Bộ GDĐT yêu cầu giữ học phí ổn định: Bạn đọc ủng hộ

HUYÊN NGUYỄN |

Việc Bộ GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 đã nhận được nhiều sự ủng hộ của bạn đọc Báo Lao Động.

"Tăng học phí" có lẽ là cụm từ gây nhiều ám ảnh với phụ huynh, học sinh trong mùa tuyển sinh một vài năm gần đây. Sau khi được tự chủ, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí gây "choáng" khi có trường tăng tới hơn 5 lần.

Đầu mùa tuyển sinh năm 2021, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí dự kiến tăng như Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học Quốc tế (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM), Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Tài chính...

Trước việc này, Bộ GDĐT đã có động thái vào cuộc. Tại dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Bộ GDĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021, nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh.

Bộ GDĐT đã có nhiều công văn, trong đó có công văn số 1505/BGDĐT-KHTC ngày 16.4.2021 chỉ đạo các cơ sở giáo dục giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 và tăng cường trách nhiệm giải trình trước người học về các mức thu.

Đồng thời, Bộ GDĐT đề nghị các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi, lộ trình tăng học phí, xử lý kịp thời các vi phạm về quản lý học phí theo Nghị định 127/2018/NĐ-CP.

Sau khi Lao Động đăng tải nội dung về động thái của Bộ GDĐT, bạn đọc đã để lại nhiều chia sẻ đồng tình.

Bạn đọc Vũ Nga bình luận: "Cảm ơn các bác lãnh đạo. Theo tôi phải có mức trần chung không được vượt mức đó".

Một bạn đọc khác thì nhấn mạnh: "Tự chủ nhưng phải thanh tra hàng năm xem việc tăng học phí hợp lý không. Vả lại cả nước đang gồng mình để ổn định lại cuộc sống do dịch bệnh, không nên tăng học phí 1 cách chóng mặt."

Bạn đọc Văn Huy Toàn gửi tâm sự: "Trường đại học Y mà tăng gấp đôi thì khổ mình về khoản học phí cho con rồi!"

Bạn đọc Khả Ngân viết: "Con mình sinh năm 2003 cũng vậy. Điểm bình quân các môn hàng năm trên 9,5. Năm lớp 10, con đã nuôi hy vọng và đầu tư khối B để sau vào Trường Đại học Y Dược TPHCM. Nhưng năm nay chắc cũng không dám đăng ký xét tuyển vào trường này vì có mức thu học phí cao quá... Lương cán bộ chỉ khoảng 7-8 triệu đồng/tháng như mình làm sao nuôi nổi trường Y đây. Trường này lại là mong muốn nguyện vọng 1 của con mới khổ chứ".

Trong tâm thế phụ huynh khác lại lo lắng: "Thật sự rất lo lắng nếu như các trường tăng phí đào tạo. Như bản thân tôi đang nuôi con ăn học đại học với mức phí như trước đây đã phải cố gắng rất nhiều rồi mà còn tăng thêm nữa thì quả là rất khó khăn".

Bạn đọc Đặng Xuân Diễm bày tỏ lo ngại: "Đừng thương mại hóa giáo dục và đào tạo. Hệ lụy xã hội cho ra một loạt sản phẩm kỹ sư là con cháu những nhà khá giả còn con em những người lao động học được nhưng không có tiền theo học...".

Trong khi đó, cũng có những ý kiến trái chiều. Bạn đọc Hà Thu cho rằng một khi đã giao tự chủ tài chính lại khống chế mức thu thì làm sao tự chủ? Không chỉ có thế, xã hội lại luôn yêu cầu chất lượng đào tạo, nếu cứ theo tiêu chí cũ rích ngon, bổ, nhiều, rẻ... thì biết bao giờ chất lượng đào tạo mới khá lên được.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh 2021: Mỏi mắt tìm thông tin học phí

HUYÊN NGUYỄN |

Theo quy định, học phí cho lộ trình cả khóa học và từng năm học cần được công bố công khai. Thế nhưng, để tìm được thông tin này trên thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của các trường đại học không phải chuyện dễ dàng.

Trường đại học đồng loạt tăng học phí: Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giữ ổn định

Bích Hà |

Từ năm học 2021-2022, nhiều trường đại học áp dụng mức thu học phí tăng mới, thậm chí gấp đôi hiện nay. Trước sự việc này, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có những ý kiến phản hồi.

Học phí ngành Y Dược ngày càng tăng cao: Học phí có đi kèm chất lượng?

NHÓM PV |

Theo khảo sát của Lao Động, mức học phí cao nhất của trường công lập là khoảng 90 triệu đồng/năm; ngoài công lập là khoảng 200 triệu đồng/năm. Dư luận băn khoăn liệu rằng học phí có đi kèm với chất lượng hay không.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Tuyển sinh 2021: Mỏi mắt tìm thông tin học phí

HUYÊN NGUYỄN |

Theo quy định, học phí cho lộ trình cả khóa học và từng năm học cần được công bố công khai. Thế nhưng, để tìm được thông tin này trên thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của các trường đại học không phải chuyện dễ dàng.

Trường đại học đồng loạt tăng học phí: Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giữ ổn định

Bích Hà |

Từ năm học 2021-2022, nhiều trường đại học áp dụng mức thu học phí tăng mới, thậm chí gấp đôi hiện nay. Trước sự việc này, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có những ý kiến phản hồi.

Học phí ngành Y Dược ngày càng tăng cao: Học phí có đi kèm chất lượng?

NHÓM PV |

Theo khảo sát của Lao Động, mức học phí cao nhất của trường công lập là khoảng 90 triệu đồng/năm; ngoài công lập là khoảng 200 triệu đồng/năm. Dư luận băn khoăn liệu rằng học phí có đi kèm với chất lượng hay không.