Cam sành, dừa của nhiều hộ dân bị mua giá rẻ vì 5,6km đường xuống cấp

HOÀNG LỘC |

Đoạn đường dài hơn 5,6km ở ấp Vĩnh Khánh 2, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long xuống cấp nhiều năm nay, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, học sinh nơi đây. Tuy nhiên, việc sửa chữa tuyến đường này sẽ còn tiếp tục chờ khi lãnh đạo xã đề xuất điều chỉnh quy hoạch từ đường liên ấp thành đường liên xóm để xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Hơn 5km đường vá víu

Ngày 27.3, phóng viên Báo Lao Động có mặt tại tuyến đường ấp Vĩnh Khánh 2, xã Vĩnh Xuân đang xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, và học sinh nơi đây. Nhiều người dân cho hay, tuyến đường xuống cấp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, trong đó có nhắc đến các vụ tai nạn giao thông trên tuyến đường này.

 
Tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng từ nhiều năm nay. Ảnh: Hoàng Lộc

Ông Bùi Văn Khương ở ấp Vĩnh Khánh 2 cho biết, tuyến đường xuống cấp, khó đi lại dẫn đến nhiều thương lái mua nông sản với giá thấp, vì lý do khó di chuyển.

“Như hôm trước, người ta bán một chục dừa 30 ngàn đồng, còn thương lái mua của tôi là 20 ngàn đồng/chục”, ông Khương nói.

Ông Khương cho biết thêm, không chỉ ảnh hưởng đến việc kinh doanh mà việc đi lại của người dân cũng ảnh hưởng rất nhiều. Nhất là vào mùa mưa, đường sình lầy khiến người điều khiển xe té lên, té xuống do phải tránh né nhiều ổ gà.

Ông Phạm Công Khanh, một nông dân trồng cam sành tại ấp Vĩnh Khánh 2 bức xúc: “Việc đi lại khó là một chuyện còn việc mua bán cam sành khi tới ngày thu hoạch càng khó. Thương lái mua rẻ hơn từ 2 đến 3 ngàn mỗi ký. Thậm chí, có khi họ bắt mình chở ra lộ lớn mới mua”.

“Mùa mưa của 4 năm trước, tôi chạy xe trên đoạn đường này trượt ngã và bị xe đè gãy chân”, bà Bạch Hoa tiếp lời nói.

Theo bà Bạch Hoa, không chỉ người lớn mà các em học sinh đi học lỡ té ngã ướt tập, ướt quần áo là coi như nghỉ học ngày đó, có khi nặng hơn phải nghỉ học cả tuần.

 
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã đã đề xuất điều chỉnh quy hoạch tuyến đường này. Ảnh: Hoàng Lộc

Vẫn tiếp tục chờ

“Năm nào lãnh đạo xã Vĩnh Xuân cũng chi tiền để cùng với nhân dân đổ mấy chục khối đá cho tuyến đường này đỡ lầy lội vào mùa mưa. Thấy xã cũng có quan tâm, vậy là bà con cùng bỏ công ra làm, chứ thiệt ra muốn làm một lần cho tuyến đường bằng phẳng, lưu thông thuận tiện hơn, khỏi phải năm nào cũng làm”, bà Nguyễn Thị Hường cũng ở ấp Vĩnh Khánh 2 nói.

Bà Hường cho biết thêm, những buổi tiếp xúc cử tri, người dân có nhắc đến việc tuyến đường này xuống cấp nhiều năm rồi, mong sao lãnh đạo quan tâm thực hiện sớm để người dân có điều kiện phát triển kinh tế, nhưng lãnh đạo cũng chỉ nói là sẽ thực hiện trong thời gian sớm nhất, bà con cứ an tâm.

Ông Bùi Văn Khương bộc bạch: “Tuyến đường không lành lặn như thế này, phải chi một, hai năm thì không nói. Đằng này đã hơn chục năm rồi. Năm nào cũng chỉ đổ đá, sao không làm lại một tuyến đường cho khang trang sạch đẹp hơn”.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Có - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn lý giải, tuyến đường này xuống cấp nhanh là do nhiều xe tải vận chuyển cát đá xây dựng kết hợp với triều cường ảnh hưởng.

 
Trên tuyến đường xuất hiện nhiều thanh sắt, ổ gà gây nguy hiểm cho phương tiện giao thông qua đây. Ảnh: Hoàng Lộc

Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xuân cũng thông tin thêm: Cuối năm 2022, do nội lực không có nguồn vốn để sửa chữa, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã đã thống nhất trình cấp trên điều chỉnh quy hoạch tuyến đường ấp Vĩnh Khánh 2 quy mô từ đường liên ấp xuống thành đường liên xóm để xã đủ đạt chuẩn nông thôn mới.

“Mặc dù quy hoạch thành đường liên xóm nhưng sẽ thực hiện việc sửa chữa khi có kinh phí. Không để người dân phải đi lại trong khó khăn như hiện nay”, ông Có khẳng định.

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Xã về đích Nông thôn mới nâng cao, gần 400 hộ dân vẫn khát nước sạch

Hoàng Lộc |

Khao khát nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của gần 400 hộ dân xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long gần 10 năm nay vẫn chưa được thực hiện.

Vĩnh Long: Gần 400 hộ dân xã nông thôn mới nâng cao chưa có nước sạch

Hoàng Lộc |

Khao khát nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của gần 400 hộ dân xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long gần 10 năm nay vẫn chưa được thực hiện.

Hà Tĩnh: Xã nông thôn mới nâng cao nhưng dân chưa có nước sạch để dùng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Thạch Xuân (huyện Thạch Hà) và Thạch Châu (huyện Lộc Hà) là 2 xã đã về đích nông thôn mới nâng cao từ năm 2021 nhưng đến nay người dân ở 2 địa phương này vẫn chưa có nước từ nhà máy nước sạch để sử dụng.

5 lý do khiến Hàn Quốc là điểm đến yêu thích của cả thế giới

Mộc Anh |

Hàn Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế nhờ những trải nghiệm độc đáo về văn hóa, ẩm thực, đi lại thuận tiện...

Đức tiết lộ lý do tăng cường viện trợ cho Ukraina

Ngọc Vân |

Lý do Đức tăng cường viện trợ cho Ukraina được nêu rõ trong lá thư của Bộ Tài chính Đức gửi Quốc hội nước này hôm 28.3.

Vụ án thứ 4 liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung: Phù phép cây lậu vào Hà Nội

Việt Dũng |

Giai đoạn ông Nguyễn Đức Chung làm chủ tịch thành phố, trong dự án 1 triệu cây xanh, nhiều chủng loại cây được nhập lậu từ Trung Quốc, mua trôi nổi trên thị trường.

Chứng khoán: VN-Index trở lại kênh hồi phục ngắn hạn

Gia Miêu |

Chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp rung lắc giằng co trong các phiên kế tiếp, nhằm thiết lập một mặt bằng giá ổn định hơn trước khi quay lại xu hướng hồi phục chủ đạo và hướng lên vùng đích kỳ vọng 1.070 điểm.

Vành đai 2,5 Hà Nội thi công ì ạch, 4 đoạn tuyến chưa được đầu tư

PHẠM ĐÔNG |

Vành đai 2,5 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, phụ trợ tuyến đường Vành đai 2 và Vành đai 3 của Hà Nội. Tuy nhiên, tuyến đường còn 9 đoạn đang trong giai đoạn đầu tư và chờ đầu tư gây chậm tiến độ.

Xã về đích Nông thôn mới nâng cao, gần 400 hộ dân vẫn khát nước sạch

Hoàng Lộc |

Khao khát nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của gần 400 hộ dân xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long gần 10 năm nay vẫn chưa được thực hiện.

Vĩnh Long: Gần 400 hộ dân xã nông thôn mới nâng cao chưa có nước sạch

Hoàng Lộc |

Khao khát nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của gần 400 hộ dân xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long gần 10 năm nay vẫn chưa được thực hiện.

Hà Tĩnh: Xã nông thôn mới nâng cao nhưng dân chưa có nước sạch để dùng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Thạch Xuân (huyện Thạch Hà) và Thạch Châu (huyện Lộc Hà) là 2 xã đã về đích nông thôn mới nâng cao từ năm 2021 nhưng đến nay người dân ở 2 địa phương này vẫn chưa có nước từ nhà máy nước sạch để sử dụng.