Bỏ dạy chữ "P", trẻ biết đọc "Sa Pa", "sạc pin" ra sao?

Hải Ngọc |

Nhiều giáo viên và phụ huynh học sinh bất ngờ khi sách Tiếng Việt 1 của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bỏ chữ cái P ra khỏi danh mục dạy học.

Mới đây, thầy Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, ông đã có bức thư gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn để phản hồi về sách Tiếng Việt 1.

Trong thư phản ánh sách Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, chỉ dạy chữ p khi đi kèm với âm "h" để đọc thành "phờ".

Ông cũng ngỡ ngàng khi một chủ biên của bộ sách này có phản hồi với ông và lý giải việc chưa dạy chữ P khi đứng trước các nguyên âm vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là từ ngoại lai.

"Trang 64 sách Tiếng Việt 1 bộ Kết Nối tri thức với cuộc sống chỉ nêu p ghép với h thành ph đọc là phờ, và không dạy đọc chữ p với âm pờ. Nhưng đùng một cái trang 105 sách này lại cho bài về Sa Pa…" - Thầy Đào Quốc Vịnh đặt nhiều dấu hỏi trước bất cập trên.

Sách Tiếng Việt 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” do NXB Giáo Dục Việt Nam biên soạn đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt không dạy chữ “P“. Ảnh: TL
Sách Tiếng Việt 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” do NXB Giáo Dục Việt Nam biên soạn đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt không dạy chữ “P“. Ảnh: TL

Thầy Đào Quốc Vịnh cho rằng, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là ở cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, chứ không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh. Sai sót này là không thể chấp nhận được vì nó ảnh hưởng tới việc học tập của con em đồng bào các dân tộc.

Với tư cách quản lý giáo dục, ông đề nghị Bộ GD&ĐT và các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cần  bổ sung ngay việc dạy chữ P và đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định.

Ông hy vọng rằng Bộ trưởng sớm chỉ đạo việc này để học sinh người dân tộc được học chữ P một cách danh chính ngôn thuận bằng hướng dẫn ngay trong sách giáo khoa, vừa không gây khó cho các em giáo viên, vừa giúp học sinh học xong lớp một biết đọc tên xã, tên trường, và tên cha mẹ mình, thậm chí ngay chính tên mình.

Hiện nhiều phụ huynh cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi, đa số ý kiến phản đối việc loại bỏ chữ "p" khỏi chương trình dạy Tiếng Việt lớp 1.

"Tại sao lại bỏ dạy chữ p với lý do rất ít từ tiếng Việt có chữ p, tôi lại thấy có rất nhiều chữ cần đến p, ví dụ Sa Pa, sạc pin..." - chị Hồng Nhung, một phụ huynh nói.

Hải Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi xưng hô, "đẹp vãi đạn" và chuyện tiếng Việt gây hoang mang

Mi Lan |

Trên hành trình phát triển, tồn tại và bị vây bủa bởi nhiều lần tranh cãi, tiếng Việt đã có dòng chảy của riêng mình, với nhiều biến thiên và cả “nổi loạn”.

Cách xưng hô và tiếng Việt thường gây tranh cãi vì người Việt bảo thủ?

Mi Lan |

Đề xuất “Giáo viên không gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân không phải là lần đầu tiên tiếng Việt bị kéo vào một cuộc tranh cãi nảy lửa.

Người nước ngoài không biết tiếng Việt có được nhập quốc tịch Việt Nam?

Nam Dương |

Bạn đọc có email viethungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là người Việt đã kết hôn với chồng là người Mỹ. Chồng tôi không biết nói tiếng Việt, thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tranh cãi xưng hô, "đẹp vãi đạn" và chuyện tiếng Việt gây hoang mang

Mi Lan |

Trên hành trình phát triển, tồn tại và bị vây bủa bởi nhiều lần tranh cãi, tiếng Việt đã có dòng chảy của riêng mình, với nhiều biến thiên và cả “nổi loạn”.

Cách xưng hô và tiếng Việt thường gây tranh cãi vì người Việt bảo thủ?

Mi Lan |

Đề xuất “Giáo viên không gọi học sinh là con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân không phải là lần đầu tiên tiếng Việt bị kéo vào một cuộc tranh cãi nảy lửa.

Người nước ngoài không biết tiếng Việt có được nhập quốc tịch Việt Nam?

Nam Dương |

Bạn đọc có email viethungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là người Việt đã kết hôn với chồng là người Mỹ. Chồng tôi không biết nói tiếng Việt, thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không?