"Bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là rất đúng!"

LƯƠNG HẠNH (GHI LẠI) |

Ngay sau khi Bộ Nội vụ có đề xuất về việc bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, một bạn đọc là giáo viên dạy môn ngữ văn bậc THCS với gần 30 năm kinh nghiệm đã gửi ý kiến đến Báo Lao Động.

Theo tôi, bỏ chứng chỉ chứng danh nghề nghiệp là rất đúng, phù hợp với nguyện vọng không chỉ cá nhân tôi mà là nguyện vọng của giáo viên cả nước.

Nội dung học để lấy chứng chỉ này không thiết thực, không sát với thực tiễn đổi mới từng ngày của giáo dục nước nhà. Học chỉ mang tính hình thức. Giáo viên đi học không có thêm kiến thức gì, cốt để có các chứng chỉ giữ hạng 2. Khi thực hiện chính sách lương mới không thiệt thòi tụt hạng chỉ vì cái giấy chứng chỉ đó.

Sau khi nghe thông tin trên báo về việc đề xuất bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tôi và chắc chắn toàn bộ giáo viên của tỉnh Lào Cai rất vui mừng và cũng bức xúc.

Tháng 4.2021, đang lúc dịch bệnh COVID-19 bùng phát và ôn thi học kỳ 2, giữa cái nắng đổ lửa chúng tôi phải đi học để lấy chứng chỉ này vào 2 ngày cuối tuần. Sau đó, sáng chiều đi làm, tối lại học online, lấy đâu ra thời gian soạn giáo án?

Lúc học online giảng viên điểm danh không có mặt thì lại bị ghi tên, chấn chỉnh là không được thi. Học được vài buổi thì phải nộp 2 triệu 500 ngàn đồng, đến túi hồ sơ để đơn xin học cũng phải nộp 20 ngàn đồng.

Vấn đề đặt ra là tại sao có nhiều tỉnh họ không yêu cầu giáo viên đi học ngay. Họ khuyến cáo là khi nào Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức bắt buộc phải có chứng chỉ thì đi học sau. Trong khi đó tỉnh Lào Cai lại có thông báo học ngay và luôn?

Trước mỗi buổi học, điều đầu tiên là các giảng viên nhắc học viên là nộp tiền. Nhiều giáo viên bận không đi học, không học online thì chỉ cần nộp tiền là được thi.

Tôi cảm thấy vô cùng xúc và quá ngán ngẩm tình trạng này. Tôi không đi học thì lại lo xếp lương theo vị trí việc làm chứng chỉ bị tụt hạng thì lấy đâu ra tiền trang trải cuộc sống.

Giáo viên đã nghèo nay còn đủ loại chi phí phải đóng, một tháng đóng không biết bao nhiêu loại quỹ. Riêng tháng 5 tôi đã đóng hơn 1 triệu đồng đủ loại quỹ. Tôi chỉ mong Bộ bỏ chứng chỉ này đi để tất cả giáo viên chưa đi học thì đỡ phải mất một khoản tiền như giáo viên tại tỉnh Lào Cai.

Trước đó, Bộ Nội vụ vừa có báo cáo số 2499/BNV-CCVC về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức. Theo báo cáo, Bộ Nội vụ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

LƯƠNG HẠNH (GHI LẠI)
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT thống nhất việc giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Bộ hoàn toàn thống nhất và đồng tình với đề xuất của Bộ Nội vụ về việc giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đội ngũ nhà giáo.

Chứng nhận bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp: Giáo viên đề xuất 2 phương án

Bảo Hân (ghi lại) |

Trước những vướng mắc, bất cập liên quan đến các quy định về giấy chứng nhận chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm xếp lương dành cho giáo viên, Báo Lao Động vừa nhận được bài viết của một nhóm giáo viên, trong đó đề xuất 2 phương án tháo gỡ.

Hướng dẫn xếp lương giáo viên thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Khi Thông tư 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 20.3, tôi đang là giáo viên tiểu học, đáp ứng đầy đủ bằng cấp, chỉ thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì có được nâng lên 2.34 không?

Giáo viên nêu giải pháp "gỡ rối" quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Chung Trang - Quang Đại |

Việc phân bậc, xếp hạng giáo viên dựa trên một số tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ vô hình trung tạo nên cuộc đua về văn bằng để hoàn thiện hồ sơ, để được tăng lương. Nhiều giáo viên kiến nghị nên bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thay vào đó là các tiêu chí đánh giá giáo viên dựa trên trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, trong đó có tham khảo ý kiến của học sinh và phụ huynh.

Giáo dục 24/7:Thông tin mới nhất về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Minh Ánh - Tuấn Anh |

Tin tức giáo dục đáng chú ý 21.3: Thông tin mới nhất về những bất cập liên quan đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp; Yên Bái: Học sinh cấp 2 dùng dao đâm bạn;...

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Bộ GDĐT thống nhất việc giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Bộ hoàn toàn thống nhất và đồng tình với đề xuất của Bộ Nội vụ về việc giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đội ngũ nhà giáo.

Chứng nhận bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp: Giáo viên đề xuất 2 phương án

Bảo Hân (ghi lại) |

Trước những vướng mắc, bất cập liên quan đến các quy định về giấy chứng nhận chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm xếp lương dành cho giáo viên, Báo Lao Động vừa nhận được bài viết của một nhóm giáo viên, trong đó đề xuất 2 phương án tháo gỡ.

Hướng dẫn xếp lương giáo viên thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Khi Thông tư 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 20.3, tôi đang là giáo viên tiểu học, đáp ứng đầy đủ bằng cấp, chỉ thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì có được nâng lên 2.34 không?

Giáo viên nêu giải pháp "gỡ rối" quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Chung Trang - Quang Đại |

Việc phân bậc, xếp hạng giáo viên dựa trên một số tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ vô hình trung tạo nên cuộc đua về văn bằng để hoàn thiện hồ sơ, để được tăng lương. Nhiều giáo viên kiến nghị nên bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thay vào đó là các tiêu chí đánh giá giáo viên dựa trên trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, trong đó có tham khảo ý kiến của học sinh và phụ huynh.

Giáo dục 24/7:Thông tin mới nhất về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Minh Ánh - Tuấn Anh |

Tin tức giáo dục đáng chú ý 21.3: Thông tin mới nhất về những bất cập liên quan đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp; Yên Bái: Học sinh cấp 2 dùng dao đâm bạn;...