7 quyền lợi người lao động hưởng khi phương án mới về đóng BHXH thông qua

LƯƠNG HẠNH |

Nếu phương án thứ 2 về xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mới đây được thông qua, quyền lợi của người lao động cũng sẽ gia tăng.

Theo Khoản 1 Điều 7 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được cân nhắc thực hiện theo một trong 02 phương án sau đây:

Phương án 1: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Phương án 2: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Nếu đề xuất phương án thứ 2 được thông qua, người lao động sẽ được bảo bảo tối ưu quyền lợi về chế độ bảo hiểm.

(1) Trợ cấp ốm đau:

Mức hưởng hàng tháng= 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

(2) Trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con, người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng:

Mức hưởng= 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ x Số tháng nghỉ chế độ

(3) Trợ cấp thai sản trong các trường hợp khác:

Lao động nam có vợ sinh con, thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nữ đi khám thai, bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện biện pháp tránh thai được hưởng:

Mức hưởng= Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ

(4) Lương hưu:

Lương hưu= Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

(5) Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:

Mức trợ cấp= (Tổng số năm đóng BHXH -  Số năm đóng BHXH được tính hưởng 75%) x 0,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

(6) Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần:

Tiền BHXH 1 lần= (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

(7) Tiền trợ cấp tuất 1 lần:

Tiền trợ cấp tuất 1 lần= (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

Mức tăng cụ thể đối với từng khoản tiền sẽ phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa mức lương đang đóng BHXH bắt buộc với mức lương thực tế mà người lao động được nhận từ doanh nghiệp và công thức tính từng loại trợ cấp bảo hiểm, lương hưu.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Bổ sung 6 biện pháp xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội

Hoàng Quang |

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung 6 biện pháp xử lý, tăng cường chế tài để đảm bảo tính thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội.

Thi tuyên truyền viên giỏi về chính sách bảo hiểm xã hội

Tường Minh |

Quảng Nam - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Quảng Nam tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi về chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình toàn tỉnh năm 2023.

Người lao động đủ điều kiện để rút bảo hiểm xã hội một lần

Hà Anh |

Ông Lê Văn Nghiệp (Hoài Đức, Hà Nội) hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ tháng 6.2019 đến 3.2022 nhưng chưa nhận BH thất nghiệp, BHXH một lần. Tôi đã ngưng đóng BHXH được 1 năm. Vậy bây giờ tôi có nhu cầu rút BHXH một lần thì có phải chờ đến tháng 3.2024 mới được nhận tiền không?

Trường hợp người lao động có thể không đóng Bảo hiểm xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Người lao động chỉ không đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trong tháng nếu thuộc một trong các trường hợp đã được quy định.

Đóng bảo hiểm xã hội 4 năm, rút chế độ 1 lần được bao nhiêu

Minh Hương |

Bạn đọc Nguyễn Hà hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 4 năm. Từ tháng 9.2018 đến tháng 4.2022 mức đóng là 4,1 triệu đồng. Từ tháng 5.2022 đến tháng 3.2023 với mức đóng là 10,8 triệu đồng. Vậy tôi rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

Săn tour giá rẻ, thưởng thức ẩm thực tại Ngày hội Du lịch TPHCM

Như Quỳnh |

Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh là dịp để du khách chọn lựa những tour du lịch giá ưu đãi và trải nghiệm đa dạng các hoạt động giải trí khác.

Người dân sống trong bức bí, nguy hiểm ở phố cổ Bao Vinh

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Nhiều hộ dân tại phố cổ Bao Vinh (TP. Huế) đang sống trong cảnh bức bí, chật chội và nguy hiểm vì những căn nhà của họ thuộc dạng nhà cổ, cần được bảo tồn nhưng không có nguồn vốn, muốn sửa chữa, cải tạo mất nhiều thủ tục, thời gian.

Giao dịch nhà ở đang dần tan băng

ANH HUY |

Nỗ lực tái cấu trúc bằng cách tăng chiết khấu, hạ giá bán của nhiều chủ đầu tư đang góp phần kích hoạt lại các giao dịch nhà ở vốn đóng băng trên thị trường nhiều tháng qua. Nhờ đó, thanh khoản vào nhà ở đang có dấu hiệu ấm trở lại.

Bổ sung 6 biện pháp xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội

Hoàng Quang |

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung 6 biện pháp xử lý, tăng cường chế tài để đảm bảo tính thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội.

Thi tuyên truyền viên giỏi về chính sách bảo hiểm xã hội

Tường Minh |

Quảng Nam - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Quảng Nam tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi về chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình toàn tỉnh năm 2023.

Người lao động đủ điều kiện để rút bảo hiểm xã hội một lần

Hà Anh |

Ông Lê Văn Nghiệp (Hoài Đức, Hà Nội) hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ tháng 6.2019 đến 3.2022 nhưng chưa nhận BH thất nghiệp, BHXH một lần. Tôi đã ngưng đóng BHXH được 1 năm. Vậy bây giờ tôi có nhu cầu rút BHXH một lần thì có phải chờ đến tháng 3.2024 mới được nhận tiền không?

Trường hợp người lao động có thể không đóng Bảo hiểm xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Người lao động chỉ không đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trong tháng nếu thuộc một trong các trường hợp đã được quy định.

Đóng bảo hiểm xã hội 4 năm, rút chế độ 1 lần được bao nhiêu

Minh Hương |

Bạn đọc Nguyễn Hà hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 4 năm. Từ tháng 9.2018 đến tháng 4.2022 mức đóng là 4,1 triệu đồng. Từ tháng 5.2022 đến tháng 3.2023 với mức đóng là 10,8 triệu đồng. Vậy tôi rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?