Cần khẩn trương xóa bỏ các rào cản trong Luật đầu tư công

Bình Minh |

Trong thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, quy định lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020) ở các cấp quốc gia, bộ, ngành trung ương và địa phương được coi là cải cách lớn nhất. Theo các chuyên gia, quy định này sẽ khắc phục tồn tại của việc tách biệt trong quản lý chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, vốn có xu hướng đầu tư công quá mức và dàn trải, thực hiện đầu tư công không gắn kết với khả năng ngân sách; từng bước khắc phục tình trạng chuẩn bị đầu tư sơ sài, kém chất lượng. Tuy nhiên, kiểu “cắt dán” các điều kiện từ thông tư lên nghị định đang khiến doanh nghiệp không còn quá mong chờ vào ngày 1/7/2016 - thời điểm hang loạt thông tư, nghị định sẽ hết hiệu lực.

Nhiều bất cập

Hiện nay các Bộ ngành, địa phương đã và đang thực hiện luật đầu tư công, qua quá trình thực hiện đã có nhiều vướng mắc dẫn đến nhiều hệ lụy, thủ tục hành chính rườm rà, thậm chí có ý kiến cho rằng những bất cập này đã tự đẩy lùi đất nước vào những năm 80 và tạo kẽ hở cho nhóm lợi ích tham nhũng nhiều nghìn tỷ.

Luật đầu tư công ban đầu nghe có vẻ minh bạch nhưng trong quá trình triển khai đã bộc lộ nhiều bất cập và phát sinh khá nhiều lỗ hổng. Theo quy định thì tỉnh trình danh mục, Bộ thẩm định vốn nhưng nhiều địa phương phàn nàn rằng dự án nào của các địa phương đều có người của Bộ giới thiệu mới được vào danh mục. Chủ trương của Đảng và Chính phủ muốn tập trung đầu tư trung hạn 5 năm để công trình được đầu tư tập trung có hiệu quả, không dàn trải tránh dẫn đến thất thoát lãng phí nhưng thực tế đã không thực hiện đúng chủ trương đó (cụ thể như NĐ 57).

Nhiều dự án đã thẩm định vốn không được bố trí vốn. Các dự án nhóm A không phân quyền thẩm định cho các địa phương mà tập trung hết thẩm quyền về Bộ Kế hoạch Đầu tư, gây khó khăn cho địa phương, nhất là các tỉnh Tây nam bộ phải tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc để đi lại. Thậm chí có dự án nhóm A, 2 năm trời Bộ không thẩm định xong.

“Đã bố trí mức đầu tư rồi nhưng lại phải thẩm định vốn điểm này đang bị đánh giá đi ngược lại chủ trương cải cách hành chính, tạo kẽ hở cho tham ô tham nhũng. Bên cạnh đó, mỗi tỉnh hàng trăm dự án đều phải xếp hàng chờ thông qua hội đồng nhân dân nên mất nhiều thời gian. Luật đầu tư công bên cạnh việc tăng thêm thẩm quyền cho các địa phương thì cũng cần rút ngắn các quy trình sao cho khoa học, tránh nhũng nhiễu địa phương và doanh nghiệp. Đây cũng là hình thức chống lãng phí! ”- một doanh nghiệp bức xúc. “Tôi vẫn nhìn thấy công chức không tin doanh nghiệp, vẫn ấn tượng trong đầu là doanh nghiệp có thể làm tất cả vì lợi nhuận. Nếu vẫn nghĩ thế thì sẽ không thể có những văn bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh được”, ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng VCCI nói.

Phải thay đổi

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cần phải bảo đảm thực thi nghiêm kỷ luật tài khóa và quản lý đầu tư công. Nâng cao hiệu quả thẩm định và điều phối dự án đầu tư công là một yêu cầu cần thiết đến năm 2020. Với thực tế này, trong thời gian tới rất khó có thể tạo ra sự đột phá về tư duy, về cách làm liên quan đến quản lý đầu tư công nói chung và tái cơ cấu đầu tư công nói riêng”.

Còn theo ý kiến nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thì  "Đây là phần việc phức tạp. Nếu không nghiên cứu và hiểu sâu, hiểu cặn kẽ, việc thực thi Luật Đầu tư công, nhất là những quy định mới để trả lại trật tự và tính kỷ luật trong hoạt động đầu tư công, sẽ rất khó. Đặc biệt là những thay đổi rất lớn trong tư duy về quản lý và xây dựng kế hoạch đầu tư công, từ việc lập, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án công; việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sang việc chuyển từ kế hoạch đầu tư công ngắn hạn hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm”.

Đủng đỉnh trong việc rà soát để rồi “vắt chân lên cổ” khi thời hạn 1.7 sắp tới, cùng với việc xây dựng kiểu rút gọn, không lấy ý kiến, không công khai trên website, theo ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI thì chất lượng văn bản của các thông tư, nghị định nâng lên thành Luật hiện nay là rất đáng quan ngại. 

Bất cập đã rõ, ý kiến của các chuyên gia cũng đã chỉ ra nhiều tồn tại nhưng các địa phương vẫn chưa thấy khả quan trong giai đoạn tiếp theo bởi khi xây dựng các quy định về đầu tư công hiện nay, địa phương là đơn vị nắm thực tế các tình hình nhưng lại không được lấy ý kiến.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI), do thời hạn gấp nên nhiều nghị định được xây dựng mà không đăng dự thảo trên mạng, không gửi lấy ý kiến doanh nghiệp, không tổ chức hội thảo, không đánh giá tác động, không tổng kết thi hành, không kiểm soát thủ tục hành chính, không bản thuyết minh, không bản giải trình, tiếp thu ý kiến. Tính đến 31.5, trong tổng số 49 nghị định thì chỉ có 38 nghị định đã trình Chính phủ, còn 11 nghị định chưa trình. Trong số đó, chỉ có 24 nghị định lấy ý kiến VCCI. Còn cơ quan thẩm định là Bộ Tư pháp thì thẩm định 44 nghị định chỉ trong 1 tuần. Ông Nguyễn Am Hiểu, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), băn khoăn: Có nên luật hóa hay nghị định hóa các thông tư hay không khi mà dự thảo có quá nhiều vấn đề?

Luật thì nhiều điều khoản chồng chéo, thực tế cũng chéo chồng nhiều vấn đề bất cập dẫn đến doanh nghiệp cũng khốn khổ lao đao. Nhiều doanh nghiệp kiến nghị lên Chính phủ phản ánh mỗi năm tiếp hàng chục đoàn thanh tra. Có doanh nghiệp một tháng tiếp năm đoàn thanh tra. Làm doanh nghiệp, địa phương không có thời gian chỉ đạo sản xuất. Các địa phương cũng kiến nghị trong quy định mới cần đưa ra cơ chế phối hợp giữa thanh tra và kiểm toán để tránh làm phiền địa phương, doanh nghiệp

Luật đầu tư công đã đến lúc phải thay đổi toàn diện, thay vì nâng cấp từ thông tư, nghị định lên thành Luật một cách gấp gáp không kịp lấy ý kiến địa phương và các bộ ngành liên quan như hiện nay. Cải cách hành chính cần phải thay đổi từ Luật mới giải quyết được vấn đề. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người luôn tiên phong trong việc xây dựng hành lang pháp lý minh bạch, thông thoáng, các Bộ trưởng nhiệm kỳ mới cũng được đánh giá là những nhà lãnh đạo có tâm và có tầm nên dư luận hoàn toàn có quyền kỳ vọng vào sự đổi mới của hành lang pháp lý, tạo điều kiện thông thoáng cho địa phương và doanh nghiệp phát triển.

Bình Minh
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.