Trường dạy nghề tại Hải Phòng thừa thầy, thiếu... trò

Ngân Phạm - Việt Chinh - nganphamvhh@gmail.com |

Theo Sở LĐTBXH TP.Hải Phòng, trên địa bàn thành phố có 58 cơ sở dạy nghề, thuộc tốp đầu cả nước về số lượng trường nghề. Tuy nhiên, nhiều trường nghề đang có nguy cơ phải đóng cửa do rơi vào trình trạng “thừa thầy - thiếu trò”.

5, 6 sinh viên một ngành… vẫn đào tạo

Hằng năm, các trường nghề trên toàn thành phố đã tuyển mới đào tạo nghề cho hơn 48.000 học sinh - sinh viên. Mặc dù là địa phương với số lượng trường nghề thuộc tốp đầu cả nước nhưng tại đây vẫn tồn tại một số trường nghề đang rơi vào tình trạng “ thừa thầy - thiếu trò” và có nguy cơ đóng cửa.

Tại Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải (đơn vị trực thuộc Cty CP vận tải xăng dầu VIPCO), trái với khung cảnh rộng, nhiều tòa nhà cao tầng khang trang là sự vắng vẻ, đìu hiu. Cả trường có 40 phòng học thì có đến 2/3 là bỏ không, nhiều khoa của trường phải đóng cửa, các thiết bị máy móc phủ bụi, han gỉ; sân thể thao với nhiều dụng cụ xà đơn, xà kép, quay vòng… không một bóng sinh viên ra tập, cỏ mọc um tùm. Tại website của Cty CP vận tải xăng dầu VIPCO nêu danh mục đào tạo của trường này tới 14 nghề với các hình thức đào tạo từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, liên thông. Tuy vậy, các cán bộ tuyển sinh tại đây thật thà chia sẻ: “Trường có nhiều chuyên ngành, nhưng hiện tại trường chỉ đào tạo 3 nghề: Kế toán, điện, công nghệ thông tin và cũng chỉ tập trung đào tạo các lớp ngắn hạn”.

Trường Cao đẳng nghề kinh tế và kỹ thuật Bắc Bộ cũng rơi vào tình trạng nêu trên. Thầy Trần Văn Biền - giảng viên của trường - nhiệt tình cho hay: “Một khóa học nghề kế toán hiện nay chỉ có 5 - 6 sinh viên theo học. Trên thực tế, ngành này giờ rất ít trường đào tạo nhưng để tạo điều kiện cho sinh viên, trường vẫn mở lớp học. Do học sinh ít nên nếu ai có nhu cầu nộp hồ sơ đăng kí thì ngay ngày hôm sau có thể đi học luôn. Sau khi đi học sẽ được học nối chương trình với các bạn đã học trước đó, những môn chưa kịp học sẽ được học bù sau”.

Cũng trong hoàn cảnh khan hiếm học sinh, tại Trường Cao đẳng nghề Bắc Nam, nhìn từ ngoài vào không ai nghĩ đó là trường học bởi vẻ hoang sơ, đìu hiu đến lạ thường. Khuôn viên trường ngổn ngang các nguyên vật liệu từ công trình xây dựng nhà học đang dở dang bỏ lại. Được biết, hiện trường chỉ có khoảng 50 sinh viên theo học với chuyên ngành may và nấu ăn. Có lớp hồi đầu có 30 sinh viên, sau vắng dần. Trường cũng liên tục tuyển sinh nhưng rất ít người đến đăng kí học. Hiện một phần cơ sở của trường đang cho một công ty dệt thuê, một phần để sử dụng cho việc may quần áo đồng phục.

Clip: Tình trạng các trường nghề ở Hải Phòng.


Các trường "tự bơi" trong cơ chế

Hải Phòng được các bộ, ngành T.Ư xác định là trung tâm đào tạo nghề cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên tập trung tới 58 trường nghề. Các trường nghề tại Hải Phòng chủ yếu tập vào ngành cơ khí, công nghệ cao. Các trung tâm dạy nghề tập trung đào tạo theo hướng phát triển của từng địa phương là các ngành nghề phi nông nghiệp như may công nghiệp, sửa chữa máy may công nghiệp, chăn nuôi, trồng cây vụ đông…; tập trung gắn kết dạy nghề với xây dựng nông thôn mới.

Hầu như các trường dạy nghề trên địa bàn TP.Hải Phòng đều nhận được sự quan tâm trong công tác đào tạo nghề và công tác tuyển sinh từ phía chính quyền các cấp mà cụ thể là Sở LĐTBXH Hải Phòng. Sở đã có những định hướng phân luồng, đầu tư vào các ngành nghề trọng điểm; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa nâng cao tay nghề cho các giảng viên cũng như các em sinh viên. Bên cạnh đó, sở cũng phối hợp với tổng cục dạy nghề cử các giảng viên ra nước ngoài đào tạo kỹ năng nghiệp vụ theo chuẩn quốc tế.

Mặc dù được quan tâm như vậy nhưng một số trường nghề vẫn trong tình trạng “thừa thầy, thiếu trò”. Theo bà Nguyễn Thị Ngân - Trưởng phòng dạy nghề, Sở LĐTB&XH Hải Phòng, nguyên nhân một phần là do việc định hướng cho học sinh theo học các ngành nghề mặc dù đã thực hiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn, việc phân luồng chưa thực sự tốt làm ảnh hưởng đến cơ cấu lao động. Một phần, do thời gian gần đây nhiều trường cao đẳng nghề được mở ra rầm rộ dẫn đến sự cạnh tranh trong công tác tuyển sinh. Một số ngành nghề còn chưa được đầu tư đồng bộ, công nghệ lạc hậu. Đặc biệt, tỉ lệ giảng viên có trình độ giảng dạy tích hợp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đạt chất lượng chưa nhiều.

Việc tuyển sinh tại các trường nghề trên địa bàn thành phố hiện nay đang trong tình trạng số lượng tuyển sinh các lớp cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp giảm chủ yếu tập trung vào tuyển sinh các lớp dạy nghề thường xuyên, sơ cấp nghề, đào tạo chủ yếu theo chuyên đề và theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, trường nào có hướng đi đúng theo lộ trình phát triển và theo nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tại Hải Phòng thì sẽ phát triển và ngược lại.

Cũng theo bà Ngân, sở dĩ một vài trường nghề tốp đầu như Cao đẳng nghề số 3 - Bộ Quốc phòng hay Trường Cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ Hải Phòng sinh viên sau khi ra trường luôn được các doanh nghiệp đón nhận là do các trường đã có hướng đi đúng đắn. Trường Cao đẳng nghề du lịch và dịch vụ Hải Phòng hiện nay tuyển sinh không dàn trải, chỉ tập trung vào một số lượng nhất định và liên kết với các DN để tạo điều kiện cho sinh viên được trực tiếp học tập tại cơ sở. Còn Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải, mặc dù là trường ngoài công lập đầu tiên tại Hải Phòng nhưng đến nay đang trong tình trạng khó khăn là do vướng mắc trong khâu định hướng phát triển của cơ quan chủ quản, chưa đưa ra được hướng đào tạo đúng đắn.

Đứng trước những tồn tại của một số trường nghề trên địa bàn TP.Hải Phòng hiện nay, để đảm bảo cho hoạt động tại các trường nghề được duy trì ổn định, Phòng Dạy nghề, Sở LĐTBXH Hải Phòng cũng đã, đang triển khai đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; triển khai đề án dạy nghề cho lao động nông thôn; tổ chức các hội thi hội giảng giữa các trường… Tuy nhiên, các trường nghề có tồn tại và phát triển ổn định được hay không lại phụ thuộc phần lớn vào chính nội tại của các trường.

Ngân Phạm - Việt Chinh - nganphamvhh@gmail.com
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Hành trình Việt Nam theo đuổi khát vọng thịnh vượng, hùng cường

Vương Trần |

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có thể thấy, khát vọng thường trực, cháy bỏng là độc lập, tự do, văn hiến và cường thịnh. Đại hội XIII của Đảng cũng đã tiếp tục, xác định hành trình xây dựng, phát triển đất nước hùng cường, xây dựng đất nước giàu mạnh sánh vai các cường quốc năm châu.