Áp dụng tài liệu Công nghệ giáo dục: Chơi vơi về pháp lý

QUANG HIỂN |

Đến nay, việc tranh cãi về việc áp dụng sách “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại vẫn chưa chấm dứt. Nhiều ý kiến cho rằng việc triển khai tài liệu nói trên trong các trường phổ thông còn bất ổn về phương diện pháp lý.

Khoản 3 Điều 29 Luật Giáo dục 2005 nêu: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa (SGK) để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và SGK”.

Theo quy định nói trên, SGK phải được Hội đồng quốc gia thẩm định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt cho phép sử dụng chính thức. Thế nhưng, đối với “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục” (TV1-CNGD) của GS Hồ Ngọc Đại đã được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông từ năm học 2008-2009, không thông qua thẩm định của Hội đồng quốc gia.

Đến năm 2017, sau khi có ý kiến chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), Bộ GD&ĐT mới thành lập Hội đồng quốc gia để thẩm định TV1-CNGD, phát  hiện nhiều sai sót, yêu cầu chỉnh sửa.  

Căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định tài liệu TV1-CNGD, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai tài liệu TV1-CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường.

Như vậy, đến nay, TV1-CNGD vẫn chưa được công nhận là SGK, nhưng đã triển khai giảng dạy ở 49 tỉnh thành, với hơn 800 nghìn học sinh.

TV1-CNGD được ghi là “tài liệu thí điểm”, nhưng được triển khai rộng khắp, không có thời hạn, không có sự tổng kết, đánh giá để quyết định đạt yêu cầu hay không.

Bộ GD&ĐT cho rằng, tài liệu TV1-CNGD được triển khai trên nguyên tắc tự nguyện, nhưng không có hướng dẫn cụ thể quy trình. Trong thực tế, phụ huynh và giáo viên không được tổ chức lấy ý kiến, không có quyền lựa chọn.

Sau khi xảy ra dư luận phản ứng về TV1-CNGD, một số nơi đã xảy ra tình trạng phụ huynh phản đối chương trình. Tại Tiền Giang, nhiều phụ huynh đã gửi đơn kiến nghị không áp dụng chương trình, nhưng không được chấp nhận, vì địa phương đã triển khai CNGD tại tất cả các trường tiểu học từ năm 2016.

Tại Hải Phòng, nhiều phụ huynh cũng phản ứng gay gắt, không đồng tình với TV1-CNGD.

Việc này cho thấy khi triển khai chương trình TV1-CNGD, các nhà trường không tổ chức lấy ý kiến phụ huynh.

Chương trình TV1 -CNGD là một trong năm phương án dạy học và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm từ năm học 2008-2009. Sau đó, Bộ chủ trương mở rộng chương trình này để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

Đến năm học 2016-2017, cả nước đã có 48 tỉnh/thành với hơn 800.000 học sinh được học chương trình này.

QUANG HIỂN
TIN LIÊN QUAN

Vì sao TPHCM dừng triển khai chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại?

Bích Hà |

Trước thông tin dư luận về chương trình Công nghệ Giáo dục, đặc biệt trước những băn khoăn không biết TPHCM có đưa tài liệu “Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục” vào giảng dạy trong nhà trường hay không, Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM vừa có thông tin chính thức về vấn đề này.

Tâm sự của giáo viên dạy học theo công nghệ giáo dục

QUANG ĐẠI |

Sau khi dư luận có nhiều ý kiến về chương trình “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại, nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy đã lên tiếng phản hồi về ưu, nhược điểm của chương trình.

Nhìn lại toàn cảnh tranh cãi quanh “Công nghệ giáo dục”, đọc thơ theo “ô vuông, tròn”

Bích Hà |

Từ clip cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần tiếng Việt, hay clip học sinh đọc thơ theo “ô vuông, tròn, tam giác”…, suốt một tháng qua đã nổ ra tranh cãi quanh cuốn sách “Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại. Cùng Lao Động nhìn lại toàn cảnh cuộc tranh luận này.

Du khách hào hứng khám phá quy trình làm hồng treo gió Đà Lạt

Hữu Long |

Để cho ra những trái hồng treo gió thơm ngon, chủ vườn ở Đà Lạt phải tuyển chọn nguyên liệu kỹ càng. Những trái hồng khi được trao đến du khách không chỉ đại diện cho tinh hoa đất trời mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Đà Lạt.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Vì sao TPHCM dừng triển khai chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại?

Bích Hà |

Trước thông tin dư luận về chương trình Công nghệ Giáo dục, đặc biệt trước những băn khoăn không biết TPHCM có đưa tài liệu “Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục” vào giảng dạy trong nhà trường hay không, Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM vừa có thông tin chính thức về vấn đề này.

Tâm sự của giáo viên dạy học theo công nghệ giáo dục

QUANG ĐẠI |

Sau khi dư luận có nhiều ý kiến về chương trình “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại, nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy đã lên tiếng phản hồi về ưu, nhược điểm của chương trình.

Nhìn lại toàn cảnh tranh cãi quanh “Công nghệ giáo dục”, đọc thơ theo “ô vuông, tròn”

Bích Hà |

Từ clip cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần tiếng Việt, hay clip học sinh đọc thơ theo “ô vuông, tròn, tam giác”…, suốt một tháng qua đã nổ ra tranh cãi quanh cuốn sách “Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại. Cùng Lao Động nhìn lại toàn cảnh cuộc tranh luận này.