2 chủ đầu tư thủy điện tích-xả nước không đúng gây thiệt hại cho 62 hộ dân

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 19.6, UBND tỉnh Kon Tum đã nhận được báo cáo của Sở Công Thương về việc xác định lại trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân do thủy điện xả lũ không đúng quy trình.

Trước đó, Sở Công Thương Kon Tum xác định việc ruộng vườn, hoa màu của 62 hộ dân ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà bị ngập lụt hư hại sau bão năm 2020 là do thủy điện Đăk Psi 5 (Chủ đầu tư là Công ty Đức Thành Gia Lai) tích nước gây ngập.

Ngành chức năng yêu cầu chủ đầu tư thủy điện Đăk Psi 5 phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho 62 hộ dân quanh vùng lòng hồ. Cho rằng nguyên nhân chính không phải do tích nước, Công ty Đức Thành Gia Lai gửi đơn thư phản ánh đến Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy việc thủy điện Đăk Psi bậc 1, bậc 2 xả lượng lớn nước trong mưa bão. Nước đổ về xuôi khối lượng quá lớn, trong khi thủy điện Đăk Psi 5 ở cuối dòng.

Thủy điện Đăk Psi bậc 1, bậc 2 nằm ở thượng lưu. Ảnh: T.T
Thủy điện Đăk Psi bậc 1, bậc 2 nằm ở thượng lưu. Ảnh: T.T

Nhận được phản ánh, Sở Công Thương Kon Tum đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại, xác định do lũ về quá lớn, Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân vận hành mở các cửa van xả lũ thủy điện Đăk Psi bậc 1, bậc 2 vượt giới hạn cho phép và chưa đúng theo quy trình vận hành hồ chứa được Bộ Công Thương phê duyệt, khiến lưu lượng xả về hạ du tăng nhanh, dẫn đến lũ chồng lũ cho vùng hạ du.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Đức Thành Gia Lai không thường xuyên bảo trì, nạo vét nên hồ chứa thủy điện Đăk Psi 5 qua các năm vận hành đã bị bùn cát bồi lấp làm giảm dung tích hồ chứa, ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ. Khi lượng nước về nhanh, nước lũ lên cao đã làm ảnh hưởng đến tài sản và hoa màu của người dân.

Từ những nguyên nhân trên, Sở Công Thương Kon Tum cho rằng Công ty cổ phần Đức Thành Gia Lai và Công ty cổ phần thủy điện Đức Nhân phải có trách nhiệm bồi thường cho 62 hộ dân có đất đai bị ảnh hưởng quanh lòng hồ thủy điện.

Trước đó, Báo Lao Động phản ánh, đã gần 2 năm trôi qua nhưng nhiều người dân ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận được đồng bồi thường thiệt hại nào từ các thủy điện xả lũ. Việc tích xả nước không theo đúng quy trình đã đẩy nhiều người nông dân lâm vào cảnh khó khăn khi mất phương kế mưu sinh.

Khi hàng loạt thủy điện bêtông cốt thép liên tục được xây dựng lên dọc theo dòng Đăk Psi thì sông bị xói lở, mở rộng và “ăn” dần vào đôi bờ, cuốn trôi đất đai.

Sở Công thương Kon Tum sẽ kiến nghị ra Tổng Công ty Điện lực miền Trung về việc tạm dừng huy động công suất điện, nếu các công ty không thực hiện xong trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Vụ thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân: UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo bồi thường, khắc phục hậu quả

THANH TUẤN |

Ngày 31.5, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, sau khi có việc “đổ lỗi” qua lại giữa các công ty thủy điện khi bồi thường thiệt hại cho người dân, tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Đăk Hà kiểm tra, xử lý để có các báo cáo giải quyết cụ thể.

Các chủ thủy điện phải liên đới chịu trách nhiệm

THANH TUẤN |

Dòng sông Đăk Psi “oằn mình” gánh trên lưng hàng chục thủy điện lớn nhỏ và người dân phía hạ nguồn tỉnh Kon Tum gánh chịu nhiều thiệt hại ngang trái do xả lũ. Các chủ đầu tư thủy điện “đá bóng” trách nhiệm cho nhau khi dân kêu đòi bồi thường thiệt hại.

Dân mất kế mưu sinh vì thủy điện xả lũ

THANH TUẤN |

Trong khi các bên liên quan còn tranh cãi về "thủ phạm" gây thiệt hại cho dân sau khi thủy điện xả lũ, thì đã mất gần 2 năm qua, người dân ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận được đồng bồi thường thiệt hại nào. Việc tích xả nước không theo đúng quy trình đã đẩy nhiều người nông dân lâm vào cảnh khó khăn khi mất phương kế mưu sinh. Không thể để người dân "mắc kẹt" nhiều năm, chờ phân giải đúng - sai của các bên liên quan trong việc xả lũ thủy điện.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vụ thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân: UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo bồi thường, khắc phục hậu quả

THANH TUẤN |

Ngày 31.5, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, sau khi có việc “đổ lỗi” qua lại giữa các công ty thủy điện khi bồi thường thiệt hại cho người dân, tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Đăk Hà kiểm tra, xử lý để có các báo cáo giải quyết cụ thể.

Các chủ thủy điện phải liên đới chịu trách nhiệm

THANH TUẤN |

Dòng sông Đăk Psi “oằn mình” gánh trên lưng hàng chục thủy điện lớn nhỏ và người dân phía hạ nguồn tỉnh Kon Tum gánh chịu nhiều thiệt hại ngang trái do xả lũ. Các chủ đầu tư thủy điện “đá bóng” trách nhiệm cho nhau khi dân kêu đòi bồi thường thiệt hại.

Dân mất kế mưu sinh vì thủy điện xả lũ

THANH TUẤN |

Trong khi các bên liên quan còn tranh cãi về "thủ phạm" gây thiệt hại cho dân sau khi thủy điện xả lũ, thì đã mất gần 2 năm qua, người dân ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận được đồng bồi thường thiệt hại nào. Việc tích xả nước không theo đúng quy trình đã đẩy nhiều người nông dân lâm vào cảnh khó khăn khi mất phương kế mưu sinh. Không thể để người dân "mắc kẹt" nhiều năm, chờ phân giải đúng - sai của các bên liên quan trong việc xả lũ thủy điện.