Cần dừng ngay việc tuyển sinh đại học bằng xét điểm học bạ

QUANG ĐẠI |

Việc tuyển sinh đại học dựa trên điểm học bạ là “vô lý”, là cách tuyển sinh “tồi tệ nhất, sinh ra tiêu cực nhất, hiện tượng "cấy điểm" của các thầy cô để nâng đỡ học sinh sẽ tăng lên rất nhiều”.

Nội dung nói trên là trao đổi của tiến sĩ Toán học Lê Thống Nhất với thính giả Đài VOV trong một chương trình gần đây. Qua trao đổi, nhiều giáo viên THPT đồng tình cao với nhận định của tiến sĩ Lê Thống Nhất, bởi vì họ đã chứng kiến hành vi xin điểm, cấy điểm ngay trong trường mình, sau khi có quy định tuyển sinh đại học căn cứ trên điểm học bạ.

Cách đây khoảng chục năm, Bộ GDĐT ban hành quy định tuyển thẳng vào đại học các học sinh xếp học lực loại giỏi 3 năm THPT và đạt điểm giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp. Ngay lập tức, phong trào xin điểm, cấy điểm rộ lên, tiêu cực phát sinh quá nhiều, nên quy định nói trên phải bãi bỏ sau khi ban hành không lâu.

Ai cũng biết là điểm số của học sinh “trong tay” các thầy cô và ban giám hiệu các trường, nên quy định dựa vào điểm tổng kết trong học bạ làm căn cứ tuyển sinh đại học sẽ kích hoạt “đại dịch” chạy điểm, làm đẹp hồ sơ trên phạm vi toàn quốc.

Nào là con cháu lãnh đạo, ban giám hiệu, giáo viên, bạn bè, anh em, doanh nghiệp…đủ các mối quan hệ bủa vây và tạo sức ép khiến giáo viên không thể không nâng điểm, cấy điểm.

Việc nâng điểm này tạo ra sự thỏa mãn cho nhiều đối tượng. Học sinh được nâng điểm, làm đẹp hồ sơ để vào đại học, cơ sở giáo dục, địa phương có thành tích, giáo viên được cảm ơn.

Tuy nhiên, hệ lụy của việc chạy điểm, nâng điểm, cấy điểm vô cùng nghiêm trọng. Nó làm cho nền tảng giáo dục ngày càng lung lay, gian dối và bất công trỗi dậy. Sẽ có những thế hệ học sinh vào đại học bằng các thủ đoạn thiếu trung thực, đương nhiên khó hi vọng các em sẽ trở thành người chính trực sau khi ra trường.

Con nhà nghèo, vùng sâu vùng xa, bố mẹ không có điều kiện, không có quan hệ đành ngậm ngùi chịu thiệt thòi. Niềm tin của học sinh, phụ huynh, người dân và xã hội vào ngành giáo dục sẽ bị lung lay.

Một thực tế đã chứng minh là ngay sau khi quy định điểm học bạ làm căn cứ xét tuyển đại học có hiệu lực, kết quả thi tốt nghiệp năm 2021 đã thể hiện dấu hiệu bất thường.

Theo kết quả đối sánh mà Bộ GDĐT vừa công bố, có thể thấy các tỉnh đều có sự chênh lệch theo hướng điểm học bạ cao hơn điểm thi thực tế, ở hầu hết các môn.

Hà Nội là địa phương có điểm chênh lệch lớn ở môn Sinh học (chênh 3,184 điểm - trung bình điểm thi là 5,033; trong khi trung bình điểm học bạ lên tới 8,217).

Việc nâng điểm, cấy điểm trong các trường phổ thông không thể ngăn chặn và xử được, chỉ có cách duy nhất là bãi bỏ quy định xét tuyển đại học dựa vào học bạ. Nếu để chậm trễ, hệ lụy sẽ vô cùng nghiêm trọng!

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Tìm cách "gỡ rối" tuyển sinh ngành khoa học đặc thù

Tường Vân |

Trong mùa tuyển sinh năm nay, các ngành khoa học đặc thù không thu hút được thí sinh khiến chất lượng đầu vào giảm sút nghiêm trọng.

Điểm chuẩn tăng "phi mã", cần đổi mới tuyển sinh để tạo sự công bằng

Tường Vân |

Chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này... là đề xuất của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) sau hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Nhiều địa phương có chênh lệch lớn giữa điểm học bạ và điểm thi THPT

Đặng Chung |

Phân tích kết quả đối sánh điểm học bạ lớp 12 và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của các tỉnh/thành cho thấy, hầu hết các địa phương đều có độ "vênh" giữa 2 điểm này. Ở nhiều môn có điểm chênh lệch lớn hơn 1 điểm.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Tìm cách "gỡ rối" tuyển sinh ngành khoa học đặc thù

Tường Vân |

Trong mùa tuyển sinh năm nay, các ngành khoa học đặc thù không thu hút được thí sinh khiến chất lượng đầu vào giảm sút nghiêm trọng.

Điểm chuẩn tăng "phi mã", cần đổi mới tuyển sinh để tạo sự công bằng

Tường Vân |

Chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này... là đề xuất của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) sau hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Nhiều địa phương có chênh lệch lớn giữa điểm học bạ và điểm thi THPT

Đặng Chung |

Phân tích kết quả đối sánh điểm học bạ lớp 12 và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của các tỉnh/thành cho thấy, hầu hết các địa phương đều có độ "vênh" giữa 2 điểm này. Ở nhiều môn có điểm chênh lệch lớn hơn 1 điểm.