Bỏ hình thức kỷ luật "đuổi học": Đó là giáo dục nhân văn

Bằng Linh |

Bộ GD và ĐT đang dự thảo Thông tư mà theo đó sẽ không còn hình thức kỷ luật “đuổi học”, “buộc thôi học” đối với học sinh. Thay vào đó là hình thức tạm dừng học tập trên lớp với thời hạn tối đa là 2 tuần với một lỗi vi phạm.

Trong cuộc đời học sinh của chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp vì một lỗi nào đó mà bạn mình bị đuổi học. Phần lớn, lỗi lầm đó xuất phát từ sự nghịch ngợm, bồng bột. Thời học cấp 2, tôi có người bạn bị án kỷ luật ghi học bạ, đuổi học chỉ vì “tội” đốt pháo trong trường.

Một thời gian sau khi không còn được tới trường, bạn tôi trở thành tội phạm và phải thi hành án tù. Vài chục năm sau khi gặp lại, người bạn này hối hận và nói rằng: “Nếu ngày trước thầy cô bao dung hơn, cho học sinh cơ hội sửa chữa lỗi lầm thì cuộc đời của tôi đã khác”.

Có bao nhiêu số phận trong cuộc đời này bị thay đổi theo hướng tiêu cực chỉ vì một quyết định đuổi học?

Cách đây 2 năm, có câu chuyện 8 học sinh lớp 10 ở Thanh Hoá nói xấu giáo viên, nhà trường trên mạng xã hội. Các em này sau đó nhận quyết định rất nghiêm khắc là “đuổi học”. Cụ thể, đuổi học 1 năm đối với 3 học sinh, 4 học sinh bị đuổi học 1 tuần và 1 em bị cảnh cáo trước toàn trường.

Phải đến khi có sự can thiệp của Sở Giáo dục, mức kỷ luật này mới hạ xuống thành: 3 học sinh bị đuổi học 1 năm hạ xuống còn đuổi học 1 tuần, 4 học sinh bị đuổi học 1 tuần hạ xuống còn bị cảnh cáo, và 1 học sinh bị cảnh cáo trước toàn trường hạ xuống còn bị khiển trách.

Sau sự việc này, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng: “Trong giáo dục, đuổi học trò ra khỏi vòng tay người thầy, nhà trường là một hạ sách trong các cách ứng xử. Đuổi học học sinh là cách nhanh nhất để chúng ta chối bỏ trách nhiệm của nghiệp trồng người”.

Thậm chí, có ý kiến gay gắt hơn: Mục đích giáo dục là giúp học trò hoàn thiện bản thân, mà nếu cứ trẻ làm sai và đuổi các em thì chúng ta đang chối từ trách nhiệm giáo dục của chính mình. Trường nào mà đuổi học học sinh là đang vô trách nhiệm với hoạt động giáo dục của mình.

Tôi rất ấn tượng với một bài phỏng vấn thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội về chuyện này. Thầy Khang tâm sự rằng gần 50 năm làm trong ngành giáo dục, từ giáo viên cho đến khi làm hiệu trưởng, thầy chưa bao giờ phải ký văn bản đuổi học học sinh.

"Thực tế tôi đã gặp rất nhiều tình huống vi phạm của học sinh đáng bị đuổi học nhưng tôi luôn tìm biện pháp mềm để giải quyết. Mỗi khi rơi vào tình huống đó, tôi tự hỏi mình đã bất lực chưa, nếu chưa thì còn nước còn tát, bởi một khi đưa ra quyết định đuổi học học sinh có nghĩa là nhà trường đã bất lực”- thầy Khang nói.

Hình ảnh của thầy Nguyễn Xuân Khang cạnh những học trò nhỏ - Ảnh: Marie Curie Hanoi School
Hình ảnh của thầy Nguyễn Xuân Khang cạnh những học trò nhỏ - Ảnh: Marie Curie Hanoi School

Thầy Nguyễn Xuân Khang cũng dẫn ra câu chuyện học sinh của mình nói xấu, xúc phạm giáo viên trên mạng xã hội. Nhiều thầy cô bức xúc muốn thành lập hội đồng kỷ luật. Thế nhưng, thay vì phản ứng và ra quyết định đuổi học như trường hợp ở Thanh Hoá, thầy Khang đã quyết định không có cuộc họp nào cả. Học sinh vi phạm nội quy đã gặp cô giáo, khóc và xin lỗi.

Nhà trường khác với cơ quan hành chính, càng khác với công an phường lấy kỷ luật để trừng trị và răn đe. Nhà trường phải là nơi cảm hoá, thầy cô phải làm sao để gần gũi trò, nắm bắt suy nghĩ, nội tâm của trò để chinh phục chứ không phải ở tâm thế trừng trị.

Bởi thế, dự thảo của Bộ GD và ĐT bỏ quy định đuổi học, buộc thôi học chắc chắn nhận được sự đồng tình của chính thầy cô, phụ huynh và các em vì đó là giáo dục nhân văn, vì con người.

Bằng Linh
TIN LIÊN QUAN

Bỏ "vết đen" trong sổ học bạ: Sẽ không ghi các hình thức kỷ luật học sinh

Bằng Linh |

Không ghi hình thức kỉ luật vào học bạ của học sinh là nội dung đáng chú ý tại dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông mà Bộ GD và ĐT đang lấy ý kiến.

ĐH Kinh doanh và Công nghệ tuyển sinh “chui”, đuổi học hàng loạt sinh viên

Nhóm PV |

Không được Bộ GDĐT giao chỉ tiêu đào tạo, nhưng mỗi năm, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn tuyển sinh “chui” hàng trăm sinh viên ngành ngôn ngữ Anh văn bằng 2. Cũng tại trường này xảy ra chuyện sinh viên khi nhận giấy báo nhập học mà không hiểu vì sao mình lại đỗ, để đến giờ “mất ăn mất ngủ” vì cách "tuyển sinh lạ" của trường.

Đuổi học 1 năm đối với nữ sinh lớp 12 đánh nữ sinh lớp 10 dã man

Quách Du |

Sau khi xảy ra vụ việc nữ sinh lớp 12 đánh đập nữ sinh lớp 10 dã man (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nhà trường đã đưa ra hình thức kỷ luật đuổi học 1 năm đối với nữ sinh lớp 12.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bỏ "vết đen" trong sổ học bạ: Sẽ không ghi các hình thức kỷ luật học sinh

Bằng Linh |

Không ghi hình thức kỉ luật vào học bạ của học sinh là nội dung đáng chú ý tại dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông mà Bộ GD và ĐT đang lấy ý kiến.

ĐH Kinh doanh và Công nghệ tuyển sinh “chui”, đuổi học hàng loạt sinh viên

Nhóm PV |

Không được Bộ GDĐT giao chỉ tiêu đào tạo, nhưng mỗi năm, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn tuyển sinh “chui” hàng trăm sinh viên ngành ngôn ngữ Anh văn bằng 2. Cũng tại trường này xảy ra chuyện sinh viên khi nhận giấy báo nhập học mà không hiểu vì sao mình lại đỗ, để đến giờ “mất ăn mất ngủ” vì cách "tuyển sinh lạ" của trường.

Đuổi học 1 năm đối với nữ sinh lớp 12 đánh nữ sinh lớp 10 dã man

Quách Du |

Sau khi xảy ra vụ việc nữ sinh lớp 12 đánh đập nữ sinh lớp 10 dã man (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nhà trường đã đưa ra hình thức kỷ luật đuổi học 1 năm đối với nữ sinh lớp 12.