Cần “phao cứu sinh” cho giáo viên, học sinh khi… xã lên nông thôn mới

THANH TUẤN |

Kon Tum – Trước việc giáo viên đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc, học sinh nguy cơ bỏ học khi xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét điều chỉnh lại chính sách phù hợp để vừa thoát nghèo, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân miền núi.

Theo ông Đinh Quốc Tuấn – Trưởng Ban dân tộc tỉnh Kon Tum, trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả nhất định trong việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc và xây dựng nông thôn mới. Năm 2021, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 8 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, việc triển khai các chế độ, chính sách an sinh xã hội (giáo dục, y tế...) khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn.

Các xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn), khu vực II (xã còn khó khăn) nếu đã đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I (xã bước đầu phát triển). Như vậy, các xã khu vực I sẽ không còn được thụ hưởng các ưu đãi về chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm, vay vốn tín dụng, giáo dục…

Thực tế, khi xã lên nông thôn mới nhưng vẫn còn các thôn trong xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Nếu người dân, học sinh và cán bộ, viên chức công tác tại các thôn này sẽ không còn được thụ hưởng các chế độ, chính sách an sinh xã hội thì sẽ dẫn đến bất cập, không công bằng.

Ban dân tộc tỉnh Kon Tum đề nghị Ủy ban dân tộc xem xét, sớm có hướng dẫn đối với việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Như Báo Lao Động phản ánh, khi các xã như Pờ Ê, Măng Cành, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, hơn 1.000 em học sinh bị ngắt chế độ bán trú, nhiều giáo viên đồng loạt viết đơn xin nghỉ dạy. Nguyên nhân là do các trợ cấp, chế độ sinh hoạt, hỗ trợ gạo… của Nhà nước bị "ngắt".

Đời sống người dân miền núi còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng. Ngành giáo dục Kon Tum đã động viên thầy cô giáo bám trường lớp để truyền chữ cho các em học sinh, vận động các mạnh thường quân hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm cần thiết.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tổng hợp các khó khăn của giáo viên miền núi để kiến nghị ra Trung ương, để cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách cho phù hợp, có cơ chế đặc thù để hỗ trợ nâng cao đời sống người giáo viên “cắm bản”.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Thất học sẽ tái nghèo - đó không phải là mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Thanh Hải |

Kon Tum - Trong số 12 giáo viên các điểm trường miền núi của huyện Kon Plông gửi đơn xin nghỉ việc, hiện đã có 10 người được giải quyết trong vòng 1 năm nay. Dù nghỉ với lý do gì thì cũng ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Xót xa tâm sự của nữ giáo viên xin thôi việc khi xã lên Nông thôn mới

THANH TUẤN |

Kon Tum – Với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên đã làm đơn xin thôi dạy học ở miền núi sau nhiều năm trời gắn bó công tác. Khi được nghỉ việc, vì một lý do nào đó, các thầy cô vẫn khó nói lên nỗi lòng của mình, e sợ khó tìm được công việc mới.

Xã lên Nông thôn mới, nhiều giáo viên viết đơn xin thôi việc

THANH TUẤN |

Kon Tum – Từ năm 2020 đến nay, nhiều giáo viên vùng cao ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã viết đơn xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính là do bị ngắt chế độ trợ cấp khi… xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Thất học sẽ tái nghèo - đó không phải là mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Thanh Hải |

Kon Tum - Trong số 12 giáo viên các điểm trường miền núi của huyện Kon Plông gửi đơn xin nghỉ việc, hiện đã có 10 người được giải quyết trong vòng 1 năm nay. Dù nghỉ với lý do gì thì cũng ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Xót xa tâm sự của nữ giáo viên xin thôi việc khi xã lên Nông thôn mới

THANH TUẤN |

Kon Tum – Với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên đã làm đơn xin thôi dạy học ở miền núi sau nhiều năm trời gắn bó công tác. Khi được nghỉ việc, vì một lý do nào đó, các thầy cô vẫn khó nói lên nỗi lòng của mình, e sợ khó tìm được công việc mới.

Xã lên Nông thôn mới, nhiều giáo viên viết đơn xin thôi việc

THANH TUẤN |

Kon Tum – Từ năm 2020 đến nay, nhiều giáo viên vùng cao ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã viết đơn xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính là do bị ngắt chế độ trợ cấp khi… xã đạt chuẩn Nông thôn mới.