Bị khoá cổng ra vào nơi sinh sống, người dân cầu cứu

Bảo Hân – Hà Anh |

Hà Nội - Báo Lao Động nhận được đơn kêu cứu của các lao động đã từng làm việc tại Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long (Công ty Thăng Long) về việc họ bị công ty khoá cổng khu tập thể, gây ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt.

Trao đổi với phóng viên, các hộ dân cho biết, họ là những người lao động đã làm việc, gắn bó với Công ty Thăng Long (số 321 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội) hàng chục năm, được công ty ký quyết định phân nhà ở tại khu nhà tập thể nằm trong khu đất số 319 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Năm 2019, công ty bắt đầu thực hiện việc di dời các hộ dân khỏi địa chỉ số 319 phố Vĩnh Hưng.

Theo Uỷ ban nhân dân (UBND) phường Thanh Trì, tính đến nay, có 60 hộ dân đã di dời, 12 hộ chưa chấp hành di dời do chưa thống nhất về mức hỗ trợ di dời, trong đó hiện có 6 hộ với 22 nhân khẩu đang sinh sống ở khu đất 319 đường Vĩnh Hưng.

Theo các hộ dân này, để gây sức ép với người lao động, từ tháng 6.2021 đến tháng 10.2021, Công ty Thăng Long đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách trái luật với họ; từ năm 2019 đến nay, Công ty liên tục gây áp lực để buộc các hộ dân phải di dời khỏi nơi ở.

Cổng địa chỉ khu đất số 319 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai.
Cổng khu đất tại địa chỉ số 319 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai - nơi xảy ra vụ việc một số hộ dân bị khoá cổng.

“Chúng tôi nhận được thông báo: Bắt đầu từ ngày 7.6.2022, bảo vệ công ty khoá cổng ra vào từ 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau... Sáng ngày 21.9.2022, bảo vệ công ty khóa cổng không cho các cháu nhỏ đi học và người dân không ra ngoài đi làm được. Đến chiều, khi người quen đón các cháu đi học về thì bảo vệ vẫn không mở khóa để các cháu được vào nhà. Các cháu đứng vạ vật ngoài đường đến khoảng 22 giờ, sau đó đến ngủ nhờ nhà người quen” – một hộ dân trình bày.

Người dân trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về những khó khăn khi nơi sinh sống của họ bị khoá cổng. Thực hiện: Bảo Hân - Hà Anh

Biên bản làm việc của UBND phường Thanh Trì, được lập vào hồi 18 giờ 15 ngày 28.9 ghi nhận cửa cổng tại số 319 phố Vĩnh Hưng đang khoá. Trưởng phòng bảo vệ công ty cho biết việc khóa cổng thực hiện theo sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty.

Sau khi tổ công tác của UBND phường kiểm tra, nhắc nhở, bảo vệ đã mở cửa để 6 hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại 319 phố Vĩnh Hưng có thể đi lại, sinh hoạt bình thường...

Trong biên bản, UBND phường yêu cầu tổ bảo vệ và công ty phải mở cổng đúng giờ theo thông báo của công ty để các hộ dân đang sinh hoạt tại số 319 phố Vĩnh Hưng đi lại bình thường và phải có bảo vệ trực 24/24 giờ để người dân liên hệ mở cổng khi có sự việc cần thiết hoặc xảy ra sự cố...

Trao đổi với phóng viên về vụ việc, ông Dương Văn Hoà - Chủ tịch UBND phường Thanh Trì – cho biết, năm 2020, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đã kết luận việc công ty để cho cán bộ sử dụng một phần diện tích nhà, đất khu đất có diện tích 7.200m2 tại số 319 phố Vĩnh Hưng là sử dụng đất không đúng mục đích. Vì vậy, phải tiến hành di dời các hộ dân để trả lại nguyên trạng đất sản xuất. Tính đến nay, có 60 hộ dân đã di dời, 12 hộ chưa chấp hành di dời do chưa thống nhất về mức hỗ trợ di dời, trong đó hiện có 6 hộ đang sinh sống với 22 nhân khẩu đang sống ở khu đất 319 đường Vĩnh Hưng.

“UBND phường đã phối hợp với Công ty vận động tuyên truyền với các hộ dân phải thực hiện kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên Môi trường. Sau rất nhiều cuộc làm việc, vận động, giải thích, nhưng đến nay, các hộ dân vẫn chưa nhất trí với mức thỏa thuận hỗ trợ” - ông Hoà nói.

Ngày 29.9, phóng viên liên lạc gọi điện, nhắn tin đến số điện thoại của ông Dương Ngọc Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng giao thông Thăng Long nhưng không nhận được trả lời.  

Bảo Hân – Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Sống cạnh nhà máy Thuốc lá Thăng Long, người dân TT Quốc Oai kêu cứu

MINH HÀ - LINH TRANG |

Từ tháng 2.2020, công ty Thuốc lá Thăng Long di chuyển toàn bộ nhà máy đến Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai. Cũng từ đó, người dân ở khu vực này phải sống chung với mùi hôi thuốc lá nồng nặc, dù đã nhiều lần kêu cứu nhưng vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra để giải quyết.

Hà Nội: Sống giữa ngập ngụa rác thải, dân kêu cứu

THÙY DƯƠNG |

Hà Nội - Ngày 21.9, theo ghi nhận của Lao Động tại ngõ 120 đường Trường Chinh (quận Đống Đa), vật liệu xây dựng, rác thải sinh hoạt... vứt tràn lan. Tình trạng trên kéo dài nhiều năm, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Công ty CP Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long chấm dứt HĐLĐ trái luật

Tất Thảo |

Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với nhiều người lao động với lý do đưa ra là gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long (Công ty Thăng Long) tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) không tuân thủ đúng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, khiến quyền lợi của người lao động không được đảm bảo.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Sống cạnh nhà máy Thuốc lá Thăng Long, người dân TT Quốc Oai kêu cứu

MINH HÀ - LINH TRANG |

Từ tháng 2.2020, công ty Thuốc lá Thăng Long di chuyển toàn bộ nhà máy đến Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai. Cũng từ đó, người dân ở khu vực này phải sống chung với mùi hôi thuốc lá nồng nặc, dù đã nhiều lần kêu cứu nhưng vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra để giải quyết.

Hà Nội: Sống giữa ngập ngụa rác thải, dân kêu cứu

THÙY DƯƠNG |

Hà Nội - Ngày 21.9, theo ghi nhận của Lao Động tại ngõ 120 đường Trường Chinh (quận Đống Đa), vật liệu xây dựng, rác thải sinh hoạt... vứt tràn lan. Tình trạng trên kéo dài nhiều năm, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Công ty CP Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long chấm dứt HĐLĐ trái luật

Tất Thảo |

Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với nhiều người lao động với lý do đưa ra là gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long (Công ty Thăng Long) tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) không tuân thủ đúng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, khiến quyền lợi của người lao động không được đảm bảo.