Cần bảo vệ môi trường cho Di sản Chùa Cầu

Trọng Thanh |

Cảnh quan chung quanh Chùa Cầu nhếch nhác, nhất là nguồn nước thải đang từng ngày đe dọa, xâm hại chân Chùa Cầu, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cạnh dòng sông Hoài thơ mộng là vùng hạ lưu của con sông lớn Thu Bồn, lại có Chùa Cầu nằm trong quần thể Khu di tích phố cổ Hội An (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) là Di sản văn hóa thế giới. Chùa Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều, được xem là một trong những di tích độc đáo có giá trị lớn về kiến trúc, lịch sử, văn hóa… có một không hai của Quảng Nam và đất nước. Du khách đến tham quan, du lịch, nghiên cứu phố cổ mà không ghé thăm Chùa Cầu thì coi như chưa đến. Hình ảnh Chùa Cầu còn là ký ức, chứng tích của thời gian trên phố cổ rêu phong, là linh hồn, biểu tượng của Di sản văn hóa thế giới – Hội An…

Thế nhưng hiện nay cảnh quan chung quanh Chùa Cầu nhếch nhác, nhất là nguồn nước thải đang từng ngày đe dọa, xâm hại chân Chùa Cầu, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Từ phía sau chùa cũng bị nguồn nước thải đang ngày, đêm “tấn công” khu dân cư đông đúc. Hàng nghìn hộ dân, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh… nằm dọc theo các tuyến đường Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phan Châu Trinh, Trần Hưng Đạo… xả nước thải chưa qua xử lý xuống dòng kênh Chùa Cầu rồi chảy ra sông Hoài, khiến dòng nước ở đây đục ngầu, bốc mùi tanh hôi nồng nặc, phát tán ra khu vực phố cổ nhất là vào mùa nắng nóng. Vào thời điểm khô hạn, dòng sông hầu như không chảy, tình trạng ô nhiễm càng trở nên gay gắt hơn gây bức xúc cho người dân và du khách tham quan.

Dòng kênh Chùa Cầu đục ngầu, chảy ra sông Hoài bốc mùi gây ô nhiễm khu vực phố cổ Hội An . ảnh Trọng Thanh

Chúng tôi “mục sở thị” quanh phố cổ và dọc bờ sông Hoài thì được biết, nạn ô nhiễm môi trường xảy ra từ nhiều năm qua, là điều quan tâm và nhức nhối nhất hiện nay. Ông Lưu Văn Anh, nhà trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (cạnh Chùa Cầu) phản ánh: “Nước thải dưới dòng kênh Chùa Cầu lúc nào cũng bốc mùi hôi tanh gây cảnh nhếch nhác, phản cảm, khó chịu. Hằng ngày, lượng du khách về đây tham quan, vãn cảnh phố cổ rất đông, chẳng lẽ để tình trạng này tồn tại mãi sao. Về lâu dài, đề nghị chính quyền, cùng các ngành liên quan Hội An nên xây dựng Trạm xử lý nước thải cạnh Chùa Cầu, trước khi thải ra môi trường…”.

Chị Nguyễn Thị Hồng Thư, du khách đến từ TP Huế đi tham quan, du lịch, lưu trú phố cổ dài ngày thì chia sẻ: “Chùa Cầu là biểu tượng Di sản văn hóa thế giới – Hội An, mang vóc dáng kiến trúc cổ, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ ký ức hồn xưa phố cổ, cần phải trùng tu, bảo vệ, gìn giữ như báu vật. Song hiện nay Chùa Cầu bị nước thải xâm thực và nạn ô nhiễm môi trường hủy hoại…”.

Ngoài ra Chùa Cầu nằm ở vùng hạ lưu của con sông lớn, triều cường và dòng chảy mạnh, lại là vùng thấp, trũng cho nên vào mùa mưa lũ thường xuyên ngập, lụt kéo dài cũng là tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của chùa.

Trong những năm qua, chúng tôi nhiều lần về Hội An để tìm hiểu viết bài, dự các lễ hội thì được biết, chính quyền TP Hội An đã và đang chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng liên quan, ra sức nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm và cảnh quan nơi đây.

Nhiều giải pháp đã được triển khai, chính quyền sẽ cho giải tỏa các hộ dân hai bên kênh nước Chùa Cầu và ruộng rau muống, sau đó nạo vét lòng kênh, thiết kế thoát lũ kết hợp xử lý nước. Trạm bơm cấp nước kênh Chùa Cầu đã xây dựng cùng với việc xây dựng cảnh quan, điện chiếu sáng, cây xanh…tạo ra môi trường trong lành, thông thoáng và thân thiện. Hồ điều hòa đã xử lý nước thải bằng phương pháp lắng lọc tự nhiên tại hồ, trước khi chảy qua khu vực.

Địa điểm hồ điều hòa nằm tại ruộng rau muống phía thượng lưu Chùa Cầu, mái dốc được kè bằng tấm lợp bê-tông, nước từ kênh phía bắc đường Phan Châu Trinh sẽ chảy qua cống hộp vào hồ điều hòa. Sau khi lắng lọc tự nhiên tại hồ, dòng chảy theo cống hộp chảy vào kênh dưới Chùa Cầu, nước thải của khu dân cư xung quanh cũng được gom bằng các tuyến cống rãnh rồi dẫn vào hồ điều hòa. Ngoài ra, để tạo nguồn nước cấp lấy từ kênh đào sông Hoài, với sự tài trợ của Tổ chức JICA (Nhật Bản), đã xây dựng trạm bơm cấp nước đặt ngầm dưới tuyến đường ven theo kênh đào sông Hoài, khu vực đường bao Nguyễn Thị Minh Khai, nước được bơm lên theo tuyến ống chảy dọc theo hẻm, rồi vòng lên đường bê-tông trước làng nghề đến hồ điều hòa… Thế nhưng xem ra, hồ điều hòa chưa được phát huy hiệu quả, tình trạng ô nhiễm trên sông Hoài và Chùa Cầu không những được cải thiện, mà ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, bộc bạch: “Nạn ô nhiễm môi trường hiện nay trên sông Hoài và Chùa Cầu là mối quan tâm hàng đầu của Thành phố, trong những năm qua TP đã có nhiều biện pháp và những động thái tích cực để hạn chế tình trạng trên, song nạn ô nhiễm vẫn còn xảy ra là lý do khách quan. Trong thời gian tới, Tổ chức JICA sẽ nghiên cứu cho xây dựng một Trạm xử lý nước thải với quy mô lớn, thiết bị hiện đại, thì nạn ô nhiễm sẽ dần được cải thiện, khắc phục…”.

Vừa qua UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản và hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý Việt Nam và Nhật Bản đã tổ chức hội thảo quốc tế tại phố cổ Hội An, nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để trùng tu Chùa Cầu. Chủ trì hội thảo, ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kết luận: “Việc trùng tru Chùa Cầu cần phải sớm tiến hành, trên cơ sở giải quyết triệt để các vấn đề về kết cấu, để đảm bảo sự ổn định lâu dài của di tích. vào kế hoạch đầu tư trung hạn trong khoảng thời gian 2017 – 2020…”. Hiện nay, rõ ràng đi song song với việc trùng tu Chùa Cầu là mang tính cấp thiết, thì vấn đề bảo vệ môi trường cho Di sản độc đáo này, cũng phải quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Trọng Thanh
TIN LIÊN QUAN

Chùa Cầu Sụp đổ hay bị biến dạng trẻ lại: Ai chịu trách nhiệm?

Phước Bình (ghi) |

Chùa Cầu, Hội An (Quảng Nam), hiện đã xuống cấp, nhưng lại thiếu nghiên cứu, đánh giá cụ thể và khoa học vấn đề này. Đây là di tích rất đặc biệt, không thể nóng vội bằng cách hạ giải toàn bộ trùng tu dễ làm biến dạng .Sự xuống cấp, đe dọa sụp đổ di tích này lại không đợi chờ thời gian, nếu chậm chạp không nghiên cứu khảo sát, để có những phương án cục bộ khoa học, " cấp cứu" trước mắt cho điểm di tích này...

Chùa Cầu hơn 400 tuổi có nguy cơ... trẻ lại

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Sẽ “hạ giải toàn bộ kiến trúc gỗ của Chùa Cầu để trùng tu” - kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu diễn ra mới đây tại TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam. “Hạ giải toàn bộ” phần kiến trúc gỗ, điều đó có nghĩa dỡ hạ toàn bộ Chùa Cầu. Với một di tích độc bản và vô giá, đã trở thành biểu trưng của di sản văn hoá nhân loại Hội An, việc này cần ý thức trách nhiệm cao nhất trước lịch sử.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Chùa Cầu Sụp đổ hay bị biến dạng trẻ lại: Ai chịu trách nhiệm?

Phước Bình (ghi) |

Chùa Cầu, Hội An (Quảng Nam), hiện đã xuống cấp, nhưng lại thiếu nghiên cứu, đánh giá cụ thể và khoa học vấn đề này. Đây là di tích rất đặc biệt, không thể nóng vội bằng cách hạ giải toàn bộ trùng tu dễ làm biến dạng .Sự xuống cấp, đe dọa sụp đổ di tích này lại không đợi chờ thời gian, nếu chậm chạp không nghiên cứu khảo sát, để có những phương án cục bộ khoa học, " cấp cứu" trước mắt cho điểm di tích này...

Chùa Cầu hơn 400 tuổi có nguy cơ... trẻ lại

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Sẽ “hạ giải toàn bộ kiến trúc gỗ của Chùa Cầu để trùng tu” - kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu diễn ra mới đây tại TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam. “Hạ giải toàn bộ” phần kiến trúc gỗ, điều đó có nghĩa dỡ hạ toàn bộ Chùa Cầu. Với một di tích độc bản và vô giá, đã trở thành biểu trưng của di sản văn hoá nhân loại Hội An, việc này cần ý thức trách nhiệm cao nhất trước lịch sử.