Bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”, giáo dục thay bằng khẩu hiệu gì?

QUANG ĐẠI |

GS Trần Ngọc Thêm nêu quan điểm khái niệm "trồng người", khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Cụ thể, vào ngày 21.11, tại Hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm đã phát biểu các quan điểm như trên.

Theo GS Trần Ngọc Thêm, cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo, trong khi khẩu hiệu nói trên đề cao sự phục tùng.

Trăn trở của GS Trần Ngọc Thêm cũng đã được các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà giáo đề cập trong nhiều năm trước đó. Tuy nhiên, hiện khẩu hiệu nói trên vẫn được nhiều trường học sử dụng, bên cạnh các khẩu hiệu khác như “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường học hạnh phúc”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”...

Nhiều vụ ẩu đả, đánh nhau của học sinh thời gian qua dấy lên nhiều lo ngại về nạn bạo lực học đường. Ảnh: laodong.vn.
Nhiều vụ ẩu đả, đánh nhau của học sinh thời gian qua dấy lên nhiều lo ngại về nạn bạo lực học đường. Ảnh: laodong.vn.

Mỗi khẩu hiệu có một ý nghĩa riêng, gắn liền với một triết lý giáo dục. Không phải ngẫu nhiên một khẩu hiệu có từ hàng nghìn năm trước vẫn được các trường học ngày nay sử dụng.

“Tiên học lễ”, nghĩa là trẻ em đến trường, trước hết phải học đạo đức, ứng xử, văn hóa, phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, và những quy tắc, pháp luật hiện đại. Đó là những nguyên lý có tính chất nền tảng để tạo dựng nhân cách, là mục tiêu mà bất cứ nền giáo dục nào cũng phải hướng đến.

Học sinh phải có lễ nghĩa, phép tắc, rồi mới học tri thức, văn hóa, kĩ năng sống. “Lễ” là gốc rễ, nền tảng, “văn” là đỉnh cao của tri thức, trí tuệ và tài hoa.

“Tiên học lễ, hậu học văn” là một triết lý giáo dục khoa học và nhân văn, có tính phổ quát cho mọi nền giáo dục, chứ không nên hiểu một cách đơn giản, máy móc là áp đặt sự phục tùng, trói buộc cá tính, sự sáng tạo.

Thực tế cho thấy đã có nhiều ý kiến đề nghị không sử dụng câu khẩu hiệu nói trên, nhưng lại không đưa ra được một khẩu hiệu khác để thay thế, vừa ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, vừa cụ thể, vừa có triết lý sâu xa như “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Quan niệm “trồng người” cũng thế, rất đáng để ngành giáo dục chú trọng, lưu tâm, đặt mục tiêu chăm lo cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện, trước khi các em trở thành công dân, có cuộc sống độc lập. Giáo dục là giai đoạn “ươm mầm” thể chất, nhân cách, trí tuệ cho con người trước khi hòa nhập xã hội.

Hiện nay, nhiều hiện tượng cho thấy giáo dục đạo đức trong nhà trường đang bị buông lỏng, một bộ phận học sinh sa sút về văn hóa ứng xử, lối sống, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên có những mâu thuẫn, bất cập, thì yêu cầu, mục tiêu “tiên học lễ”, “trồng người” càng cần được chú trọng, đề cao.

Đổi mới giáo dục là cần thiết, song không có nghĩa là đoạn tuyệt với quá khứ, trái lại, cần tiếp nối truyền thống, tinh hoa trí tuệ của cha ông tích lũy trong hàng nghìn năm qua, đồng thời tiếp thu những tri thức, phương pháp, quan điểm giáo dục tiên tiến, hiện đại của nhân loại.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn"

Thiều Trang |

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), để có xã hội phát triển cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Vì vậy, khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Giáo dục đào tạo là quốc sách, khoa học công nghệ là then chốt

Phạm Đông |

Tại lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách và khoa học công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước.

Tâm và tầm của doanh nhân với giáo dục cho thế hệ tương lai

Lâm Anh |

Dù khách quan đưa đẩy không đi theo con đường làm giáo viên, nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn gắn bó với sự nghiệp trồng người theo cách riêng của mình suốt mấy chục năm qua.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn"

Thiều Trang |

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), để có xã hội phát triển cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Vì vậy, khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Giáo dục đào tạo là quốc sách, khoa học công nghệ là then chốt

Phạm Đông |

Tại lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách và khoa học công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước.

Tâm và tầm của doanh nhân với giáo dục cho thế hệ tương lai

Lâm Anh |

Dù khách quan đưa đẩy không đi theo con đường làm giáo viên, nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn gắn bó với sự nghiệp trồng người theo cách riêng của mình suốt mấy chục năm qua.