Bên trong lớp học đặc biệt của người thầy viết chữ bằng miệng

Hoàng Đông - Sơn Tùng |

Mặc dù khuyết tật nhưng thầy giáo Phùng Văn Trường hàng ngày vẫn cần mẫn gieo chữ cho các em nhỏ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.  

Sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng càng lớn, tay chân anh Trường càng yếu, đi không vững phải vịn tường mới có thể đứng được. Ở tuổi cắp sách đến trường, vì muốn con cũng bằng bạn bằng bè, biết mặt chữ, biết tính toán, bố anh cho con đi học, không cầm bút được thì ông kẹp bàn tay anh lại tập viết.
Sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng càng lớn, tay chân anh Trường càng yếu, đi không vững, phải vịn tường mới có thể đứng được. Ngày nhỏ, vì muốn con biết mặt chữ, biết tính toán, bố cho anh đi học. Nếu không cầm bút được thì ông kẹp bàn tay anh lại tập viết.
Năm lớp 8, chân anh yếu rồi liệt hẳn, anh phải nghỉ ở nhà. Từ đó, cuộc đời anh gắn liền với chiếc xe lăn. Nhìn các bạn đồng trang lứa đi học, nỗi nhớ lớp, đôi khi khiến cậu học sinh rơi vào bế tắc.
Năm lớp 8, chân yếu rồi liệt hẳn, anh phải nghỉ ở nhà. Từ đó, cuộc đời anh gắn liền với chiếc xe lăn.
Khi trưởng thành, không muốn bản thân mình là gánh nặng cho gia đình, anh xin bố mẹ ra ở riêng, trong căn nhà nhỏ của riêng mình anh mở quầy hàng nho nhỏ, để tự nuôi sống bản thân. Thấy mình biết chữ mà không thể viết được, người ta mua chịu hàng không ghi chép được anh trăn trở lắm. Anh nghĩ thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có chân để quặp bút viết, còn anh đến cả chân cũng không đứng được thì nói gì đến tập viết. Giờ muốn tập chỉ có cách dùng miệng thôi. Nghĩ là làm, anh cắn bút tập viết. Mới đầu chưa quen, cán bút chọc vào họng anh liên tục gây buồn nôn. Khó khăn là thế mà chữ lại không ra hình thù gì, đã có lúc anh đã quẳng cả bút giấy đi không muốn tập nữa.
Khi trưởng thành, không muốn bản thân mình là gánh nặng cho gia đình, anh xin bố mẹ ra ở riêng. Tại căn nhà nhỏ của mình, anh mở quầy hàng để tự nuôi sống bản thân. Thấy người ta mua chịu hàng mà mình không ghi chép được, anh trăn trở. Muốn viết được, anh chỉ còn cách dùng miệng. Nghĩ là làm, anh cắn bút tập viết. Mới đầu chưa quen, cán bút chọc vào họng liên tục khiến anh buồn nôn. Khó khăn là thế mà chữ vẫn không ra hình thù gì, có lúc anh quẳng cả bút giấy đi, không tập viết nữa.
Nhưng rồi ông trời cũng không phụ lòng người, ròng rã kiên trì tập luyện, hơn một tháng sau anh bắt đầu viết được, dần dần anh có thể làm chủ được cây bút và viết được chữ từ miệng, ngày ngày rèn luyện nét chữ của anh cũng đẹp nên rất nhiều.
Nhưng rồi, ông trời cũng không phụ lòng người, ròng rã kiên trì tập luyện, hơn một tháng sau, anh bắt đầu viết được, dần dần anh có thể làm chủ được cây bút và viết được chữ từ miệng. Ngày ngày rèn luyện, nét chữ của anh đẹp lên rất nhiều.
Thấy các cháu trong họ hàng học yếu, anh bảo gia đình đến anh rèn chữ, luyện toán giúp. Dần dần, các gia đình trong các thôn xung quanh cũng đưa con đến nhờ anh giúp. Phần lớn, các cháu học ở lớp anh đều là học sinh yếu kém, các cháu học ở các khối lớp khác nhau nên mỗi trường hợp anh phải dạy riêng để làm sao các cháu dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất.
Thấy các cháu trong họ hàng học yếu, anh bảo gia đình đưa đến anh rèn chữ, luyện toán giúp. Dần dần, gia đình các thôn xung quanh cũng đưa con đến nhờ anh giúp. Phần lớn các cháu đều là học sinh yếu kém, lại học ở các khối lớp khác nhau nên mỗi trường hợp anh phải dạy riêng để làm sao cho trò dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất.
 “Các cháu tiếp thu chậm không có nghĩa là không tiếp thu được, dạy một lần không nhớ thì tôi dạy lại nhiều lần, bao giờ các cháu nhớ được thì thôi. Như thế, sau này các cháu không đi học cao được thì cũng biết tính toán, rành mặt chữ mà làm ăn.”
“Các cháu tiếp thu chậm không có nghĩa là không tiếp thu được, dạy một lần không nhớ thì tôi dạy lại nhiều lần, bao giờ các cháu nhớ được thì thôi. Như thế, sau này các cháu không học cao lên được thì cũng biết tính toán, rành mặt chữ mà làm ăn" - "thầy giáo" Phùng Văn Trường chia sẻ
Ngày ngày, lớp học đặc biệt này của anh vẫn luôn rộn tiếng ê a đánh vần, tính toán phép cộng trừ nhân chia của lũ trẻ nhỏ đáng yêu. Với anh đó là cả niềm hạnh phúc của một người tàn nhưng không phế, mang chút công sức ra đóng góp cho đời.
Ngày ngày, lớp học đặc biệt của anh luôn rộn tiếng trẻ ê a đánh vần, tính toán cộng trừ nhân chia. Với anh, đó là niềm hạnh phúc của một người tàn nhưng không phế, mang chút công sức đóng góp cho đời.
Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là thầy cả. Vì người ta học cao, đỗ đạt mới gọi là thầy giáo, còn tôi học chưa hết lớp tám, kiến thức cũng cơ bản thôi. Như nhà Phật nói, các cháu đến với tôi là do chữ Duyên. Tôi chỉ là người đi trước truyền lại những gì mình biết cho người đi sau thôi, giúp được các cháu là tôi thấy vui lắm rồi.
"Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là thầy giáo cả. Vì người ta học cao, đỗ đạt mới gọi là thầy giáo, còn tôi học chưa hết lớp 8, kiến thức cũng cơ bản thôi. Như nhà Phật nói, các cháu đến với tôi là do chữ "duyên". Tôi chỉ là người đi trước truyền lại những gì mình biết cho người đi sau thôi, giúp được các cháu là tôi thấy vui lắm rồi".
Hoàng Đông - Sơn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Hai học sinh chết đuối, thầy giáo dạy bơi đau đớn

Trần Tuấn |

Trước cái chết của 2 học sinh Trường THCS Cẩm Trung (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) khi đi tắm biển, không chỉ người thân đau đớn, xót xa mà người thầy giáo hơn 10 năm dạy bơi cho hàng ngàn học sinh của trường cũng đau đớn bởi các em đã học bơi và bơi rất giỏi.

Thầy giáo tổ chức tiết học ngoại khóa khiến hàng triệu người rơi nước mắt

Đặng Chung |

Gần 12 năm trên cương vị là Bí thư Đoàn trường THPT Nghi Lộc 3 (tỉnh Nghệ An), thầy Trần Trung Kiên đã đưa ra nhiều ý tưởng, biến tiết chào cờ của trường thành những buổi sinh hoạt ngoại khóa ý nghĩa.

Rơi nước mắt khi nghe kể về quá trình mang con chữ đến đảo “5 không”

Bích Ngọc |

“Cái hạnh phúc nhất tôi nhận được từ học trò của mình là trên gương mặt của chúng không còn những giọt nước mắt nữa, thay vào đó là những nụ cười” – câu chuyện mang con chữ đến hòn đảo xa xôi ở Cà Mau của thượng úy Trần Bình Phục đã khiến gương mặt MC Trấn Thành nhiều lần lăn dài những giọt nước mắt xúc động.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Hai học sinh chết đuối, thầy giáo dạy bơi đau đớn

Trần Tuấn |

Trước cái chết của 2 học sinh Trường THCS Cẩm Trung (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) khi đi tắm biển, không chỉ người thân đau đớn, xót xa mà người thầy giáo hơn 10 năm dạy bơi cho hàng ngàn học sinh của trường cũng đau đớn bởi các em đã học bơi và bơi rất giỏi.

Thầy giáo tổ chức tiết học ngoại khóa khiến hàng triệu người rơi nước mắt

Đặng Chung |

Gần 12 năm trên cương vị là Bí thư Đoàn trường THPT Nghi Lộc 3 (tỉnh Nghệ An), thầy Trần Trung Kiên đã đưa ra nhiều ý tưởng, biến tiết chào cờ của trường thành những buổi sinh hoạt ngoại khóa ý nghĩa.

Rơi nước mắt khi nghe kể về quá trình mang con chữ đến đảo “5 không”

Bích Ngọc |

“Cái hạnh phúc nhất tôi nhận được từ học trò của mình là trên gương mặt của chúng không còn những giọt nước mắt nữa, thay vào đó là những nụ cười” – câu chuyện mang con chữ đến hòn đảo xa xôi ở Cà Mau của thượng úy Trần Bình Phục đã khiến gương mặt MC Trấn Thành nhiều lần lăn dài những giọt nước mắt xúc động.