Các trường học Mỹ "ứng xử" với smartphone ra sao?

Bảo Trân (Theo Education Week) |

Không chỉ ở Việt Nam, việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại trong các trường học ở Mỹ cũng gây ra những tranh luận trái chiều. Một số trường cấm học sinh sử dụng điện thoại, trong khi một số trường lại cho rằng: Công nghệ sẵn có là để nhà trường áp dụng cho học sinh của mình thay vì “sợ” chúng.

Điện thoại di động đã thay đổi cách con người giao tiếp, nhưng chúng ta vẫn chưa thống nhất quan điểm rằng liệu những thiết bị di động có thực sự là một công cụ hữu ích trong việc dạy học.

Liệu các học sinh đang lắng nghe bài giảng hay nhắn tin với bạn bè? Các em thậm chí có thể đang chơi game, xem video thay vì tập trung vào tiết học.

Ban giám hiệu, giáo viên và cha mẹ học sinh luôn nỗ lực tìm cách tốt nhất để giám sát việc sử dụng điện thoại di động của học sinh.

Theo dữ liệu được tổng hợp bởi công ty nghiên cứu Nielsen, tính đến tháng 7 năm 2020, có 58% trẻ em Mỹ từ 13 – 17 tuổi có cho mình một chiếc điện thoại thông minh – con số này đã tăng đến 60% so với năm trước đó. Và với hơn 50% điện thoại đang được sử dụng ở Mỹ là điện thoại thông minh, con số này vẫn không ngừng tăng lên.

Cấm và "cấm linh hoạt"

Chính vì vậy, nhiều nơi đã phải nhờ đến công nghệ để trả lời câu hỏi này. Trường Trung học San Mateo tịch thu điện thoại của học sinh vào một chiếc hộp đặc biệt vào ban ngày. Các học sinh phải cất điện thoại của mình vào một chiếc túi có khóa từ, được gọi là túi Yondr ( túi khóa Yondr sử dụng công nghệ khóa định vị. Nếu ai đó bước vào vùng cấm mà khóa túi vẫn mở thì hệ thống cảnh báo sẽ phát hiện và báo động. Khi ở trong vùng cấm rồi thì khóa túi sẽ luôn đóng và không thể mở ra).

Đến cuối ngày, học sinh mở chiếc túi bằng một thiết bị khác. Chiếc túi này hiện đang được sử dụng ở các trường học ở cả Mỹ và châu Âu. Giá cho mỗi chiếc túi này khoảng 12USD.

Cô Joanne Sablich rất mừng khi thấy được sự khác biệt trong hành vi của học sinh. Trong năm nay các em trông có vẻ “bận rộn hơn” thay vì chỉ suốt ngày cắm mặt vào điện thoại.

Những trường khác chọn giải pháp đơn giản hơn cho vấn đề này, đó là nghiêm cấm điện thoại di động trong lớp học. Một trong số đó là Học khu Forest Hills, gần thành phố Grand Rapids, Michigan. Ban giám hiệu nhà trường đã có quyết định cấm sử dụng điện thoại cả ngày trong năm học này, bao gồm cả giờ nghỉ trưa.

Thầy Dan Behm – giám thị học khu chia sẻ với tờ Education Week lý do tại sao ban giám hiệu lại đưa ra lệnh cấm này: Họ “muốn cho học sinh thời gian giải lao thực sự thoải mái và không tồn tại bất kỳ năng lượng tiêu cực nào khi các em nhắn tin cho nhau hay đăng các bài đăng trên mạng xã hội”.

Khuyến khích dùng có trách nhiệm

Trong khi đó, Học khu Saint Mary Area ở bang Pennsylvania lại không chọn phương pháp cấm học sinh sử dụng điện thoại. Thầy Brian Toth, giám thị trường cho rằng, thiết bị di động có thể là một công cụ giảng dạy tuyệt vời. Giáo viên có thể kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh thông qua việc dùng những ứng dụng điện thoại như Kahoot… Và điều quan trọng đó là giáo viên chú trọng vào việc hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại có trách nhiệm.

Cũng theo thầy Toth: “Bất cứ ai muốn cấm điện thoại di động đều đang trốn tránh thực tế”. Nói cách khác, công nghệ sẵn có là để nhà trường áp dụng cho học sinh của mình thay vì “sợ” chúng.

Elizabeth Kline, chủ tịch của một tổ chức giáo dục cho rằng các trung tâm giáo dục nên có kế hoạch cho việc học sinh sử dụng thiết bị di động thay vì cấm đoán. “Không có lý do nào đủ thuyết phục để đưa ra lệnh cấm, thay vào đó là hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho học sinh và phụ huynh về những thiết bị này”.

Học sinh cần được thực hành những bài tập mang tính sáng tạo nhưng không phải tất cả đều có máy tính hay thậm chí là kết nối Internet ở nhà. Vì vậy điện thoại di động là cách duy nhất để các em có thể hoàn thành các bài tập gắn với công nghệ.

Theo Elizabeth Kline, điện thoại di động là thiết bị dạy học quan trọng vì không chỉ học sinh được tiếp cận với công nghệ mà giáo viên còn có thể thông qua đó tích hợp các ứng dụng đặc biệt để học sinh hiểu các khái niệm hoặc lập các bảng khảo sát, điều tra.

Bảo Trân (Theo Education Week)
TIN LIÊN QUAN

Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Có "vẽ đường cho hươu chạy"?

Thiều Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32, quy định nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ học tập, học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong lớp. Quy định mới này đang tạo nên làn sóng tranh cãi trong dư luận.

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: Giải pháp nào "lợi cả đôi đường"?

Linh Chi |

Nhiều thầy cô giáo cho rằng quy định cho học sinh dùng điện thoại trong lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần được hiểu đúng. Mặt khác Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần quy định cụ thể để giáo viên giám sát việc sử dụng điện thoại của học sinh.

Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Thả gà ra đuổi

QUANG ĐẠI |

Trước quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, nhiều giáo viên lo ngại mất kiểm soát, rơi vào tình trạng “thả gà ra đuổi”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Có "vẽ đường cho hươu chạy"?

Thiều Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32, quy định nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ học tập, học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong lớp. Quy định mới này đang tạo nên làn sóng tranh cãi trong dư luận.

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: Giải pháp nào "lợi cả đôi đường"?

Linh Chi |

Nhiều thầy cô giáo cho rằng quy định cho học sinh dùng điện thoại trong lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần được hiểu đúng. Mặt khác Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần quy định cụ thể để giáo viên giám sát việc sử dụng điện thoại của học sinh.

Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Thả gà ra đuổi

QUANG ĐẠI |

Trước quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, nhiều giáo viên lo ngại mất kiểm soát, rơi vào tình trạng “thả gà ra đuổi”.