Cần có chính sách cho lực lượng bảo vệ để giữ rừng biên giới ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ cần sớm có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn. Thiếu nhân lực, lâm tặc manh động khiến rừng tự nhiên khu vực biên giới thường bị xâm hại trên diện tích lớn.

Ngày 23.2, Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai tiếp tục phối hợp với cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện khẩn trương xác minh, làm rõ các đối tượng trong vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra vào đêm 30 Tết Nguyên đán 2024. Hiện trường vụ phá rừng xảy ra tại Tiểu khu 1003 thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơr quản lý.

Rừng khu vực biên giới bị xâm hại với nhiều thủ đoạn khoan đổ thuốc sâu, cưa hạ, trét đất sét...để cây chết dần. Ảnh: Thanh Tuấn
Rừng khu vực biên giới bị xâm hại với nhiều thủ đoạn khoan đổ thuốc sâu, cưa hạ, trét đất sét... để cây chết dần. Ảnh: Thanh Tuấn

Theo ông Nguyễn Trung Văn - Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơr, lực lượng trực ngày Tết tại đơn vị có khoảng 10 người, nhưng nhóm đối tượng hơn 30 người mang theo cưa xăng, xe công nông và phương tiện khác vào rừng đốn hạ cây.

Lực lượng mỏng, khi phát hiện thì nhóm lâm tặc không tuân theo yêu cầu của lực lượng chức năng, chúng ngang nhiên chửi bới, hất gỗ xuống xe để tẩu tán khỏi hiện trường.

Hiện, lực lượng của Ban còn thiếu chỉ tiêu biên chế, trong khi nhận thức của người dân vẫn còn lấy gỗ làm nhà, buôn bán, nên việc bảo vệ rừng thời gian qua còn nhiều phức tạp.

Gỗ tang vật từ rừng Ia Mơr được vận chuyển về Ban quản lý rừng phòng hộ. Ảnh: Thanh Tuấn
Gỗ tang vật từ rừng Ia Mơr được vận chuyển về Ban quản lý rừng phòng hộ. Ảnh: Thanh Tuấn

Từ ngày 10.12.2022 đến 8.12.2023, lực lượng chức năng huyện Chư Prông đã phát hiện và bắt giữ, lập biên bản 22 vụ vi phạm pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp. Năm 2023, Hạt Kiểm lâm huyện đã xử lý 15 vụ vi phạm (năm 2022 chuyển sang xử lý 10 vụ). Trong đó có 19 vụ đang trong quá trình điều tra, xác minh.

Số vụ vi phạm ngày càng gia tăng, lâm tặc ngày càng liều lĩnh, manh động trong khi lượng lượng chủ chốt bảo vệ rừng tại gốc mỏng, thiếu, công cụ hỗ trợ bị hạn chế.

Xót xa với vạt rừng bị phá trắng. Ảnh: Thanh Tuấn
Xót xa với vạt rừng bị phá trắng. Ảnh: Thanh Tuấn

Quy định về Ban quản lý rừng phòng hộ xác định 700ha rừng thì có một biên chế nhưng hiện nay chưa thực hiện được. Nhiều bảo vệ hợp đồng có nhiệm vụ bảo vệ, giữ hàng trăm ha rừng tự nhiên.

Tỉnh Gia Lai có 21 Ban quản lý rừng phòng hộ và 1 ban quản lý rừng đặc dụng với gần 500 cán bộ, viên chức. Trong đó, lực lượng chuyên trách khoảng 410 người làm công tác quản lý bảo vệ rừng lại biến động liên tục, nhiều người bỏ việc vì chế độ chính sách không có, thu nhập quá thấp.

Tại xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, với 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng do UBND xã quản lý. Anh Trần Quốc Châu - nhân viên bảo vệ rừng Ia Mơr cho biết, tuy là bảo vệ rừng nhưng các nhân viên không có chuyên môn nghiệp vụ khi trấn áp lâm tặc vào xâm hại rừng. Họ không có công cụ hỗ trợ, trang bị để bảo vệ bản thân khi chẳng may bị lâm tặc chống trả bằng dao, rựa, cưa xăng...

Cây gỗ tự nhiên bị cưa hạ nằm la lạt tại các vị trí trong Tiểu khu 1003. Ảnh: Thanh Tuấn
Cây gỗ tự nhiên bị cưa hạ nằm la liệt tại các vị trí trong Tiểu khu 1003. Ảnh: Thanh Tuấn

Cán bộ kiểm lâm trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ bị thương được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, bị hy sinh được công nhận liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Tuy nhiên, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách không được hưởng chế độ này.

Hiện cũng chưa có quy định cụ thể về chế độ, chính sách đãi ngộ và chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên nghề và các chế độ ưu đãi khác cho lực lượng bảo vệ rừng như lực lượng kiểm lâm. Do đó chưa tạo được động lực động viên, khích lệ lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách yên tâm công tác, đấu tranh với lâm tặc.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân khiến phá rừng khu vực biên giới Ia Mơr ở Gia Lai diễn biến phức tạp

THANH TUẤN |

Diện tích rừng rộng lớn, địa hình phức tạp, các đối tượng khai thác gỗ manh động, liều lĩnh dễ dàng xâm nhập và tẩu tán hiện vật khỏi hiện trường. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, thiếu công cụ hỗ trợ, khiến rừng khu vực biên giới Ia Mơr thường bị xâm hại.

Vì sao rừng gần đại thủy nông Ia Mơ ở Gia Lai thường bị xâm hại?

THANH TUẤN |

Chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng thấp, mỗi bảo vệ rừng phải quản lý, giữ gìn hàng nghìn ha đất rừng, trong khi lâm tặc ngày càng manh động với nhiều thủ đoạn, khiến những cánh rừng biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mất dần.

Rừng gần khu vực đại thủy nông Ia Mơ bị chặt hạ trái phép

THANH TUẤN |

Nhiều diện tích đất rừng bị phá trắng gần khu vực hồ chứa nước thủy lợi Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh tìm thủ phạm.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Tết Đoan Ngọ, người dân Nha Trang canh đến 12h để đi tắm biển

Phương Linh |

Đã thành tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ, người dân TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại canh 12h trưa để đi tắm biển với mong muốn có được sức khỏe.

Từ kinh phí công đoàn, công đoàn cơ sở tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đoàn viên

ĐÌNH TRỌNG |

Công ty TNHH Chí Hùng là một trong những doanh nghiệp đông công nhân ở tỉnh Bình Dương với trên 7.000 lao động. Doanh nghiệp này luôn thực hiện việc đóng 2% kinh phí công đoàn đầy đủ, và 75% từ nguồn kinh phí này được dùng để chăm lo cho người lao động. Qua đó giúp công nhân ổn định cuộc sống, doanh nghiệp cũng ổn định nguồn lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất.

Nguyên nhân khiến phá rừng khu vực biên giới Ia Mơr ở Gia Lai diễn biến phức tạp

THANH TUẤN |

Diện tích rừng rộng lớn, địa hình phức tạp, các đối tượng khai thác gỗ manh động, liều lĩnh dễ dàng xâm nhập và tẩu tán hiện vật khỏi hiện trường. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, thiếu công cụ hỗ trợ, khiến rừng khu vực biên giới Ia Mơr thường bị xâm hại.

Vì sao rừng gần đại thủy nông Ia Mơ ở Gia Lai thường bị xâm hại?

THANH TUẤN |

Chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng thấp, mỗi bảo vệ rừng phải quản lý, giữ gìn hàng nghìn ha đất rừng, trong khi lâm tặc ngày càng manh động với nhiều thủ đoạn, khiến những cánh rừng biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mất dần.

Rừng gần khu vực đại thủy nông Ia Mơ bị chặt hạ trái phép

THANH TUẤN |

Nhiều diện tích đất rừng bị phá trắng gần khu vực hồ chứa nước thủy lợi Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh tìm thủ phạm.