Cái đích của sự học

Trung Hiếu |

Nếu không có gì thay đổi, đầu tháng 9 này, khoảng 20 ngàn học sinh cuối cấp Phổ thông trung học thành phố Đà Nẵng và một phần tỉnh Quảng Nam sẽ thi tốt nghiệp đợt hai. Số học sinh này không tham dự được cùng bạn đồng học toàn quốc vì địa phương đang phải giãn cách do dịch bệnh COVID-19. Điều đáng tiếc trong đợt 1 là một thầy giáo coi thi ở Quảng Nam bị mắc bệnh do virus nCoV-2, làm liên lụy đến hơn 1 ngàn người, để lại lời trách cứ dành cho Bộ Giáo dục.

Đây cũng không phải lần đầu, phụ huynh học sinh tranh luận về việc có nên tổ chức các kỳ thi cuối cấp hay không? Đặc biệt năm nay dịch bệnh làm gián đoạn việc học của các em trong nhiều tháng. Tuy vậy việc tổ chức các kỳ thi rồi cũng diễn ra êm thắm, không để lại hậu quả nào quá đáng tiếc.

Có học là có thi ! Câu chuyện đó đã diễn ra từ ngày có sự học và cho đến nay hầu như toàn thể giới, kể cả những nước có nền giáo dục tiên tiến nhất, những kỳ thi được tổ chức và đều mang lại áp lực cho học sinh lẫn phụ huynh.

Hình thức giống nhau, nhưng thực ra bản chất các kỳ thi hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới không còn như nhau. Ở Mỹ, học sinh, sinh viên chỉ chú trọng đến kỳ thi S.A.T do Hiệp hội College Board tổ chức, nhằm tìm kiếm một suất vào các đại học danh giá. Và nhiều nước trên thế giới, cánh cửa đại học rộng mở cho mọi người, tùy theo học lực, năng lực hoặc tài chính, mà học sinh chọn lựa phù hợp.

Giáo dục Việt Nam trong vài năm gần đây cũng đã có những cởi mở nhất định, hòa nhịp với xu hướng chung với các nước. Tuy vậy sự đổi mới vẫn chưa đủ mạnh để phụ huynh, học sinh thoát khỏi vòng lẩn quẩn của quan niệm, phải có tấm bằng đại học bằng mọi giá. Và muốn vậy phải vượt qua các kỳ thi cuối cấp một cách… bất chấp.

Mải mê với cái đích đó mà xã hội đang biến sự học, vốn là phương tiện, nay trở thành mục đích của đời sống. Nguyên nhân là do hiện nay xã hội Việt Nam vẫn còn nặng nề trong lối học từ chương; nhìn nhận, đánh giá năng lực cống hiến qua bằng cấp.

Học để làm gì ? Nhà thơ Tagore - Ấn Độ định nghĩa: “Cái gốc của sự học là học làm người”. Quan niệm của ông học để giữ cho tâm hồn bình lặng; học làm người lương thiện, trong sạch, nhân hậu, có trái tim tràn ngập yêu thương và tâm hồn rộng mở; có cách sống đúng đắn và cách đối nhân xử thế đúng mực…

Thực tế cuộc sống cho thấy, không ít người vẫn có thể làm những việc kinh thiên động địa. mà không cần đến tấm bằng đại học. Những Mark Zukerberg ông chủ Facebook, Bill Gates, ông chủ Microsoft… đều chưa học xong chương trình đại học và họ luôn nói rằng: Tôi rời trường đại học, chứ chưa bao giờ bỏ học.

Điều đó cho thấy, sự học lớn hơn đại học. Ngày nay, trong một thế giới rộng mở, con người không thiếu công việc để làm, để kiếm sống. Xã hội ngày đang cần người có thực lực. Nếu cửa vào đại học không như ý, thì vẫn còn quá nhiều cánh cửa khác mở ra, để người có ý chí, có thưc học cống hiến với đời.

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Chi tiết lịch thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020

HUYÊN NGUYỄN |

Đợt 2 của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 3-4.9. Trong đó, thí sinh sẽ làm thủ tục dự thi từ chiều 2.9.

Chính thức “chốt” thời gian tổ chức đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành công văn số 3219/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 gửi các Sở GDĐT. Theo đó, đợt 2 của kỳ thi sẽ chính thức diễn ra vào ngày 3-4.9.

Chấm thi tốt nghiệp THPT: Điểm tự luận trên trung bình cao, điểm liệt ít

HUYÊN NGUYỄN |

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các tỉnh, thành hoàn thành chấm thi tốt nghiệp THPT. Những địa phương có nhiều thí sinh dự thi như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An... cũng đã chấm thi xong và chuyển dữ liệu điểm về Bộ GDĐT.

Chấm thi tốt nghiệp THPT: Nhiều thí sinh được 9 điểm môn Ngữ văn

Bích Hà |

Tính đến ngày 24.8, nhiều địa phương đã hoàn tất công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Đáng chú ý là môn Ngữ văn năm nay có phổ điểm khá cao, nhiều thí sinh được trên 9 điểm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Chi tiết lịch thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020

HUYÊN NGUYỄN |

Đợt 2 của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 3-4.9. Trong đó, thí sinh sẽ làm thủ tục dự thi từ chiều 2.9.

Chính thức “chốt” thời gian tổ chức đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành công văn số 3219/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 gửi các Sở GDĐT. Theo đó, đợt 2 của kỳ thi sẽ chính thức diễn ra vào ngày 3-4.9.

Chấm thi tốt nghiệp THPT: Điểm tự luận trên trung bình cao, điểm liệt ít

HUYÊN NGUYỄN |

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các tỉnh, thành hoàn thành chấm thi tốt nghiệp THPT. Những địa phương có nhiều thí sinh dự thi như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An... cũng đã chấm thi xong và chuyển dữ liệu điểm về Bộ GDĐT.

Chấm thi tốt nghiệp THPT: Nhiều thí sinh được 9 điểm môn Ngữ văn

Bích Hà |

Tính đến ngày 24.8, nhiều địa phương đã hoàn tất công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Đáng chú ý là môn Ngữ văn năm nay có phổ điểm khá cao, nhiều thí sinh được trên 9 điểm.