10 năm sống chung với ngập, chỉ mong dự án ngăn triều 10.000 tỉ sớm hoàn thành

Nguyên Chân |

TPHCM - Nhiều lần nâng nền sửa nhà, nhưng mỗi đợt triều cường, những người dân sống ở đường Trần Xuân Soạn, hẻm 719 Huỳnh Tấn Phát (Quận 7, TPHCM) phải đối mặt việc nước tràn vào nhà, cuộc sống bị xáo trộn.

Nâng nền sửa nhà cũng không thoát

Những tháng cuối năm, cứ vào ngày đầu và giữa tháng, người dân sống bên đường Trần Xuân Soạn, hẻm 719 Huỳnh Tấn Phát, lại bì bõm lội nước khi bước ra khỏi nhà vào sáng sớm và chiều tối.

Ông Phạm Văn Dũng - người dân sống trên đường Trần Xuân Soạn - cho biết, đã ở tại căn nhà này được 11 năm và cũng chừng ấy thời gian, gia đình ông sống chung với triều cường.

"Người dân tại đây ai cũng ngán cảnh này lắm, nhưng không biết làm gì hơn, chỉ còn cách nâng nền, sửa nhà thôi. Nước lên, việc đi lại sinh hoạt không chỉ khó khăn, mà buôn bán cũng bị ngưng trệ", ông Dũng nói.

Triều cường dâng cao, việc đi lại, sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyên Chân
Triều cường dâng cao những ngày qua, việc đi lại, sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyên Chân
Ông Dũng phải dùng ván gỗ chắn trước cửa nhà để ngăn nước tràn vào. Ảnh: Nguyên Chân
Ông Dũng phải dùng ván gỗ chắn trước cửa nhà để ngăn nước tràn vào trong đợt triều cường đạt đỉnh những ngày qua. Ảnh: Nguyên Chân

Theo ông Dũng, mỗi đợt triều cường lên, mực nước dâng cao ngập quá mặt đường từ 30-50cm, lúc này việc đi lại khó khăn nên người dân chỉ tập trung di chuyển để tránh bị ngã, do đó tiệm bánh mì của ông vào thời điểm này sẽ bị "ngó lơ".

Ông Dũng kể: "Khi nhà còn chưa nâng nền, những hôm triều cường lên mà không để ý là nước sẽ tràn vào nhà gây hư hỏng nhiều đồ dùng. Bây giờ, dù đã nâng nền nhưng cũng phải kết hợp sử dụng ván gỗ chắn ngang trước cửa nhà để ngăn sóng đánh vào do xe ôtô di chuyển qua tạo ra".

Không chỉ ông Dũng, bà Hoàng Thị Loan - một người dân bán hàng nước bên đường này - cũng cho biết, đang gặp phải tình cảnh tương tự.

"Xe chết máy, ngã nhiều lắm. Nước lên, những ổ gà, ổ voi bị che lấp đi, người đi đường không thấy, tay lái yếu là dễ ngã. May thời điểm nước ngập, các phương tiện cũng chỉ di chuyển chậm, ngã cũng chỉ bị ướt hoặc xây xát nhẹ", bà Loan nói.

Nằm cách nhà ông Dũng, bà Loan chừng 1km, những hộ dân sống tại hẻm 719 Huỳnh Tấn Phát đang phải chịu cảnh sống chung với nước lên ngày triều cường đạt đỉnh cả chục năm qua.

Xe của người dân bị chết máy, phải xuống dắt bộ khi đi qua đoạn đường ngập. Ảnh: Nguyên Chân
Xe của người dân bị chết máy, phải xuống dắt bộ khi đi qua đoạn đường ngập do triều cường. Ảnh: Nguyên Chân
Nước tràn vào những con hẻm, nhà dân khiến việc sinh hoạt bị đảo lộn. Ảnh: Nguyên Chân
Nước tràn vào những con hẻm, nhà dân khiến việc sinh hoạt bị đảo lộn. Ảnh: Nguyên Chân

Ông Nguyễn Hữu Hòa - người dân sống trên hẻm này - cho biết, tình cảnh đường bị ngập vào mỗi đợt triều cường lên mới chỉ xuất hiện từ khoảng 10 năm trở lại đây.

"Tôi sống ở đây từ nhỏ tới lớn, ngày xưa không có thế này đâu nhưng sau này việc đô thị hóa phát triển nhanh, hệ thống thoát nước yếu nên thành ra như vậy", ông Hòa chia sẻ.

Ông Hòa cho biết thêm, con hẻm này ngập rất sâu, chỗ thấp thì khoảng 30-40cm, chỗ sâu có thể lên tới 60-70cm. Thời gian ngập cũng thường kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Buổi sáng có ngập đến 9-10h, chiều từ 16-17h là nước đã lên.

"Người đi làm thì phải tháo giày để tránh ướt, trẻ con đi học thì phụ huynh phải cõng ra ngoài đường lớn. Bất tiện lắm", ông Hòa than thở.

Chờ dự án ngăn triều 10.000 tỉ đi vào hoạt động

Dù đã quen với cảnh ngập, nhưng những người dân ở những khu vực này cho biết, rất mong muốn chính quyền thành phố sớm có biện pháp, giải quyết được vấn đề này cho người dân.

Ông Dũng cho biết, khi dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng được đầu tư, xây dựng, người dân ở khu vực ai cũng mừng. "Thời điểm đó ai cũng nghĩ chỉ vài năm nữa thôi, người dân không phải đối mặt với cảnh triều cường lên nữa. Nhưng rồi, chờ hết 2 năm thấy công trình vẫn dang dở. Và đến bây giờ 7 năm trôi qua công trình cũng chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng", ông Dũng tâm sự.

Hình ảnh cống ngăn triều Tân Thuận (quận 4 và 7) nằm trên Kênh Tẻ đã hoàn thành 93% khối lượng. Khi hoàn thành cống Tân Thuận được kỳ vọng là giải pháp ngăn triều từ sông Sài Gòn vào kênh Tẻ, kênh Đôi, Tàu Hủ - Bến Nghé, giúp người dân quận 7, quận 4 và quận 8 thoát cảnh ngập nước. Ảnh: Minh Quân
Hình ảnh cống ngăn triều Tân Thuận (quận 4 và 7) nằm trên Kênh Tẻ đã hoàn thành 93% khối lượng. Khi hoàn thành cống Tân Thuận được kỳ vọng là giải pháp ngăn triều từ sông Sài Gòn vào kênh Tẻ, kênh Đôi, Tàu Hủ - Bến Nghé, giúp người dân quận 7, quận 4 và quận 8 thoát cảnh ngập nước. Ảnh: Minh Quân

Dự án “Giải quyết ngập do triều cường có xét đến yến tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1” có tổng vốn gần 10.000 tỉ đồng do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 đầu tư, được khởi công giữa năm 2016 nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 750km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

Công trình dự kiến hoàn thành tháng 4.2018 nhưng những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn khiến tiến độ hoàn thành dự án lùi lại nhiều lần.

Nguyên Chân
TIN LIÊN QUAN

Mưa, triều cường ngập khắp nơi, người dân Cà Mau mong sớm có giải pháp

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Chỉ 3 ngày mưa cùng thời điểm với triều cường, khắp nơi tại tỉnh Cà Mau đều ngập. Người dân Cà Mau mong ngành chức năng sớm có giải pháp thoát cảnh cứ mưa là lại ngập.

Triều cường dâng cao, công nhân bì bõm lội nước đến công ty

MỸ LY |

Triều cường dâng cao làm một số tuyến đường ở Cần Thơ ngập sâu, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân nói chung và công nhân lao động nói riêng.

Triều cường vượt mức báo động 3, đường phố Cần Thơ vẫn như “đại công trường”

YẾN PHƯƠNG |

Triều cường Rằm thám 8 âm lịch tại TP Cần Thơ đã vượt mức báo động 3 và dự báo sẽ dâng cao trong các ngày 30.9 - 2.10, nhưng hiện nay một số tuyến đường nội ô TP vẫn còn ngổn ngang công trình, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trong những ngày triều cường dâng cao.

Giáo viên áp lực quá!

Nhóm PV |

Giáo viên - những người mang nhiệm vụ cao cả đang ngày đêm cần mẫn gieo mầm tri thức, ươm trồng cái đẹp, nuôi dưỡng cái chân thiện mỹ cho đời lại vô tình bị giằng xé trong vòng xoáy của cơm áo gạo tiền, công việc áp lực như “đội vòng kim cô”.

Cơ sở nào xác định Nhà nước thiệt hại 402 tỉ đồng ở đại án Việt Á?

Việt Dũng |

Trong số hơn 1.200 tỉ đồng được xác định là thiệt hại ở đại án Việt Á, cơ quan chức năng cho rằng, Nhà nước thất thoát hơn 402 tỉ đồng, bởi còn nhiều tỉnh, thành chưa "thống kê" hết.

Dự báo diễn biến tiếp theo của bão số 4 Koinu

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết bão số 4 Koinu tiếp tục di chuyển chậm và giảm cấp nhanh trong những giờ vừa qua. Trong 12 giờ tới bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Nhiều sinh viên bức xúc khi học phí đại học bất ngờ tăng cao

Vân Mi |

Nhiều sinh viên hoảng hốt và bức xúc khi nhận được thông báo tăng học phí đại học.

Công an TPHCM gửi giấy mời làm việc với Ngọc Trinh sau clip thả 2 tay lái môtô

ĐÔNG DU - CHÂN PHÚC |

Ngày 9.10, Công an TP Thủ Đức (TPHCM) đã gửi giấy mời làm việc với Trần Thị Ngọc Trinh (34 tuổi, tức người mẫu Ngọc Trinh) sau clip lái môtô buông 2 tay. Tuy nhiên, hiện tại, người này vẫn chưa đến cơ quan chức năng theo yêu cầu.

Mưa, triều cường ngập khắp nơi, người dân Cà Mau mong sớm có giải pháp

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Chỉ 3 ngày mưa cùng thời điểm với triều cường, khắp nơi tại tỉnh Cà Mau đều ngập. Người dân Cà Mau mong ngành chức năng sớm có giải pháp thoát cảnh cứ mưa là lại ngập.

Triều cường dâng cao, công nhân bì bõm lội nước đến công ty

MỸ LY |

Triều cường dâng cao làm một số tuyến đường ở Cần Thơ ngập sâu, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân nói chung và công nhân lao động nói riêng.

Triều cường vượt mức báo động 3, đường phố Cần Thơ vẫn như “đại công trường”

YẾN PHƯƠNG |

Triều cường Rằm thám 8 âm lịch tại TP Cần Thơ đã vượt mức báo động 3 và dự báo sẽ dâng cao trong các ngày 30.9 - 2.10, nhưng hiện nay một số tuyến đường nội ô TP vẫn còn ngổn ngang công trình, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trong những ngày triều cường dâng cao.