Bài học Việt Á và việc chậm trễ đấu thầu, mua sắm sinh phẩm xét nghiệm

Thái Anh |

Trong những ngày vừa qua, dư luận cả nước xôn xao trước những thông tin về vụ việc thổi giá, mập mờ chất lượng và cấu kết trục lợi từ bộ kit xét nghiệm RT-PCR của Công ty Việt Á, trong đó không ít người đã đặt vấn đề về trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan hữu quan.

Trông chờ cấp phát đến khi nào?

Trên thực tế, giới chuyên môn và dư luận đã nhiều lần lên tiếng đòi hỏi phải có chiến lược căn cơ, bài bản về sinh phẩm xét nghiệm, vắc-xin và thuốc điều trị COVID-19… từ Bộ Y tế nhưng đến nay chỉ là sự im lặng từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Y tế.

Chỉ còn 2 ngày nữa là hết năm 2021, nhưng vẫn chưa có những quy định, hướng dẫn đủ mạnh, đủ rõ ràng để các địa phương, đơn vị lấy làm căn cứ để triển khai công tác đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch cho năm 2022. Vấn đề này đang gây ra rất nhiều hệ luỵ trong xã hội, nhưng dường như đến nay vẫn chưa có giải pháp triệt để.

Nhu cầu mua sắm, trang bị là tất yếu, nhưng cơ quan, đơn vị, địa phương nào cũng lo lắng bị mắc sai phạm, bị khởi tố mặc dù nhiều khi lỗi là do cơ chế, do thiếu hành lang pháp lý rõ ràng.

Sự việc liên quan đến kit test Việt Á đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận.
Sự việc liên quan đến kit test Việt Á đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận.

Suốt thời gian qua, đa số các địa phương vẫn còn tâm lí trông chờ vào sự cấp phát trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch từ Bộ Y tế hoặc tài trợ của các doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp cũng đã nỗ lực chung tay, góp sức cùng cả nước, đóng góp tài lực, vật lực cho công cuộc phòng chống dịch. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn, một số doanh nghiệp đã đuối sức, thậm chí bế tắc khi liên tục nhận được yêu cầu, đề nghị tài trợ, tặng thêm số lượng lớn trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm, vượt quá khả năng đáp ứng của mình.

Cần có chiến lược bài bản về sinh phẩm xét nghiệm

Chất lượng các sinh phẩm, hoá chất phục vụ công tác xét nghiệm cần được hết sức chú trọng và phải được đánh giá lại một cách có hệ thống. Trước đây, do vô tình hay cố ý, một số địa phương đã phải trả mức giá cao nhưng chỉ nhận được các sinh phẩm có nguồn gốc lập lờ, chất lượng rất khiêm tốn. Các kit xét nghiệm chất lượng thấp này cho độ nhạy và độ đặc hiệu rất kém, dẫn tới nhiều sai sót trong kết quả tầm soát, gây lãng phí cả thời gian, tiền bạc và cơ hội kiểm soát dịch bệnh.

Chính phủ và Bộ Y tế cần có cách tiếp cận dài hơi hơn về vaccine và thuốc điều trị COVID-19. Ngoài việc tăng cường nhập khẩu và tranh thủ các nguồn viện trợ, cũng cần có cơ chế cụ thể để hiện thực hoá lời kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp tích cực nghiên cứu phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để chủ động nguồn cung trong nước.

Để khắc phục những bất cập này, rất cần có chỉ đạo của Chính phủ và vai trò định hướng của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng và quy định rõ ràng về tiêu chí, điều kiện để các địa phương căn cứ vào đó trong quá trình xây dựng hồ sơ mua sắm, mời thầu cung cấp sinh phẩm, hoá chất xét nghiệm COVID-19.

Bộ Y tế cần rà soát lại các quy định hiện hành, khảo sát trên toàn quốc về nhu cầu, khảo sát trên thị trường thế giới về nguồn cung cấp, giá cả và năng lực đáp ứng, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch bài bản, kèm theo hướng dẫn chi tiết cho 2022 và các năm tiếp theo để các địa phương, đơn vị yên tâm triển khai công tác tối quan trọng này.

Các tiêu chí về chất lượng, giá cả cũng phải được hướng dẫn rõ ràng, tránh để cả nước tiếp tục rơi vào tình trạng thụ động như thời gian qua, vô tình tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đen như Việt Á và các nhóm lợi ích lộng hành, thao túng thị trường.

Căn cứ vào những hướng dẫn này, mỗi địa phương cần tính toán nhu cầu, số lượng trang thiết bị và sinh phẩm xét nghiệm từ nay đến hết 2022 và chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm, phục vụ nhu cầu trước mắt và dự trữ cho các tình huống phát sinh trong dài hạn.

Các địa phương cần phát huy vai trò trách nhiệm, tinh thần chủ động của các địa phương, việc lập kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cho các nguồn lực phòng chống dịch.

Đặc biệt là công tác mua sắm, đấu thầu, dự trữ sẵn cơ số trang thiết bị, vắc-xin, thuốc men, hoá chất và sinh phẩm xét nghiệm sẽ được thực hiện bài bản hơn, đáp ứng tốt các đòi hỏi của thực tiễn phòng chống dịch bệnh, đảm bảo yêu cầu cao nhất về chất lượng, giá cả và nguồn gốc của các sản phẩm, góp phần mang lại thành công chung cho công cuộc kiểm soát dịch bệnh của cả nước.

Thái Anh
TIN LIÊN QUAN

Bộ KH&CN "đổ thừa" vụ kit xét nghiệm Việt Á cho báo chí là vô lý

Nhóm PV |

Trước lý giải của bộ Khoa học và Công nghệ về việc đăng tải thông tin kit xét nghiệm Việt Á được WHO chấp thuận, ông Phạm Văn Hòa (Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng Bộ cần có tinh thần cầu thị để nhận trách nhiệm.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an: Không có vùng cấm, xử lý triệt để vụ Công ty Việt Á

Việt Dũng |

Hà Nội - Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03), Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đã bán kit test COVID-19 cho 62 tỉnh, thành phố trên cả nước trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh thu 4.000 tỉ đồng. Quan điểm của cơ quan điều tra là điều tra triệt để và xử lý nghiêm."Không có vùng cấm", đại diện C03 khẳng định.

Vì sao Quảng Ninh không mua kit xét nghiệm của Việt Á?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trả lời tại Hội nghị thông tin báo chí sáng 28.12, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh – Nguyễn Trọng Diện – cho biết Quảng Ninh không mua kít xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Bộ KH&CN "đổ thừa" vụ kit xét nghiệm Việt Á cho báo chí là vô lý

Nhóm PV |

Trước lý giải của bộ Khoa học và Công nghệ về việc đăng tải thông tin kit xét nghiệm Việt Á được WHO chấp thuận, ông Phạm Văn Hòa (Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng Bộ cần có tinh thần cầu thị để nhận trách nhiệm.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an: Không có vùng cấm, xử lý triệt để vụ Công ty Việt Á

Việt Dũng |

Hà Nội - Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03), Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đã bán kit test COVID-19 cho 62 tỉnh, thành phố trên cả nước trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh thu 4.000 tỉ đồng. Quan điểm của cơ quan điều tra là điều tra triệt để và xử lý nghiêm."Không có vùng cấm", đại diện C03 khẳng định.

Vì sao Quảng Ninh không mua kit xét nghiệm của Việt Á?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trả lời tại Hội nghị thông tin báo chí sáng 28.12, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh – Nguyễn Trọng Diện – cho biết Quảng Ninh không mua kít xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á.