Ấm áp căn bếp chung của những người phụ nữ lam lũ ven sông Hồng

Đinh Vui |

Căn bếp chung được coi như một nét văn hóa sinh hoạt không thể thiếu của những người lao động khu vực ven sông Hồng.

Từ nhiều năm nay, căn bếp chung của những người lao động khu vực ven sông Hồng thuộc khu vực tổ 16, phường Phúc Tân, (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn nổi lửa đều đặn mỗi buổi chiều như một nét sinh hoạt quen thuộc và không thể thiếu.

Khu vực này là nơi tập trung của người dân ở nhiều tỉnh thành khác nhau như Hà Tây cũ, Hà Nam, Thái Bình, Phú Thọ,… Họ đến đây làm ăn, sinh sống và lao động bằng những gánh hàng rong len lỏi khắp các phố phường Hà Nội.

Khu bếp chung của người lao động khu vực tổ 16, phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm
Khu bếp chung của người lao động khu vực tổ 16, phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm. Ảnh: Đinh Vui

Cứ khoảng 3, 4 giờ chiều, người dân lại tập trung tại khu bếp chung làm hàng. Mỗi người một việc, tiếng nói cười luôn rộn vang cả một góc xóm.

Gắn liền với căn bếp từ năm 17 tuổi, cô Đỗ Thị Thanh (60 tuổi, Ứng Hòa, Hà Nội) coi công việc này là một phần không thể thiếu. Sau quãng đường đi bán hàng mệt mỏi, những khoảnh khắc vui vẻ, yên bình bên căn bếp cùng những người hàng xóm hiền lành, chân chất phần nào giúp cô vơi đi nhọc nhằn trong cuộc sống.

Đây là nơi tràn ngập tiếng cường của người lao động sau những giờ làm việc mệt mỏi
Đây là nơi tràn ngập tiếng cười của người phụ nữ lao động ven sông Hồng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Ảnh: Đinh Vui

Dù thu nhập không cao nhưng gánh hàng rong của cô Nguyễn Thị Thế (64 tuổi, Ứng Hòa, Hà Nội) đủ để trang trải cuộc sống của hai vợ chồng và nuôi con học đại học trong nhiều năm. Căn bếp chung cũng là niềm vui của cô sau những quãng đường rong ruổi cùng gánh hàng trên vai.

Cuộc sống mưu sinh vất vả, tìm được những người hàng xóm sống tình cảm mới thực sự khó và đáng trân trọng. Ảnh: Đinh Vui
Cuộc sống mưu sinh vất vả, tìm được những người hàng xóm sống tình cảm mới thực sự khó và đáng trân trọng. Ảnh: Đinh Vui

Chính những người dân ở đây cũng không biết căn bếp có từ bao giờ, bởi khi họ đến làm ăn, sinh sống thì nó đã xuất hiện và trở thành một nét sinh hoạt thấm đượm tình làng nghĩa xóm của những người lao động nghèo.

Từ đây, hơn 20 gánh hàng rong tản đi khắp các phố phường Hà Nội vào mỗi buổi sáng sớm
Từ đây, hơn 20 gánh hàng rong tản đi khắp các phố phường Hà Nội vào mỗi buổi sáng sớm. Ảnh: Đinh Vui

Từ căn bếp chung này, hơn 20 gánh hàng rong cứ thế tản đi khắp các phố phường Hà Nội vào mỗi buổi sáng sớm. Ngày này qua ngày khác, công việc của họ cứ thế lặp đi lặp lại như một quy luật tất yếu. Chưa ai biết lửa sẽ còn cháy đến khi nào, nhưng căn bếp chung chắc hẳn sẽ là một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời của những người lao động đã từng gắn bó với nó.

Được biết, căn bếp chung đã được sự đồng ý hoạt động của tổ dân phố và các cấp quản lý. Trong những năm gần đây, một số tổ chức từ thiện cũng đã tạo điều kiện giúp đỡ, sửa sang, đổ bê tông nền, căng mái che mưa cho nắng cho không gian bếp.

Đinh Vui
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh 2 khu vực quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng qua quận Hoàn Kiếm

Vương Thế |

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có hai phường Phúc Tân và Chương Dương nằm trong diện quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, có diện tích 100ha, chiếm 20% diện tích toàn quận.

Quy hoạch sông Hồng: Hà Nội sẽ có phương án di dân rất cụ thể

Tùng Giang - Tạ Quang |

Không chỉ đau đáu nỗi lo sinh kế, nhiều hộ dân sinh sống tại xóm nổi ngụ cư (thuộc bãi giữa sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội) cũng không khỏi băn khoăn về tương lai của những đứa trẻ sinh ra tại nơi này sau khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng dự kiến sẽ phê duyệt vào tháng 6 tới đây.

Hà Nội: Người dân xóm nổi ngụ cư lo lắng sau quy hoạch sông Hồng

Tùng Giang - Tạ Quang |

Biết tin về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ công bố vào tháng 6.2021 tới, nhiều hộ dân sinh sống tại xóm nổi ngụ cư (bãi giữa sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng về tương lai của những đứa trẻ sinh ra tại nơi này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Toàn cảnh 2 khu vực quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng qua quận Hoàn Kiếm

Vương Thế |

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có hai phường Phúc Tân và Chương Dương nằm trong diện quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, có diện tích 100ha, chiếm 20% diện tích toàn quận.

Quy hoạch sông Hồng: Hà Nội sẽ có phương án di dân rất cụ thể

Tùng Giang - Tạ Quang |

Không chỉ đau đáu nỗi lo sinh kế, nhiều hộ dân sinh sống tại xóm nổi ngụ cư (thuộc bãi giữa sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội) cũng không khỏi băn khoăn về tương lai của những đứa trẻ sinh ra tại nơi này sau khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng dự kiến sẽ phê duyệt vào tháng 6 tới đây.

Hà Nội: Người dân xóm nổi ngụ cư lo lắng sau quy hoạch sông Hồng

Tùng Giang - Tạ Quang |

Biết tin về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ công bố vào tháng 6.2021 tới, nhiều hộ dân sinh sống tại xóm nổi ngụ cư (bãi giữa sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng về tương lai của những đứa trẻ sinh ra tại nơi này.