Bị khủng bố đòi nợ: Giáo viên cần có kỹ năng tự bảo vệ

QUANG ĐẠI |

Một số giáo viên phải bỏ nghề, nhiều đồng nghiệp khác cũng lao đao vì bị nhiều người gọi điện nhắn tin “khủng bố” đòi nợ.

Sự việc nói trên diễn ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An, do một số giáo viên mầm non khó khăn nên phải vay tín chấp của FE Credit và sau đó dính hệ lụy. Giáo viên cho rằng họ đã thanh toán xong nhưng sau đó bỗng dưng nhận được điện thoại của những kẻ đòi nợ, thông báo vẫn còn nợ FE Credit.

Tiếp đó, điện thoại giáo viên và người thân, đồng nghiệp liên tục bị quấy phá, đe đọa. Một số hiệu trưởng, lãnh đạo Phòng Giáo dục cũng bị “khủng bố” đòi nợ, cắt ghép ảnh đưa lên mạng xã hội với các nội dung vu khống.

Trước sức ép quá lớn, một số giáo viên đã phải bỏ việc, chấp nhận cuộc sống khó khăn vì thấy áy náy với lãnh đạo, đồng nghiệp. Sự việc nói trên không chỉ diễn ra ở Nghệ An mà còn có ở nhiều nơi khác, gây hoang mang, bức xúc.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần khẩn trương xác minh thông tin, triển khai các giải pháp để xử lý các cá nhân vi phạm pháp luật, bảo vệ người dân. Thực tế đã có nhiều người sử dụng các biện pháp trái pháp luật để đòi nợ đã bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh đó, các giáo viên và người dân cũng cần trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình. Trước hết, tốt nhất hãy tránh xa các hình thức tín dụng không an toàn, không chính thống trên mạng hoặc trong thực tế như các hình thức cho vay trực tuyến, cho vay nặng lãi. Đây là các hình thức cho vay được mô tả “vay dễ - trả khó” với lãi suất rất cao mà nếu không trả đúng hạn, người vay sẽ rơi vào tình trạng mất an toàn.

Trường hợp khẩn cấp cần phải vay, thì nghiên cứu kĩ các quy định và trả tiền gốc, lãi đúng hạn. Thực chất đây là các khoản vay dành cho người cần tiền gấp trong khoảng thời gian ngắn, chứ không thể kéo dài. Những trường hợp khác cần tìm đến các tổ chức tín dụng được cấp phép, có điều kiện cho vay chặt chẽ nhưng lãi suất thấp, ổn định và tính an toàn cao, được pháp luật bảo đảm.

Đối với những người không liên quan đến khoản vay nhưng vẫn bị “khủng bố” đòi nợ qua tin nhắn, điện thoại, mạng xã hội thì có thể từ chối cuộc gọi, chặn số điện thoại quấy rối, không nghe các số điện thoại lạ, chặn các trang ảo trên mạng xã hội và tuyệt đối không chia sẻ các thông tin thất thiệt trên mạng xã hội. Đồng thời có biện pháp lưu lại bằng chứng, báo cho cơ quan chức năng các số điện thoại quấy rối, các tài khoản mạng xã hội có hành vi vi phạm pháp luật để xử lý.

Sở dĩ những kẻ quấy rối, khủng bố đòi nợ thành công là vì vẫn có người nghe điện thoại, xem và trả lời tin nhắn, xem, chia sẻ các thông tin thất thiệt trên mạng xã hội. Khi tất cả các hình thức nói trên bị từ chối, chặn, tẩy chay hoặc báo cơ quan chức năng, kẻ quấy rối sẽ mệt mỏi và từ bỏ.

Đặc biệt, khi bị cơ quan chức năng theo dõi, lập hồ sơ và xử lý, các đối tượng liên quan sẽ không dám hành động nữa.

Đây là những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết dành cho mọi người để đối phó với mọi hình thức quấy rối khác thông qua điện thoại và Internet, mạng xã hội.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Đòi nợ bằng cách "khủng bố" qua điện thoại là vi phạm pháp luật

Phan Tuấn |

Đắk Lắk, Đắk Nông - Sau khi Báo Lao Động phản ánh bài viết "Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố" thì đã có thêm nhiều người dân, thậm chí doanh nghiệp tiếp tục lên tiếng về việc thường xuyên bi người của các công ty tài chính sử dụng sim rác "quấy rối". Thậm chí, các đối tượng "đòi nợ thuê" suốt ngày đêm còn hăm dọa, thậm chí ép trả nợ thay.

“Tín dụng đen” tràn vào fanpage công ty tung tin vu khống đòi nợ công nhân

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Công đoàn cơ sở và công nhân tại một công ty trong Khu công nghiệp Hàm Kiệm II ở Bình Thuận đang rất bức xúc vì một số tài khoản Facebook cá nhân vào trang Facebook Công đoàn công ty để bình luận “đòi nợ” công nhân và đăng tải nội dung sai sự thật về công ty.

Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố"

Tuấn - Dũng |

Đắk Lắk - Mặc dù nhiều người dân ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar không vay tiền hoặc bảo lãnh cho người khác vay mượn nhưng liên tục bị các đối tượng "đòi nợ thuê" gọi điện, nhắn tin quấy rồi suốt ngày đêm. Các đối tượng này đã gây áp lực cho người dân nơi đây phải trả nợ thay, hoặc tác động để người vay trả nợ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đòi nợ bằng cách "khủng bố" qua điện thoại là vi phạm pháp luật

Phan Tuấn |

Đắk Lắk, Đắk Nông - Sau khi Báo Lao Động phản ánh bài viết "Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố" thì đã có thêm nhiều người dân, thậm chí doanh nghiệp tiếp tục lên tiếng về việc thường xuyên bi người của các công ty tài chính sử dụng sim rác "quấy rối". Thậm chí, các đối tượng "đòi nợ thuê" suốt ngày đêm còn hăm dọa, thậm chí ép trả nợ thay.

“Tín dụng đen” tràn vào fanpage công ty tung tin vu khống đòi nợ công nhân

PHẠM DUY |

Bình Thuận - Công đoàn cơ sở và công nhân tại một công ty trong Khu công nghiệp Hàm Kiệm II ở Bình Thuận đang rất bức xúc vì một số tài khoản Facebook cá nhân vào trang Facebook Công đoàn công ty để bình luận “đòi nợ” công nhân và đăng tải nội dung sai sự thật về công ty.

Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố"

Tuấn - Dũng |

Đắk Lắk - Mặc dù nhiều người dân ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar không vay tiền hoặc bảo lãnh cho người khác vay mượn nhưng liên tục bị các đối tượng "đòi nợ thuê" gọi điện, nhắn tin quấy rồi suốt ngày đêm. Các đối tượng này đã gây áp lực cho người dân nơi đây phải trả nợ thay, hoặc tác động để người vay trả nợ.