Cảm ơn bạn đọc - những người đã làm nên chúng tôi

Quỳnh Chi |

Báo Lao Động có được chỗ đứng như ngày hôm nay còn là nhờ nhiều thế hệ bạn đọc gắn bó, yêu thương. Bạn đọc gửi gắm niềm tin, kỳ vọng và Lao Động đã vì họ mà cố gắng, dấn thân…

Bạn đọc dấn thân và nhà báo dấn thân 

Trong suốt 90 năm phát triển của Lao Động, những tấm huân chương  báo vinh dự nhận được không chỉ nhờ hàng chục giải báo chí quốc gia qua nhiều mùa tổ chức, với những giải A khiến bạn đọc và đồng nghiệp “tâm phục khẩu phục” mà còn nhờ những đóng góp, có thể nói là vô bờ bến của bạn đọc. Những lá thư chan chứa tình cảm, sự biết ơn bạn đọc đã dành cho những nhà báo dấn thân, dành cho Lao Động minh chứng cho sự vinh danh không gì có thể đong đếm được.

Không ít nguồn tin trong các loạt bài điều tra của Lao Động xuất phát từ chính những bạn đọc dấn thân. Họ chấp nhận nguy hiểm, chấp nhận việc bị đe dọa, thậm chí “khủng bố” để cung cấp cho cơ quan báo chí những tư liệu quý giá. Từ nguồn tin của bạn đọc dấn thân, Lao Động có những nhà báo dấn thân “làm nên chuyện”. Nhiều năm qua, sau những loạt bài phản ánh, điều tra làm nên tên tuổi của Lao Động, luôn có bóng dáng của những bạn đọc dám đấu tranh, cung cấp thông tin quan trọng cho báo chí.

Chị Lê Thu Hà - Chuyên viên Ban Bạn Đọc (Báo Lao Động) - là người trực tiếp tiếp nhận đơn thư và tiếp bạn đọc cho hay, công việc này để lại rất nhiều ấn tượng, kỷ niệm. “Trong số hàng trăm bạn đọc tôi từng tiếp xúc, để lại trong tôi nhiều dấu ấn phải kể đến nhóm cán bộ, giáo viên trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ. Họ trực tiếp nhiều lần đến trụ sở Báo Lao Động để gửi đơn, có lần đi nhóm cả chục người. Từ nguồn tin ban đầu rất mỏng, phóng viên Báo Lao Động phải có quá trình điều tra rất công phu về vi phạm của hiệu trưởng trường này với những dấu hiệu vi phạm như tham nhũng, lạm dụng chức vụ quyền hạn…” -  chị Hà chia sẻ.

Cũng theo chị Hà, có những người mong mỏi tìm công lý gửi đơn rất nhiều lần, với cùng một nội dung vì họ sợ phản ánh của mình chưa đến Báo Lao Động, sợ bị “quên”…

Bạn đọc cũng lo ngại tình trạng nhiều vụ việc báo chí đã chạm tay đến, nhưng cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương dường như làm ngơ, không quan tâm giải quyết...

Tài sản vô giá 

Mỗi tuần, với hàng trăm đơn thư bạn đọc gửi đến qua công văn, qua email, qua đường dây nóng, Ban Bạn đọc phải phân loại, xử lý thông tin với tinh thần không bỏ qua dù chỉ là thông tin nhỏ nhất. Cũng với tinh thần trân trọng bạn đọc, trân trọng nguồn tin, nhiều năm qua, Báo Lao Động vẫn là nơi bạn đọc gửi gắm niềm tin, thậm chí với những sự việc có cơ quan báo chí khác đã vào cuộc và không có kết quả, bạn đọc tin khi có tiếng nói của Báo Lao Động, sự việc lại được xới xáo. Cũng vì vậy, sự vất vả của những người làm công tác bạn đọc tỉ lệ thuận với tình yêu mà bao thế hệ đã tin yêu và dành cho Báo Lao Động.

Bạn đọc đến với Báo Lao Động, đôi khi họ không cầu cạnh cho mình, mà phản ánh và đề nghị báo hỗ trợ viết bài về những cảnh đời khó khăn, cần trợ giúp. Cũng có người đang vướng vào sự vụ nào đó, tìm đến để được tư vấn pháp luật. Có những người theo kiện hàng chục năm, bán cả nhà cửa tài sản, vừa trình bày đơn thư vừa nước mắt lưng tròng. Lại có những bạn đọc khốn khó cùng đường, trình bày hoàn cảnh và xin hỗ trợ tiền xe về quê…

Thử thách nhất với người tiếp bạn đọc là những đối tượng “anh chị” đến nộp đơn thư nhưng yêu cầu “gặp cấp cao”, “gặp lãnh đạo”. Khi ấy, người tiếp bạn đọc phải vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng để nói chuyện thấu tình đạt lý.

Những năm gần đây, Báo Lao Động có nguồn tin khá phong phú từ những lao động đi làm việc ở nước ngoài, gặp vướng mắc phát sinh, người bị chủ nhà giam lỏng, đánh đập; người bị bỏ đói, cắt liên lạc với người thân; thậm chí có người đã phải sống ở trại tị nạn hàng năm trời. Đau lòng hơn, có lao động đã qua đời nhưng gia quyến mỏi mòn chờ đợi vẫn không được nhận xác người thân.

Với sự vào cuộc nhiệt tình, tâm huyết, không quản ngại khó khăn của phóng viên Báo Lao Động, nhiều người trở về từ trại tị nạn, với đầy đủ lương nợ của chủ sử dụng lao động. Họ viết những dòng thư cảm ơn nhòe trong nước mắt. Cũng có những sự việc, sau rất nhiều kỳ công với hàng chục bài báo, thân nhân lao động được nhận thi hài người thân từ một đất nước xa xôi.

Khó có thể kể hết những khó khăn, trở ngại trong  những lần tác nghiệp mà phóng viên Báo Lao Động gọi là những cuộc giải cứu thực sự. Nhưng ai cũng xác định, khi bạn đọc tin, họ sẽ cầu cứu đến mình; nếu Báo Lao Động không vì bạn đọc -  tài sản vô giá của một tờ báo, thì chân giá trị sẽ là gì?

90 năm - chặng đường gần 1 thế kỷ với tờ báo có tuổi đời thuộc hàng lâu nhất Việt Nam. 90 năm, cùng với bao thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên đã cống hiến, thậm chí đã  hy sinh khi làm nhiệm vụ, Báo Lao Động có quyền tự hào với những mốc son mà mình đã đi qua.

Cũng trong 90 năm ấy, ngoài sự lao động nghiêm túc, miệt mài của những  người Lao Động, chúng tôi tri ân và luôn tâm niệm, chính bạn đọc và sự tin yêu, ủng hộ của họ đã làm nên Báo Lao Động ngày nay.

Và cũng vì bạn đọc, chúng tôi tận hiến…

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Vui buồn…"ăn ngủ" cùng công nhân

Lê Tuyết - Hà Anh |

Nhiều lần đi viết về đời sống người lao động, chúng tôi ăn nhờ, ngủ nhờ nhà anh chị rất nhiều lần. Có câu "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ", kỳ thực, có ăn cùng, ngủ cùng mới hiểu những góc khuất sau nhà máy, nỗi tủi hờn của một người vợ đi làm từ 3 giờ sáng, tâm tư của người chồng cả tháng chẳng được gần vợ hay hạnh phúc của một bạn trẻ sáng còn đi gom rác, trưa về chuẩn bị đi đón dâu…

Những lời chúc ngày Nhà báo Việt Nam 21.6 hay và ý nghĩa nhất

L.C (t/h) |

Nhân dịp kỉ niệm 94 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6, cùng điểm qua những câu chúc hay và ý nghĩa nhất dành cho những "người cầm bút". 

Nhà báo và trách nhiệm xã hội

Hải Anh (thực hiện) |

Trong thời đại thông tin bùng nổ, đa số người làm báo và các tờ báo đều đang nỗ lực tôi luyện phẩm chất nghề nghiệp và có trách nhiệm với mỗi sản phẩm báo chí do mình sáng tạo ra, thực hiện chức năng của báo chí là thông tin và định hướng dư luận xã hội. Hướng tới Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6, một số cây viết trẻ của các tờ báo ở Việt Nam chia sẻ những tâm tư về trách nhiệm xã hội của người làm báo.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Vui buồn…"ăn ngủ" cùng công nhân

Lê Tuyết - Hà Anh |

Nhiều lần đi viết về đời sống người lao động, chúng tôi ăn nhờ, ngủ nhờ nhà anh chị rất nhiều lần. Có câu "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ", kỳ thực, có ăn cùng, ngủ cùng mới hiểu những góc khuất sau nhà máy, nỗi tủi hờn của một người vợ đi làm từ 3 giờ sáng, tâm tư của người chồng cả tháng chẳng được gần vợ hay hạnh phúc của một bạn trẻ sáng còn đi gom rác, trưa về chuẩn bị đi đón dâu…

Những lời chúc ngày Nhà báo Việt Nam 21.6 hay và ý nghĩa nhất

L.C (t/h) |

Nhân dịp kỉ niệm 94 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6, cùng điểm qua những câu chúc hay và ý nghĩa nhất dành cho những "người cầm bút". 

Nhà báo và trách nhiệm xã hội

Hải Anh (thực hiện) |

Trong thời đại thông tin bùng nổ, đa số người làm báo và các tờ báo đều đang nỗ lực tôi luyện phẩm chất nghề nghiệp và có trách nhiệm với mỗi sản phẩm báo chí do mình sáng tạo ra, thực hiện chức năng của báo chí là thông tin và định hướng dư luận xã hội. Hướng tới Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6, một số cây viết trẻ của các tờ báo ở Việt Nam chia sẻ những tâm tư về trách nhiệm xã hội của người làm báo.