Cần đảm bảo quyền lợi của thực tập sinh

VIỆT LÂM |

Ông Nguyễn Xuân Thành (thương binh 4/4, xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) phản ánh tới Báo Lao Động việc con ông là anh Nguyễn Văn Hoàn (SN 1991) có ký hợp đồng với Cty TNHH Hợp tác Lao động và Thương mại Thái Bình (Thabilabco) đi làm thực tập sinh tại Nhật Bản với thời gian 3 năm. Tuy nhiên, sang Nhật chưa được 1 năm, anh Hoàn bị “ép” phải về nước, với lý do không hoàn thành công việc được giao, tâm lý bất ổn… Bức xúc, ông Thành đã đề nghị Báo Lao Động xác minh sự việc.

Bỗng dưng… bị nghỉ việc

Ngày 9.4.2018, anh Nguyễn Văn Hoàn ký hợp đồng thực tập sinh kỹ năng tại Nhật với Công ty Thabilabco (259, Lý Bôn, phường Tiền Phong, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) mà người đại diện là ông Nguyễn Quang Thoại, chức vụ Tổng Giám đốc. Thời hạn làm việc của hợp đồng là 3 năm, nghề nghiệp là lắp ráp linh kiện điện tử. Sau đó, anh Hoàn tham dự xét tuyển và trúng tuyển đơn hàng lắp ráp thiết bị điện tử. Anh trở thành thực tập sinh (TTS) của Cty Kabushikigaisha Taiyo Denshi (Xí nghiệp, thuộc sự quản lý của Nghiệp đoàn Universal Kabushikigaisha Taiyo Denshi). Ngày 22.8.2018, Hoàn đã xuất cảnh cùng 12 TTS khác, nhập cảnh vào Nhật Bản ngày 23.8.2018 và chính thức trở thành TTS của Xí nghiệp tiếp nhận.

Một thời gian sau, ông Thành nhận được thông tin từ Cty Thabilabco là anh Hoàn bị tự kỷ, trầm cảm, hoang tưởng. Đồng thời, phía Cty khuyên gia đình động viên anh Hoàn viết đơn xin về nước vì lý do sức khoẻ. Nhận được thông tin “sốc”, gia đình ông Thành liên lạc với anh Hoàn thì được biết sức khoẻ của anh bình thường. Sau đó, ngày 13.2.2019, đại diện Cty Thabilabco và Xí nghiệp có đưa anh Hoàn đi khám bệnh và kiểm tra tâm lý ở bệnh viện của tỉnh Fukui. Bệnh viện kết luận, sức khoẻ của TTS hoàn toàn bình thường.

“Sau khi Hoàn có kết quả khám sức khoẻ, nhưng Xí nghiệp không bố trí công việc. Ngày 16.2, Hoàn được đưa đi kiểm tra tay nghề và không đạt. Ngày 25.2, gia đình đã làm việc với Cty Thabilabco và không chấp nhận những lý do phía Cty đưa ra nhằm mục đích ép con tôi về nước. Sau đó, ngày 6.3, Xí nghiệp ở Nhật có xếp việc cho Hoàn đi làm trở lại. Đến ngày 11.3, phía Cty cho rằng con tôi vi phạm 2 lỗi bị lập biên bản và Xí nghiệp cho nghỉ việc không lương… Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, phía Xí nghiệp liên tục đưa ra những động thái tiêu cực với con tôi, viện ra nhiều lý do không chính đáng để buộc con tôi về nước” - ông Thành ấm ức cho biết.

Ngày 19.3, ông Thành được Cty Thabilabco mời lên Hà Nội làm việc. Tại buổi làm việc, đại diện Cty thông báo Xí nghiệp bên Nhật Bản không tiếp nhận anh Hoàn nữa và phía Nghiệp đoàn từ chối giới thiệu anh sang một xí nghiệp khác. Sau đó, đại diện Cty đưa ra phương án: Anh Hoàn về nước, Cty sẽ hỗ trợ đền bù 2.500USD và tiền vé máy bay. Tuy nhiên, gia đình không đồng ý, đề nghị phía Cty có biện pháp can thiệp để anh Hoàn tiếp tục ở lại Nhật Bản làm việc vì chi phí của gia đình bỏ ra lớn - hơn 183 triệu đồng.

Thực tập sinh đi khám không phát hiện ra bệnh tâm lý

Ngày 23.9, ông Vũ Văn Toại - Phó Giám đốc Chi nhánh Cty Thabilabco tại Hà Nội - cho hay: “Trong đợt xét tuyển TTS, phía Xí nghiệp đã trực tiếp sang Việt Nam để xét tuyển và Hoàn cùng 12 TTS khác trúng tuyển. Tuy nhiên khi sang Nhật, Hoàn bộc lộ một số vấn đề về tâm lý khiến việc thực tập kỹ năng gặp khó khăn. Để hỗ trợ TTS, phía Cty đã đề nghị Xí nghiệp bố trí 5 công việc khác nhau để Hoàn giảm áp lực, hoà nhập, hoàn thành công việc nhưng TTS luôn cho rằng bản thân mình làm đúng, tự làm. Điều này dẫn đến việc các sản phẩm bị lỗi, hỏng hóc, ảnh hưởng đến các đồng nghiệp và quy trình làm việc và đây là nguyên nhân chủ yếu.

Ngoài ra, tháng 2.2019, TTS có một số biểu hiện không bình thường như đi lang thang một mình, tự dưng mất tích khiến mọi người phải đi tìm, lúc khóc, lúc cười, nói là có ma… Xí nghiệp lo lắng cho sức khoẻ của Hoàn và đưa đi khám, tuy nhiên chưa phát hiện bệnh lý dẫn đến biểu hiện bất thường. Lo ngại sự việc đáng tiếc có thể xảy ra, Xí nghiệp đã cho Hoàn tạm ngừng việc và khuyên TTS về Việt Nam điều trị, ổn định tâm lý, sau đó tiếp tục sang Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên Hoàn không đồng ý. Ngày 19.3, Cty đã thông báo với gia đình nhiều khả năng Hoàn sẽ phải về nước và đề xuất mức hỗ trợ, nhưng phía gia đình TTS không đồng ý và mong muốn được Thabilabco hỗ trợ ở mức cao hơn”.

PV đặt câu hỏi: Theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, TTS đi Nhật Bản chỉ phải nộp cho Cty không quá 3.500USD. Trong khi đó, người nhà TTS cho biết, họ đã phải nộp vào Cty hơn 183 triệu đồng, việc này phía Cty giải thích như thế nào? Ông Toại nói rằng, trên thực tế, phía TTS Hoàn có nộp vào Cty 79.800.000 (tương đương 3.500USD) tiền bảo lãnh của gia đình để đảm bảo thực hiện hợp đồng - có bản cam kết tự nguyện. Ngoài ra để được đi Nhật, Hoàn phải chi trả các khoản tiền như: Bổ sung kiến thức là 5.900.000 đồng; ăn 6 tháng: 6.000.000 đồng; ở ký túc xá: 7.100.000 đồng; hoàn tất thủ tục xuất cảnh: 2.355.000 đồng; thu phí phái cử: 2.000.000 đồng. Tất cả các khoản này đều có phiếu thu. Do đó, khoản chênh lệch hơn 80 triệu đồng mà gia đình bảo nộp vào Cty là không có, bởi nếu gia đình đã nộp vào Cty thì phải có phiếu thu.

Ông Toại cho biết, hiện nay Cty tiếp tục kết hợp với Nghiệp đoàn Universal Kabushikigaisha Taiyo Denshi để tìm Xí nghiệp mới cùng ngành nghề theo hợp đồng đã ký với TTS và giải quyết những vấn đề phát sinh có thể xảy ra. Trường hợp TTS phải về nước vì không có Xí nghiệp nào tiếp nhận thì phía Cty, Nghiệp đoàn, Xí nghiệp sẽ tiến hành các biện pháp hỗ trợ theo quy định của 2 nước đối với việc về nước trước thời hạn của TTS.

Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin diễn biến của vụ việc trong những số báo tiếp theo.

Chiều 23.9, qua điện thoại, ông Thành nói rằng, ngày 6.8.2018, anh Hoàn đã nộp vào Công ty Thabilabco hơn 80 triệu đồng phí xuất cảnh, tuy nhiên phía Cty không đưa lại phiếu thu. Do nóng lòng muốn có có công việc ổn định nên gia đình cũng chủ quan không yêu cầu quyết liệt. Hiện nay, bản thân ông là thương binh, vẫn còn mảnh đạn trong người… hằng tháng phải điều trị bệnh tim nên gia đình rất khó khăn. Kính mong Báo Lao Động và các cơ quan chức năng làm rõ sự việc để đảm bảo danh dự, quyền lợi cho anh Hoàn và gia đình ông.

VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Điểm mặt những công ty xuất khẩu lao động bị rút giấy phép

Anh Thư |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa quyết định thu hồi giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với công ty Quốc tế Nhật Minh và công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp II.

Yêu cầu công ty xuất khẩu lao động giải trình

TRẦN TUẤN |

Ngày 21.8, tin từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, vừa có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Quốc tế Kaizen (số 18 đường Nguyễn Thị Định, TP.Vinh, Nghệ An) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam (ngõ 149, phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) phải báo cáo giải trình liên quan đến việc tổ chức đưa lao động Nguyễn Thị Phương (SN 1990, trú xã Phúc Đồng, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đi Ả-rập Xê-út không thực hiện theo cam kết.

Vì sao 40 quận, huyện bị tạm dừng xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2019?

TRẦN KIỀU |

Liên quan đến 40 quận, huyện bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2019, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã lên tiếng.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Điểm mặt những công ty xuất khẩu lao động bị rút giấy phép

Anh Thư |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa quyết định thu hồi giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với công ty Quốc tế Nhật Minh và công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp II.

Yêu cầu công ty xuất khẩu lao động giải trình

TRẦN TUẤN |

Ngày 21.8, tin từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, vừa có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Quốc tế Kaizen (số 18 đường Nguyễn Thị Định, TP.Vinh, Nghệ An) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam (ngõ 149, phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) phải báo cáo giải trình liên quan đến việc tổ chức đưa lao động Nguyễn Thị Phương (SN 1990, trú xã Phúc Đồng, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đi Ả-rập Xê-út không thực hiện theo cam kết.

Vì sao 40 quận, huyện bị tạm dừng xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2019?

TRẦN KIỀU |

Liên quan đến 40 quận, huyện bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2019, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã lên tiếng.