Cảnh báo giả mạo Đài Truyền hình tuyển cộng tác viên xem video trả tiền

LƯƠNG HẠNH |

Báo Lao Động nhận được phản ánh của bạn đọc về việc các đối tượng giả mạo Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh - HTV tuyển cộng tác viên xem chương trình, tăng tương tác. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của các đối tượng là lừa đảo người dân "nhẹ dạ cả tin" với số tiền lên đến cả trăm triệu đồng.

Lạc vào ma trận thông tin

Đang làm việc tại công ty, chị Quỳnh Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được một cuộc gọi từ số điện thoại lạ tự xưng là nhân viên Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh – HTV. Đối tượng này cho biết, Đài truyền hình đang cần tuyển một lượng cộng tác viên vào xem chương trình, tăng tương tác.

“Chị chỉ cần rảnh thì vào xem để giải trí và tương tác thì bên em sẽ gửi hoa hồng cho chị là 10.000 đồng. Chỉ cần nhấn xem vài giây và một nút like thôi, chị không mất chi phí gì” - người tự xưng là nhân viên nhà đài nói.

Sau đó, đối tượng giải thích, nếu đồng ý làm cộng tác viên thì chị Quỳnh Anh phải kết bạn Zalo trước mới được tham gia. Bởi, trước đó từng có nhiều khán giả phản ánh rằng nhà đài làm phiền họ. Do vậy, nếu nhân viên nào gửi kết bạn Zalo trước cho khán giả sẽ bị phạt.

Người dân sẽ lạc vào ma trận thông tin từ đối tượng giả mạo nhân viên công ty truyền thông liên kết với Đài HTV. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Người dân sẽ lạc vào ma trận thông tin từ đối tượng giả mạo nhân viên công ty truyền thông liên kết với Đài HTV. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đồng ý tham gia, chị Quỳnh Anh kết bạn với nick Zalo “Ngô Mộng Tuyền”. Người này giới thiệu là nhân viên công ty quảng cáo và marketing, truyền thông qua mạng xã hội. Công ty này chuyên về mảng thúc đẩy tăng lượt theo dõi, lượng đăng ký, tương tác độ uy tín chất lượng các nền tảng online như các trang, HTV, Tiki.

Người này tiếp tục hướng dẫn chị Quỳnh Anh sử dụng mạng xã hội Telegram để “thực hiện nhiệm vụ HTV và Tiki”. Qua thêm một người nữa tự xưng là "Trưởng cố vấn Nguyễn Thị Tân - 27 tuổi”. Người này yêu cầu chị Quỳnh Anh đăng ký các thông tin cá nhân như: Họ và tên, số tuổi, công việc, khung giờ rảnh trong ngày.

Tiếp đó, chị Quỳnh Anh được đối tượng hướng dẫn thực hiện “nhiệm vụ HTV”. Cụ thể, cứ sau 15 phút, chị Quỳnh Anh sẽ nhận được một đường link về chương trình của HTV như: Running Man Việt Nam; Tần số 15; Ngôi nhà chung… Mỗi lần nhấn vào link, chị Quỳnh Anh phải chụp màn hình để gửi lại cho người hướng dẫn. Cứ sau 4 lần nhấn link, chụp màn hình, chị Quỳnh Anh sẽ nhận được 40.000 đồng.

“Lúc đó cảm giác kiếm tiền rất nhanh, rất dễ. Tôi bỏ cả việc làm tại công ty chỉ chờ đến giờ có link để nhấn vào, chụp màn hình gửi cho họ rồi nhận tiền”, chị Quỳnh Anh nhớ lại.

Lộ chiêu trò lừa đảo

Sau khi thực hiện “nhiệm vụ HTV”, đối tượng hướng dẫn chị bắt đầu làm “nhiệm vụ tiki”. Theo đó, nhiệm vụ này yêu cầu người tham gia phải đặt cọc tiền mua hàng và sau đó nhận lại khoản tiền gốc kèm theo 20% hoa hồng. Các mức cụ thể là: 35.000 nhận lại 42.000 đồng; 230.000 đồng nhận lại 276.000 đồng. Mức cọc lớn nhất là 79 triệu đồng tương ứng một chiếc xe máy SH sẽ nhận lại 94,8 triệu đồng.

Để thực hiện “nhiệm vụ Tiki”, chị Quỳnh Anh phải “tạo ví Tiki” sau đó mới rút rút được tiền. Làm nhiệm vụ đầu tiên, chị Quỳnh Anh nhận được 60.000 đồng. Sau đó, đối tượng yêu cầu chị chuyển vào tài khoản mở tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á với tên tài khoản Thạch Thị Tuyết Minh số tiền 230.000 đồng để làm nhiệm vụ tiếp theo.

Thấy bất ổn, chị Quỳnh Anh thắc mắc trước đó không phải ứng tiền tại sao đến nhiệm vụ này lại phải ứng thì người này trả lời: Sẽ nhận được hoa hồng sau khi thực hiện theo các bước chỉ dẫn.

Đối tượng giả mạo tiếp tục hướng dẫn chị Quỳnh Anh “tạo ví” để rút tiền. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Đối tượng giả mạo tiếp tục hướng dẫn chị Quỳnh Anh “tạo ví” để rút tiền. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

“Đơn vị bán lẻ Tiki Trading và Sàn Giao dịch cung cấp 10 triệu sản phẩm từ 26 ngành hàng phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc. Công ty phát triển và tồn tại nhờ sự tin tưởng của khách hàng; nếu không tin tưởng bạn có quyền không tham gia”.

Tuy nhiên, chị Quỳnh Anh đã dừng lại sau khi tìm hiểu thông tin về những chiêu lừa đảo tương tự.

Trước đó, cả hai đơn vị là Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh – HTV và website thương mại điện tử Việt Nam Tiki đều từng phát cảnh báo người dân về việc các đối tượng giả mạo 2 đơn vị này hòng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân.

Mới đây, Công an TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp, gây ra hậu quả lớn cho người dân.

Bộ Công an và Công an TP. Hồ Chí Minh thường xuyên cung cấp thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tin nhắn SMS để cảnh báo những phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Giả danh cán bộ sở, lừa đảo tiền mua nhà xã hội của người khó khăn

Văn Trực |

Đà Nẵng - Giả danh Phó phòng thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có khả năng xin được sổ trợ cấp hộ nghèo và giúp mua nhà ở xã hội, Bình đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người.

Cảnh giác lừa đảo bằng ảnh chụp chuyển khoản ngân hàng

Mạnh Cường |

Công nghệ số hóa 4.0 ngày càng phát triển giúp cho việc thanh toán các mặt hàng bằng tài khoản ngân hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các kẻ gian lợi dụng lừa đảo trục lợi.

Công an Hà Tĩnh cảnh báo chiêu lừa đảo đặt tiệc nhà hàng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngày 16.5, Công an tỉnh Hà Tĩnh đưa ra khuyến cáo, các chủ nhà hàng kinh doanh ăn uống cần cảnh giác với chiêu trò lừa đảo đặt tiệc kèm nhu cầu dùng rượu ngoại khan hiếm.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Giả danh cán bộ sở, lừa đảo tiền mua nhà xã hội của người khó khăn

Văn Trực |

Đà Nẵng - Giả danh Phó phòng thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có khả năng xin được sổ trợ cấp hộ nghèo và giúp mua nhà ở xã hội, Bình đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người.

Cảnh giác lừa đảo bằng ảnh chụp chuyển khoản ngân hàng

Mạnh Cường |

Công nghệ số hóa 4.0 ngày càng phát triển giúp cho việc thanh toán các mặt hàng bằng tài khoản ngân hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các kẻ gian lợi dụng lừa đảo trục lợi.

Công an Hà Tĩnh cảnh báo chiêu lừa đảo đặt tiệc nhà hàng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngày 16.5, Công an tỉnh Hà Tĩnh đưa ra khuyến cáo, các chủ nhà hàng kinh doanh ăn uống cần cảnh giác với chiêu trò lừa đảo đặt tiệc kèm nhu cầu dùng rượu ngoại khan hiếm.