Bắt học sinh lớp 2 học thành ngữ dị bản - NXB Giáo dục nói sáng tạo!?

KHÔI NGUYÊN |

Trước lí giải của đại diện NXB Giáo dục Việt Nam về lỗi diễn đạt trong quyển SGK lớp 2, tôi cho rằng lần này, người làm sách đã đảo ngược quy trình dạy học.

Sách giáo khoa sử dụng dị bản

Gần đây, phụ huynh phát hiện bài tập đọc của tuần thứ 28, trang 83 là truyện Kho báu (theo ngụ ngôn Ê-Dốp, Nguyệt Tú dịch) mở đầu có câu văn: “Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu...”.

“Một nắng hai sương”, “cày sâu cuốc bẫm” vốn là hai cụm thành ngữ rất quen thuộc với mọi người, nói về sự nhọc nhằn, vất vả, cần cù của người nông dân thời xưa.

Còn hai câu "hai sương một nắng", "cuốc bẫm cày sâu...” rất ít biết đến và sử dụng. Nghe qua đều thấy ngược ngạo, không xuôi tai. Thử tra tìm trên Google, cũng chỉ tìm được vài kết quả và rõ ràng câu văn đưa vào trở nên không hay chút nào.

Chưa hết, SGK cũng viết: "Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời”. Câu cú, văn phong rõ ràng xa lạ với cách diễn đạt của người Việt hiện nay.

Tuy nhiên, trả lời thắc mắc của phụ huynh sau đó, đại diện NXB lại khẳng định không sai, đồng thời còn cho rằng đây là sự sáng tạo của người viết.

Được biết, đây là cách "trả lời mẫu" thường thấy của người có trách nhiệm khi bộ SGK bị phát hiện ra lỗi.

Lớp 2 học khó hơn lớp 7

Với phụ huynh, đây là câu trả lời thiếu thuyết phục và thể hiện sự thiếu trách nhiệm. Đơn giản, không thể dạy trẻ đang tập đi bằng giáo án của vận động viên thi chạy marathon. Với học sinh trình độ lớp 2, dạy các em diễn đạt chuẩn xác mới là quan trọng nhất. Người có trách nhiệm đã quên mất điều cốt lõi này. Việc giáo dục trẻ phải là dần dần từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Các học sinh đâu phải đều là thiên tài!

Bộ SGK các cấp học còn là sự lặp lại và tiếp nối kiến thức học sinh đã lĩnh hội. Về bài học thành ngữ, được biết, trang 143-145, SGK Ngữ văn 7 tập 1 có cung cấp cho học sinh khá rõ khái niệm thành ngữ. Theo đó, học sinh lớp 7 hiểu đây là những loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Phần luyện tập cuối bài học yêu cầu học sinh điền thêm yếu tố để một số thành ngữ trọn vẹn. Đáng chú ý, có thành ngữ quen thuộc: "Một nắng hai...". Từ cần điền là "sương".

Bài học thành ngữ lớp 7, có yêu cầu học sinh hoàn thành câu thành ngữ quen thuộc "Một nắng hai sương".

Phụ huynh không khỏi thắc mắc, ở chương trình lớp 7, những học sinh lớn hơn, trình độ nhận thức cao hơn được học câu thành ngữ chuẩn. Trong khi những học sinh lớp 2 đang cần rèn kỹ năng nói viết chuẩn xác lại được dạy một ngữ liệu dị bản, xa lạ với các trẻ và... cả cha mẹ các cháu. 

Rõ ràng cho thấy sự chưa hợp lý của việc biên soạn. Tôi tự nhủ nếu như người làm sách biên soạn có ý thức sự tiếp nối, họ đã làm một việc vô cùng hiệu quả, nâng cao khả năng tiếp nhận cũng như phản biện của học sinh lớp 7 qua câu tục ngữ "Hai sương một nắng" - cái được gọi là dị bản của thành ngữ, nghệ thuật đảo ngữ, vận dụng sáng tạo của người viết. Như vậy, sẽ hợp lý, thuyết phục hơn nhiều, hay hơn nhiều lần so việc đưa ra một thành ngữ dị bản, xa lạ cho học sinh tiểu học ghi nhớ, sử dụng. 

KHÔI NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Nhà xuất bản Giáo dục lên tiếng về lỗi trong sách giáo khoa lớp 2

Huyên Nguyễn |

Theo phản ánh của một số phụ huynh mới đây, nội dung trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2, tập 2 NXB Giáo Dục Việt Nam đang được giáo viên và học sinh sử dụng mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Nhà xuất bản Giáo dục lên tiếng về lỗi trong sách giáo khoa lớp 2

Huyên Nguyễn |

Theo phản ánh của một số phụ huynh mới đây, nội dung trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2, tập 2 NXB Giáo Dục Việt Nam đang được giáo viên và học sinh sử dụng mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp.