giá trị cao

Thế Kỷ |

Câu chuyện một nữ shipper (người giao hàng - PV) bị lừa chuyển một cục gạch với giá 2 triệu đồng đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Mặc dù câu chuyện chưa được xác thực, tuy nhiên nhiều shipper cho rằng tình huống đó hoàn toàn có thể xảy ra, nhiều người từng là nạn nhân.

Bản tin công đoàn: Lộ trình cải cách tiền lương mới nhất

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn: Lộ trình cải cách tiền lương mới nhất; Sớm ban hành kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động;...

Mưa nhỏ, người dân Nam Định tranh thủ dọn dẹp sau bão

Lương Hà |

Sáng 8.9, khu vực TP Nam Định mưa theo từng cơn, gió nhẹ, nhiều người dân tranh thủ dọn dẹp nhà cửa sau khi bão số 3 đi qua.

Cắt điện nhiều nơi tại Hà Nội ngày 8.9

VY VY |

Hà Nội - Lịch cắt điện ngày 8.9.2024 dự kiến diễn ra tại một số khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy...

Độc lạ con trâu biết gật đầu chào khách ở Cần Thơ

Phong Linh |

Cần Thơ - Tại Hợp tác xã (HTX) Du lịch nông nghiệp Cồn Sơn (quận Bình Thủy) có con trâu biết gật đầu chào khách du lịch.

Hơn 11.000m2 đất ở Mỹ Đức, Hà Nội chuẩn bị đấu giá

KHÁNH AN |

11.660m2 đất tại khu lô 3 Đồng Chùa (thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở.

Lừa đảo mạo danh shipper tấn công người tiêu dùng

LƯƠNG HẠNH |

Lợi dụng việc người tiêu dùng thiếu cảnh giác khi mua hàng trên mạng, nhiều đối tượng đã giả danh nhân viên giao hàng (shipper) của các thương hiệu uy tín để chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng.

Giả danh shipper gọi điện chuyển tiền, thủ đoạn lừa đảo mới

Cao Thơm - Đinh Hiệp |

Gần đây, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới khi nhiều đối tượng giả danh shipper gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng online, rồi yêu cầu chuyển tiền thanh toán để chiếm đoạt.

Shipper tự đặt ra quy tắc nhằm tránh những đơn hàng "ma" giá trị cao

Thế Kỷ |

Câu chuyện một nữ shipper (người giao hàng - PV) bị lừa chuyển một cục gạch với giá 2 triệu đồng đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Mặc dù câu chuyện chưa được xác thực, tuy nhiên nhiều shipper cho rằng tình huống đó hoàn toàn có thể xảy ra, nhiều người từng là nạn nhân.