Bao giờ du khách từ Đà Nẵng vào Hội An bằng đường thủy qua sông Cổ Cò?

Trung Hiếu |

Cho đến thời điểm này, dự án khơi thông sông Cổ Cò, nối Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) bằng đường thủy đã quá hạn nhưng chưa hoàn thành. Nhiều đoạn hiện vẫn là những bãi bồi nuôi bò, hoặc làm nơi canh tác hoa màu của người dân hai bên bờ.

Dự án khơi thông sông Cổ Cò được phía Quảng Nam chính thức khởi công tháng 7.2020, với kinh phí hàng trăm tỉ đồng, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Đà Nẵng đã làm trước đó.

Hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam kỳ vọng sự hồi sinh con sông góp phần tạo nên sản phẩm du lịch mới kết nối từ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đến TP Hội An (tỉnh Quảng Nam); đồng thời, tạo ra quỹ đất, không gian mới cho liên kết hạ tầng, đô thị, công nghiệp và dịch vụ hai địa phương ven biển… Theo đó, hàng loạt dự án bất động sản ven tuyến sông với thiết kế cầu cảng du thuyền, cano cao tốc... được triển khai rầm rộ nhưng sau một thời gian thì dự án bất động cùng với tiến độ gần như giẫm chân tại chỗ.

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Nam (chủ đầu tư) cho biết, các bên liên quan từng thể hiện quyết tâm hoàn thành dự án thông qua việc ký cam kết về tiến độ bồi thường, bàn giao mặt bằng thi công vào tháng 10.2021, nhưng đến nay đều bế tắc.

Khởi thủy của sông Cổ Cò bắt nguồn từ cửa sông Trường Giang (Núi Thành, Quảng Nam) đổ về cửa Đại, cầu Phước Trạch (P. Cửa Đại, Hội An). Từ đây, một nhánh sông bẻ ngoặt, uốn lượn về Đà Nẵng trên một đường cong, chẳng khác nào cổ con cò (nên dân gian gọi là sông Cổ Cò?).

Trong quá khứ, sông Cổ Cò có tên Lộ Cảnh Giang; trước thế kỷ 19 là tuyến đường thủy quan trọng nối tiền cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An, lúc nào cũng tấp nập trên bến, dưới thuyền.

Đầu thế kỷ 20, sông bị bồi lấp mạnh và nhiều đoạn biến thành nhà cửa, vườn tược của người dân hai địa phương. Từ năm 2003, lãnh đạo hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã nghĩ đến việc khơi thông lại dòng sông, biến Cổ Cò thành tuyến đường thủy phục vụ công nghiệp du lịch.

Mô hình dự án sân golf kết hợp căn hộ cho thuê dự kiến xây dựng dọc sông Cổ Cò. Ảnh Golf View Đà Nẵng
Mô hình một dự án sân golf dự kiến xây dựng dọc sông Cổ Cò (sau khi được khơi thông) nối Đà Nẵng vào Hội An. Ảnh Golf View Đà Nẵng

Trong suốt thời gian đó, hai địa phương tổ chức nạo vét từng đoạn, từ phía hai đầu đi vào. Gần 20 năm qua, trong tổng chiều dài 28km, đoạn sông Cổ Cò trên địa phận Đà Nẵng cơ bản đã được nạo vét, khơi được dòng chảy giữa các khu đô thị mới, phần còn lại là việc mở rộng, xây dựng cảnh quan và các cây cầu qua sông.

Dòng Cổ Cò trên đất Quảng Nam với chiều dài 21km, phía thượng lưu đập ngược lên sông Hà Sấu, qua chợ Cầu cũ, nhiều đoạn sông vẫn ngập đầy lục bình, nước đọng thành vũng tù cùng với hàng chục héc ta đồng ruộng hoang hóa, những đầm lầy ô nhiễm.

Thời điểm cơ bản thông dòng mà hai địa phương từng hạn định là vào tháng 9.2020, nay đã quá hơn 2 năm. Trên chiều dài gần chục cây số của dự án sông Cổ Cò qua thị xã Điện Bàn, công cuộc nạo vét vẫn còn dang dở.

Theo quy hoạch, hai bên bờ sông Cổ Cò sẽ có các bến thuyền du lịch, kết hợp các công viên sinh thái, hình thành chuỗi đô thị du lịch dịch vụ ven sông Hội An - Điện Bàn - Đà Nẵng. Hiện trên toàn tuyến sông Cổ Cò có hàng chục dự án đô thị sinh thái đã và đang triển khai.

Hiện tại, UBND tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo để thông luồng dòng sông. Trong một cuộc họp, đại diện chính quyền Quảng Nam cho biết, tinh thần là ngày 30.10.2023 bàn giao mặt bằng toàn tuyến của Dự án để tiếp tục nạo vét, khơi dòng. Thế nhưng bao giờ thông tuyến đường thủy du lịch này bằng những chuyến tàu du lịch thì… hãy đợi đấy!

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ Bắc kênh Rạch Giá - Long Xuyên

Lâm Điền |

Tỉnh An Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với đoạn sạt lở bờ Bắc kênh Rạch Giá - Long Xuyên.

Các đối tượng lập nhóm đi chiếm đất kênh rạch vẫn chưa nhổ cọc theo yêu cầu

Nhóm PV |

TP Hồ Chí Minh - Chính quyền địa phương đã mời các đối tượng có liên quan đến chiếm đất lên làm việc và yêu cầu nhổ cọc bê tông đã đóng trái phép, tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn nhưng các đối tượng vẫn chưa thực hiện.

5 tuyến kênh rạch ô nhiễm ở TP Hồ Chí Minh sẽ được hồi sinh

MINH QUÂN |

Rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, kênh Hy Vọng, kênh A41 là 5 tuyến kênh, rạch ô nhiễm ở TP Hồ Chí Minh đã và sẽ được cải tạo, giúp chỉnh trang đô thị, giảm ô nhiễm và ngập nước ở TP Hồ Chí Minh.

Lấn chiếm kênh rạch làm tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm môi trường

AN NHIÊN |

Kênh Rạch Gừa, ấp Long Khánh A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp trước đây thông thoáng, tuy nhiên đến khoảng năm 2018 nhiều hộ dân lấn chiếm lòng rạch để xây dựng nhà ở, dẫn đến tắc nghẽn nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Trắc nghiệm: Những điều thú vị về Thủ đô Hà Nội

NHÓM PV |

Hà Nội là thủ đô, là thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên đại công trường dự án đường nghìn tỉ liên kết vùng của Thái Nguyên

Nguyễn Tùng |

Dự án đường liên kết 3 tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc trị giá hơn 3.800 tỉ đồng sau hơn 1 năm triển khai đã hình thành một đại công trường xẻ núi, bạt đồi với hàng triệu m3 đất được đào đắp.

Xôn xao tin đồn sách giáo khoa dạy trẻ nói dối, Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Vân Trang |

Trước thông tin phản ánh một số bài thơ trong sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông mới có nội dung dạy học sinh nói dối, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã lên tiếng.

Công đoàn Quân đội trung thành, bản lĩnh, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 18.10, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Công đoàn Quân đội lần thứ X (2023 - 2028) khai mạc. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Bí thư Quân ủy Trung ương gửi lẵng hoa chúc mừng.

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ Bắc kênh Rạch Giá - Long Xuyên

Lâm Điền |

Tỉnh An Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với đoạn sạt lở bờ Bắc kênh Rạch Giá - Long Xuyên.

Các đối tượng lập nhóm đi chiếm đất kênh rạch vẫn chưa nhổ cọc theo yêu cầu

Nhóm PV |

TP Hồ Chí Minh - Chính quyền địa phương đã mời các đối tượng có liên quan đến chiếm đất lên làm việc và yêu cầu nhổ cọc bê tông đã đóng trái phép, tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn nhưng các đối tượng vẫn chưa thực hiện.

5 tuyến kênh rạch ô nhiễm ở TP Hồ Chí Minh sẽ được hồi sinh

MINH QUÂN |

Rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, kênh Hy Vọng, kênh A41 là 5 tuyến kênh, rạch ô nhiễm ở TP Hồ Chí Minh đã và sẽ được cải tạo, giúp chỉnh trang đô thị, giảm ô nhiễm và ngập nước ở TP Hồ Chí Minh.

Lấn chiếm kênh rạch làm tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm môi trường

AN NHIÊN |

Kênh Rạch Gừa, ấp Long Khánh A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp trước đây thông thoáng, tuy nhiên đến khoảng năm 2018 nhiều hộ dân lấn chiếm lòng rạch để xây dựng nhà ở, dẫn đến tắc nghẽn nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.