Trung vệ Chính “cối” và ký ức về trận cầu Bắc - Nam sum họp

ĐĂNG HUỲNH (thực hiện) |

Những kỷ niệm về trận đấu Bắc - Nam sum họp giữa đội Tổng cục Đường sắt Việt Nam và Cảng Sài Gòn ngày 7.11.1976 vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức cựu cầu thủ Lê Khắc Chính - người vẫn được biết đến với biệt danh Chính “cối”. Trong ngôi nhà bóng đá với cậu con trai là cựu cầu thủ Lê Đức Tuấn trên phố Kim Mã, vào những ngày tháng 4 lịch sử này, trung vệ thép một thời của bóng đá Việt Nam hồi tưởng về trận đấu lịch sử ấy với cảm xúc dâng trào đầy tự hào.

Xin chào ông! Được biết ông mới cùng gia đình vào TPHCM viếng mộ người anh là liệt sĩ. Nơi mà cách đây đúng 40 năm, cũng tại thời điểm này, thế hệ những cựu cầu thủ của Tổng cục Đường sắt VN đã chơi một trận bóng lịch sử giữa 2 đội đại diện Nam - Bắc. Trận đấu đó, ký ức đó gợi lại cho ông cảm xúc như thế nào?

- Đó là thời khắc lịch sử gây ấn tượng rất lớn, khi đất nước mới giải phóng, hai miền thống nhất. Chúng tôi được Tổng LĐLĐVN cử đội bóng công nhân đầu tiên sau giải phóng vào hòa nhập với phía Nam. Đó là một vinh hạnh lớn lao. Thực sự là sau chuyến đi tập huấn ở Trung Quốc về Sài Gòn thì lúc đó, tôi và các đồng đội luôn sống trong trạng thái lâng lâng. Lúc đó người ta nói rằng Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông”, trong tưởng tượng của chúng tôi thì nó rất đẹp. Bóng đá hai miền chưa biết thông tin gì về nhau nên cầu thủ cũng rất háo hức, luôn sôi sục trong người. Nghĩ lại trận đấu đó, đến giờ đã 40 năm rồi nhưng ký ức vẫn còn lưu giữ trong đầu của từng người. Dù hiện nay một số người đã khuất nhưng hầu như đội hình năm ấy vẫn còn lại, cũng rất vinh hạnh vì bóng đá hai miền Bắc - Nam đã hòa hợp được.

Khán giả những thế hệ sau này nhớ đến trận đấu lịch sử đó. Với ông, đó là…?

- Ở thời điểm đó, lối đá của hai miền rất khác nhau. Bóng đá miền Bắc bắt đầu học được cách chơi mới của bóng đá Đông Âu nên khác hẳn phía Nam. Trong đó người ta đá nhỏ, ban bật ngắn, nhưng đội Đường sắt chơi bóng dài, đột phá xuống 2 cánh, tạt vào trong. Quả thực là cầu thủ Đường sắt lúc đó đều cao to, hầu như đều trên 1m70, rất đồng đều. Ngược lại thì cầu thủ Sài Gòn nhỏ hơn. Điều gây ấn tượng ở trận đấu đó mà cho đến bây giờ chúng tôi vẫn tự hào lẫn hạnh phúc, là các cựu cầu thủ của Cảng Sài Gòn cũng rất quý mến, trân trọng chúng tôi.

Vào thời điểm đất nước mới giải phóng, bản thân ông cũng có người anh ruột đã mất ở chiến trường miền Nam trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, ông có bị tâm lý Bắc - Nam chi phối ngoài yếu tố chuyên môn trước khi bước vào trận đấu đó không?

- Khi đội Tổng cục Đường sắt vào trong đó đã được Ban Tuyên giáo làm công tác tư tưởng rất rõ ràng về tâm lý Nam - Bắc. Tất cả người hâm mộ Sài Gòn thời điểm đó muốn xem cầu thủ miền Bắc thi đấu như thế nào. Vì trước đây người ta thường đồn đại cầu thủ phía Bắc nào thì “người có đuôi, người phải xanh xao” vì lúc đó ngoài Bắc mình rất khổ, đói ăn, ốm yếu. Thế nhưng khi cả đội bước ra thì cả sân ồ lên một tiếng. Họ ngạc nhiên và thích một đội miền Bắc trắng trẻo, cơ bắp, hùng dũng bước ra sân. Thậm chí, có khán giả còn khen chúng tôi giống như những cầu thủ Châu Âu.

Còn lúc đó, tinh thần và trách nhiệm của từng cầu thủ là phải xác định chơi đẹp. Trong đầu chúng tôi luôn nghĩ là phải thi đấu thật hay cho lần đầu tiên bóng đá Nam - Bắc sum họp.

Sân Thống Nhất năm đó đã “vỡ” do quá đông và bước ra sân với bầu không khí đó chắc tuyệt lắm?

- Đó cũng là điều bất ngờ. Như sân Hàng Đẫy ở Hà Nội, lúc đó có 2 vạn chỗ ngồi, thường sức ép của khán giả không lớn lắm. Nhưng chúng tôi không nghĩ sân Thống Nhất hoành tráng, đẹp như thế. Trước 1 tiếng rưỡi đồng hồ, 3 vạn khán giả đã ngồi kín sân, chưa kể số lượng tràn xuống đường pitch. Lúc đó mới giải phóng xong thì an ninh còn chưa tốt lắm, thế nhưng quân cảnh lúc đó bảo vệ rất an toàn. Tôi vẫn nhớ, lúc đó trong sân vẫn đang đá, người ngoài sân rất đông xô cửa, trèo tường. Trận đấu đó không chỉ có khán giả miền Nam mà miền Bắc cũng rất nhiều, họ chủ yếu là bộ đội giải phóng. Mỗi cầu thủ được phát 2 vé vào sân, do người thân, bạn bè trong đó không có nên chúng tôi tặng hết các anh bộ đội giải phóng. Kết thúc trận đấu, chúng tôi chạy vòng quanh sân để chào khán giả và tôi chưa bao giờ quên cảm giác bay bay lúc đó.

Một trận đấu lịch sử như thế chắc hẳn phải có kỷ vật lưu niệm mà 2 đội chuẩn bị để tặng nhau chứ, thưa ông?

- Lúc đó, Ban Tuyên giáo cũng đã bố trí và Tổng LĐLĐVN cũng đã chuẩn bị sẵn những kỷ vật lưu niệm cho đội. Tôi vẫn nhớ những lá cờ, những huy hiệu có in tên Tổng LĐLĐVN - Tổng cục Đường sắt. Đó là những kỷ vật mà đến bây giờ những cầu thủ phía Nam vẫn giữ, trân trọng. Rất tiếc, Cảng Sài Gòn không có những kỷ vật tương tự tặng lại để chúng tôi có thể giữ gìn, thỉnh thoảng lôi ra ngắm và nhớ lại một thời.

Và đó là trận đấu để đời của ông?

- Đó là cái mốc lịch sử sau ngày thống nhất đất nước. Chắc chắn thế hệ chúng tôi không thể nào quên trận đấu lịch sử đó. Bởi thời điểm đó bóng đá hai miền không biết nhau. Chúng tôi mang trách nhiệm của một đội bóng đại diện miền Bắc, nên tinh thần thi đấu và sự nhiệt huyết của mỗi người lúc đó lúc nào cũng dâng trào. Đến bây giờ đã 40 năm rồi, khi nghĩ lại mới thấy được rằng nó không thể nào phai mờ trong tâm trí mỗi người, khi từng được đá một trận cầu lịch sử như thế.

Đó là trận đấu đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước. Nhưng lịch sử phải nói đến năm 1980, đó là thời điểm giải bóng đá toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức. Trước đây, bóng đá được tổ chức 3 miền là các giải Hồng Hà - Trường Sơn - Cửu Long. Và năm 1980 chính là dấu mốc để đời nhất trong sự nghiệp bóng đá của tôi, vì đó là năm giải được tổ chức trên toàn quốc, năm đầu tiên bóng đá thống nhất và Tổng cục Đường sắt vô địch.

- Xin cảm ơn ông! 

                                                                                                                             

ĐĂNG HUỲNH (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.