"Bác sĩ F0" tâm sự những ngày vừa là bệnh nhân COVID-19 vừa là bác sĩ

KHÁNH LINH |

Trong những lúc bản thân cũng rơi vào vòng xoáy của dịch bệnh, cũng mang trong mình virus và trở thành bệnh nhân, song có những y bác sĩ tuyến đầu đang "trực chiến" tại các bệnh viện dã chiến, họ đã không từ bỏ và để lỡ ngày nào trong việc cứu chữa cho bệnh nhân.

Bác sĩ Trần Công Khải – Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Lê Văn Thịnh là một trong số những “bác sĩ F0” tại bệnh viện dã chiến số 2 (TP. Thủ Đức). Một ngày bình thường với bộn bề công việc chính là chăm sóc và thăm khám cho bệnh nhân trong khu vực Hồi sức tại bệnh viện, bác sĩ bỗng cảm thấy trong cơ thể có những triệu chứng nhiễm bệnh, với biểu hiện sốt, ho và mất vị giác.

"Khi đó kết quả xét nghiệm PCR lần gần nhất của tôi là âm tính. Khi bắt đầu có những dấu hiệu bệnh, tôi nhanh chóng lấy kit xét nghiệm nhanh và tự test cho bản thân, kết quả tôi nhận được là dương tính. Ngay ngày hôm đó bệnh viện thực hiện test PCR cho tôi"- bác sĩ Khải kể.

Ngày hôm đó, cuộc sống ở bệnh viện dã chiến của bác sĩ Khải đã trở nên thật khác. Dọn đồ đến khu cách ly bệnh nhân COVID-19, bác sĩ cởi bỏ lớp quần áo blouse mà thay vào đó chỉ mặc quần áo bình thường để "giấu" đi việc mình là y bác sĩ.

"Khi tôi vào khu bệnh nhân, tôi phải giấu việc mình là bác sĩ vì bệnh nhân khi thấy bác sĩ cũng bị nhiễm có thể họ sẽ thấy lo lắng"- Bác sĩ Khải giải thích.

Tuy nhiên khi sinh hoạt ở đây cùng với người bệnh, bác sĩ Khải mới có dịp hiểu hơn những tâm tư của họ mà khi là bác sĩ, anh chưa thể hiểu được. "Lúc trước khi tôi là bác sĩ đi phát thuốc cho bệnh nhân, vì số lượng bệnh nhân rất nhiều nên không tránh được những lúc mình phát thuốc muộn, hay có những lúc lên thăm khám muộn do kẹt cấp cứu cho bệnh nhân nào đó. Nhưng mình nghĩ kiểu gì rồi cũng sẽ lên thôi, không có chuyện bỏ mặc bệnh nhân.

Nhưng tâm lý của bệnh nhân họ rất khác, chỉ cần bác sĩ lên trễ giờ thuốc, trễ giờ khám một chút là họ sẽ lo lắng rằng có khi bác sĩ quên. Hầu hết bệnh nhân họ gặp phải triệu chứng rối loạn lo âu, khi nghe tiếng xe cứu thương, có khi là xe mai táng tới họ rất lo lắng. Nếu không cùng sinh hoạt và nghe họ nói chuyện thì tôi sẽ không hiểu được"- Bác sĩ Khải giãi bày.

Trong những ngày ở cùng bệnh nhân, bác sĩ Khải càng hiểu thêm nỗi cô đơn của bệnh nhân, nhất là người phải cách ly một mình ở bệnh viện. Song bệnh tật không phải là rào cản đến với nhiệm vụ cứu người của bác sĩ. Nhận thấy sức khoẻ của bản thân không ảnh hưởng nhiều sau khi nhiễm bệnh, với những triệu chứng nhẹ như ho, sốt, bác sĩ Khải quyết định xin lãnh đạo bệnh viện cho anh được tiếp tục nhiệm vụ tại Khoa hồi sức.

"Nếu mà mình bệnh nặng không đủ sức thì có thể nghỉ ngơi dưới chế độ như một bệnh nhân. Nhưng sức khoẻ tôi vẫn ổn, nên tôi xung phong được làm việc vì các bệnh nhân nằm điều trị ở khu hồi sức rất cần mình. Bác sĩ hồi sức thực sự không nhiều, hiện trung bình số ca bệnh trong khu hồi sức khoảng 50-60 bệnh nhân. Chỉ cần một người nghỉ là đồng nghiệp lại phải gánh vác thêm công việc, áp lực nhiều sẽ không thể chăm sóc tốt cho bệnh nhân được. Tất cả những yếu tố đó là động lực khiến tôi quyết tâm làm việc"- Bác sĩ Khải tâm sự về quyết tâm trở lại công việc khi nhiễm bệnh.

Nhận được sự đồng ý của lãnh đạo, ngay hôm sau bác sĩ Khải lại tiếp tục công việc của mình. Cứ thế mỗi ngày anh đi một con đường riêng dành cho bệnh nhân để tới khu hồi sức thay vì đi chung đường với đồng nghiệp trước đó. Con đường vòng tuy xa hơn nhưng không khiến anh tới với bệnh nhân chậm hơn. Thậm chí, việc trở thành một "bác sĩ F0" khiến bác sĩ Khải có "lợi thế" hơn đồng đội khi gặp trường hợp cấp cứu.

"Bình thường trong giờ nghỉ giữa ca các y bác sĩ cởi đồ bảo hộ ra để sinh hoạt. Tuy nhiên có những lúc xảy ra trường hợp cấp cứu, bác sĩ mặc đồ bảo hộ cũng phải mất tới 5 phút. Nhưng khi là F0, tôi có thể chạy ngay tới phòng bệnh một cách nhanh nhất để hỗ trợ bệnh nhân mà không mặc đồ bảo hộ. Có lúc bệnh nhân hỏi tôi sao bác sĩ lại không mặc đồ bảo hộ, tôi không dám nói mình bị nhiễm sợ họ lo lắng nên nói là tại cấp cứu khẩn cấp quá nên con tới luôn cho kịp"- Bác sĩ Khải kể lại.

Vòng xoáy công việc cuốn theo mỗi ngày, 14 ngày sau khi phát hiện bệnh, bác sĩ Khải đã có kết quả âm tính. "Khi nghe tin hàng nghìn nhân viên y tế phơi nhiễm, có người đã tử vong khiến chúng tôi rất buồn nhưng vẫn dặn mình phải luôn sẵn sàng trong mọi tình huống.

Thật may mắn vì trải qua 2 tuần, tôi nhanh chóng có kết quả âm tính trong khi có một số đồng nghiệp cùng bệnh viện phải sau hơn 20 ngày. Cũng có lúc tôi lo lắng rằng mình sẽ có thể chuyển nặng sau 10 ngày nhưng điều đó đã không xảy ra"- bác sĩ Khải vui mừng vì đã không để lỡ một ngày nào trong hành trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

Giành giật sự sống từ COVID-19: Bác sĩ và bệnh nhân chạy đua với tử thần

Huân Cao - Chân Phúc |

Trong "cuộc chiến" với COVID-19, đội ngũ y bác sĩ đóng vai trò quyết định trong việc giành giật lại sự sống cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cũng rất cần nghị lực vươn lên và sự hợp tác của chính bản thân bệnh nhân. Chiến thắng sẽ đến khi cả bác sĩ và bệnh nhân đều cùng quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để đập tan con virus quái ác.

TPHCM có hơn 140.000 bệnh nhân COVID-19 xuất viện

Thanh Chân |

Ngày 10.9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, thành phố có tổng số ca xuất viện cộng dồn từ ngày 1.1.2021 đến nay là 140.324 bệnh nhân.

Y, bác sĩ căng mình làm việc ở bệnh viện có 12.000 bệnh nhân COVID-19

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa đang điều trị 12.000 bệnh nhân COVID-19. Các y, bác sĩ ở đây phải chia lực lượng, căng mình ngày đêm chăm lo cho bệnh nhân.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giành giật sự sống từ COVID-19: Bác sĩ và bệnh nhân chạy đua với tử thần

Huân Cao - Chân Phúc |

Trong "cuộc chiến" với COVID-19, đội ngũ y bác sĩ đóng vai trò quyết định trong việc giành giật lại sự sống cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cũng rất cần nghị lực vươn lên và sự hợp tác của chính bản thân bệnh nhân. Chiến thắng sẽ đến khi cả bác sĩ và bệnh nhân đều cùng quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để đập tan con virus quái ác.

TPHCM có hơn 140.000 bệnh nhân COVID-19 xuất viện

Thanh Chân |

Ngày 10.9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, thành phố có tổng số ca xuất viện cộng dồn từ ngày 1.1.2021 đến nay là 140.324 bệnh nhân.

Y, bác sĩ căng mình làm việc ở bệnh viện có 12.000 bệnh nhân COVID-19

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa đang điều trị 12.000 bệnh nhân COVID-19. Các y, bác sĩ ở đây phải chia lực lượng, căng mình ngày đêm chăm lo cho bệnh nhân.