Trăn trở giữ làng may áo dài truyền thống Trạch Xá

Thảo Nguyên-Thành An |

Làng may truyền thống Trạch Xá (xã Hoà Lâm, Ứng Hoà, Hà Nội) từ lâu đã trở thành mảnh đất nuôi dưỡng những người thợ may áo dài truyền thống vô cùng khéo léo, tạo nên những chiếc áo vừa kín đáo vừa tôn lên vóc dáng thanh thoát của người phụ nữ Hà thành. Thế nhưng, những thế hệ sau sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này vẫn đang trăn trở làm sao để vực dậy và lưu giữ một làng nghề truyền thống trước nguy cơ mai một.
Trạch Xá từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với nghề may áo dài truyền thống, áo cung đình, mà còn mở rộng sang nghề làm chăn, gối, áo bông xuất khẩu. 

Người dân trong làng luôn ghi nhớ những câu chuyện được truyền tụng trong dân gian về Bà tổ nghề Nguyễn Thị Sen - Tứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng - với đôi bàn tay khéo léo và yêu thích may mặc đã học được nghề may trong cung vua, rồi dạy cho các cung nữ tường đường kim, mũi chỉ, phát triển nghề may trong chốn Hoàng cung mà trước đây chưa hề có.

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễu bị Đỗ Thích sát hại, Bà Tứ phi Nguyễn Thị Sen đưa các con từ giã Hoàng cung trở về làng Trạch Xá. Tại đây, Bà đã truyền nghề cho dân làng để rồi nghề may được cha truyền con nối, thế hệ trước dạy cho thế hệ sau và trở thành nghề truyền thống của làng.

Những bậc cao niên trong làng kể lại, trước năm 1980 nghề may áo dài Trạch Xá phát triển mạnh mẽ. Đến làng Trạch Xá ngày đó, đâu đâu cũng thấy những tà áo dài mềm mại treo trong nhà, ngoài phố. Trẻ con chưa đến 10 tuổi đã bắt đầu làm quen với việc đơm cúc, thêu áo... Những đứa trẻ sáng dạ thì 15 tuổi đã tự hào vì có thể may được một chiếc áo dài đẹp. Nhiều gia đình đã gắn bó với nghề may áo dài từ đời này sang đời khác, trở thành cái “nghiệp” đã “ngấm” vào mình.

Thế nhưng, cái thuở “hoàng kim” ấy ở Trạch Xá dường như đang dần mất đi khi nghề truyền thống không còn đủ sức hấp dẫn với chính những thế hệ nối tiếp trong làng, thậm chí, nhiều người không thể tiếp tục coi đó là cái “nghiệp” của đời mình như xưa nữa.

Anh Tám giới thiệu một chiếc áo dài truyền thống dành cho nam giới, dùng trong các dịp lễ, tết.
Anh Tám giới thiệu một chiếc áo dài truyền thống dành cho nam giới, dùng trong các dịp lễ, tết.

Anh Đỗ Minh Thường (tên thường gọi là Tám) ở xóm Đông, thôn Trạch Xá, rất hào hứng khi kể về làng nghề may truyền thống của mình - một làng khâu áo dài bằng tay đến 100% mà giờ hiếm nơi nào lưu giữ được. Nhưng khi nói đến thực trạng làng nghề, giọng anh chùng xuống: “97% người làng Trạch Xá làm nghề may, nhưng nghề nông vẫn là chính, nghề này chỉ là phụ, bởi nghề này là “bắc nước chờ gạo người”, nếu sinh sống 100% bằng nghề này thì không sống được”.

Anh Tám cho hay, đa phần những người thợ may áo ở làng Trạch Xá chỉ nhận đơn hàng từ trong nội thành Hà Nội gửi về. Công khâu tay nhận từ cửa hàng là 70.000 đến 75.000 đồng/áo. Trung bình mỗi người mỗi ngày làm được 3 sản phẩm áo dài tân thời. So với làm máy may công nghiệp thì năng suất lao động thủ công chỉ bằng một nửa, làm máy may có thể hoàn thiện 5 đến 6 sản phẩm một ngày.

“Người ta chỉ giao như vậy, mình làm nghề thì mình phải chịu thôi, đã theo nghề thì vẫn phải làm, không thể khác được. Nếu mình không sản xuất thì tự đánh mất miếng cơm manh áo của mình”, anh Tám lo lắng.

Hiện tại trong làng Trạch Xá, hầu hết các hộ làm may vẫn mang tính nhỏ lẻ. Trong nhà có vài cái máy may, đôi ba chiếc áo đã làm xong chờ cửa hàng ở Hà Nội lấy về giao cho khách, chứ không mấy ai có nhà xưởng rộng, có nhiều nhân công làm việc, cùng với đó là lượng hàng lớn như mong đợi.

Mấy chục năm gắn bó với nghề may ở mảnh đất Trạch Xá nức tiếng một thời là ngần ấy năm gia đình anh Tám cũng như nhiều gia đình khác của làng mưu sinh nhỏ lẻ. Ai cũng nghĩ tới làm sao để có diện tích rộng rãi, có nhà xưởng để sản xuất, có nhiều đơn đặt hàng, nhưng chưa có được lời đáp.

 Anh Tám chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như các gia đình khác trong làng luôn muốn làm sao để làng nghề được phát triển tập trung hơn, không còn tình trạng là nhỏ lẻ như hiện tại. Bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất được cải thiện, xây dựng được những phân xưởng lớn để thu hút được những mối khách hàng lớn hơn, mang lại thu nhập ổn định hơn cho những người thợ của làng”.

Clip anh Tám giới thiệu áo dài truyền thống của làng Trạch Xá:

Thảo Nguyên-Thành An
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.