Tinh thần khoan dung trong văn hóa Việt

Đỗ Minh Tuấn |

Theo tôi, với người Việt Nam, khoan dung không chỉ là sự chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng và đề cao sự đa dạng, phong phú của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, hay độ lượng tha thứ cho kẻ lỗi lầm với niềm tin vào sự phục sinh của cái Thiện, của lương tâm trong họ, mà khoan dung còn trở thành một cảm hứng sống bền vững trong chiều sâu tâm thức của con người Việt Nam từ bao đời nay, có giá trị làm tăng nguồn lực con người - nguồn lực quan trọng nhất trong tiến trình phát triển.

Những nền tảng của văn hóa khoan dung

Dòng dõi Lạc Hồng của Việt Nam với truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ bọc con trăm trứng, 50 đứa con theo mẹ lên non, 50 đứa con theo cha xuống biển… lại rất ít chiến tranh nội tộc, huynh đệ tương tàn như nhiều cuộc chiến của các dân tộc khác trên thế giới.

Cho đến hôm nay, 54 dân tộc Việt Nam vẫn chung sống khá đồng thuận và thương yêu nhau trong Đại gia đình dân tộc Việt Nam. Đạo Mẫu do bà Đỗ Quý Thị (Hương Vân Cái Bồ Tát), mẹ Vua Kinh Dương Vương sáng lập ra từ 5.000 năm trước là một tôn giáo gốc của Việt Nam kết nối dung hợp những giá trị khác nhau của Đời và Đạo trên nền tảng tình mẹ yêu thương bao bọc tất thảy những đứa con dị biệt... Từ đạo gốc khoan dung nền móng ấy, dân tộc Việt Nam đã tiếp nhận các tôn giáo ngoại lai như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo… với một tinh thần khoan dung văn hóa thấm sâu trong vô thức cộng đồng. Không có chiến tranh tôn giáo trong lịch sử Việt Nam. Những tôn giáo ngoại lai này vừa được Việt hóa, vừa chung sống trong cơ chế Tam giáo đồng nguyên ngày xưa và tinh thần hòa hợp tôn giáo vì hạnh phúc phồn vinh của dân tộc hôm nay.

Khoan dung mang bản chất văn hóa gia đình

Cảm hứng khoan dung trong tâm thức Việt có cội nguồn từ tình mẹ trong Đạo Mẫu, từ quan niệm từ bi hỷ xả của Phật giáo và từ thái độ sống linh hoạt, phóng khoáng và minh triết, không chấp hình tướng, có xu hướng vượt lên mọi quy định lễ nghĩa trói buộc và ngăn cách con người với nhau.

Cảm hứng khoan dung đó đã thổi văn hóa gia đình vào người lạ, biến khách lạ thành “người nhà” với quyền sống bình đẳng như người chủ. Người Việt hay nói với khách: “Cứ tự nhiên như người nhà!”. Bằng việc cấp cho khách căn cước của gia đình, biến khách thành người thân, người Việt thể hiện rõ thái độ sống phóng khoáng thân tình thường trực, không chấp nê, câu nệ các nghi thức ứng xử xã hội khắt khe. Với văn hóa gia đình cởi mở thân thiện đó, những sắc dân khác có quan hệ với người Việt Nam đều có thể trở thành anh em cật ruột trong gia đình và được hưởng những ứng xử khoan dung gia tộc, có thể cộng thông chia sẻ giá trị và sức mạnh gia đình theo phương châm “Một giọt đào hơn ao nước lã”, “Chị ngã em nâng”, “Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Chính văn hóa khoan dung truyền thống đã tạo nên sự hoà hợp trong các gia đình có các thành viên gồm những người vô đạo và những tín đồ của các đạo khác nhau.

Không chấp hình tướng trong ứng xử và sáng tạo

Trong đời sống chính trị, xã hội người Việt thể hiện văn hóa khoan dung ở cách nhìn tìm kiếm cái cốt lõi, không coi trọng hình tướng bên ngoài. Trong các chuyện cổ tích Việt Nam ta luôn thấy Tiên Ông hay biến thành người ăn mày, hay kẻ dị dạng để thử thách con người. Người nào có cái nhìn không chấp hình tướng, không coi thường kẻ què quặt, xấu xí, nghèo hèn rách rưới và tỏ ra biết thương, biết quý trọng con người thì người đó sẽ được Tiên Ông đưa tới giàu sang.

Chính cái cảm hứng văn hóa không chấp hình tướng ấy đã làm nên tính linh hoạt “dĩ bất biến ứng vạn biến” của con người Việt Nam. Người Việt luôn luôn tiếp thu một cách tự nhiên những giá trị tôn giáo văn hóa ngoại lai, biến chúng thành những giá trị hài hòa trong tâm thức bằng cách lồng vào các hình tướng văn hóa xa lạ ấy những hồn vía, nỗi niềm, tâm sự, khát vọng và thông điệp của chính mình. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du viết lại theo cốt truyện tiểu thuyết Trung Quốc là một bằng chứng rõ rệt nhất của bản lĩnh văn hóa “không chấp hình tướng”, “đoạt xác thay hồn” của người Việt Nam.

Thái độ văn hóa không chấp hình tướng cũng thể hiện trong đời sống pháp lý mang tính tín tâm đầy tính đầy khoan dung, không câu chấp vào văn tự, tin tưởng ở con người, coi lời nói, lời hứa, lời thề, lời dặn, lời làm chứng là thiêng liêng, bền vững, đáng tin. Vì lời nói của người Việt được thế chấp bởi danh dự trước cộng đồng, “Lời nói đọi máu”mang giá trị sống còn. Sự tín tâm trong xã hội Việt Nam truyền thống có giá trị bền vững hơn những ràng buộc pháp lý bằng văn tự. Chỉ cần cắm một cành lá vào bãi phân trâu gặp giữa đường là đã trở thành kẻ sở hữu chính thức của bãi phân đó, không ai dám chiếm đoạt bãi phân trâu đã được người khác “xí phần” một cách tượng trưng.

Thái độ văn hóa không chấp hình tướng thể hiện rõ trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật theo hình thức ước lệ. Trống đồng là bằng chứng của một tư duy tạo hình ước lệ gắn liền với nhịp điệu vũ trụ. Trong các loại hình âm nhạc và sân khấu Việt Nam truyền thống, các cá nhân nghệ sĩ được tùy hứng diễn tấu trong dàn nhạc trong những quy ước thoáng đãng, khán giả cũng được tự do tưởng tượng khi xem những vũ điệu ước lệ tạo không gian trên sân khấu tuồng chèo, không bị trói chặt vào các quan hệ thực, những hình tướng thực như nghệ thuật cổ điển phương Tây.

Không chấp nê quá khứ

Trong điển tích Phật giáo có kể chuyện Phật tổ Như Lai bị một kẻ vô đạo nhổ vào mặt trong lúc giảng đạo, nhưng Ngài đã không nổi giận mà điềm nhiên lau mặt. Kẻ vô đạo hôm sau ân hận quá, đã đến quỳ hôn chân Ngài để xin người xá tội. Ngài đã nâng anh ta dậy và nói: “Con đừng làm thế! Cái người đã nhổ vào mặt ta hôm qua đâu phải là con hôm nay!”. Thái độ sống khoan dung của Phật giáo không chỉ là lòng từ bi, thương vạn vật, thương mọi sinh linh, mà bắt nguồn từ sự giác ngộ về lẽ vô thường, vạn vật luôn luôn biến đổi theo dòng chảy thời gian. Nhà Phật quan niệm rằng, thế gian ta sống đây là một cây cầu, đừng dại dột xây nhà trên đó! Nghĩa là đừng chốt lại một khoảnh khắc và cư trú mãi trong thời khắc đó, đừng chấp nê quá khứ, đừng thù hận, thành kiến và định kiến vì một lỗi lầm của đồng loại trong dĩ vãng. Đó là cơ sở minh triết của sự khoan dung Phật giáo.

Khi kết thúc chiến tranh chống quân Nguyên, Vua Trần Nhân Tông cũng đã thực hành sự khoan dung theo tinh thần đó. Ngài đã cho đốt hết hồ sơ của những người từng theo giặc Nguyên Mông. Xóa bỏ ván cờ cũ, thế cờ xưa, để tất cả người dân Việt nam dù đã từng theo giặc cũng được hưởng tự do, được hưởng hòa bình từ chiến thắng. Nếu sau năm 1975, chúng ta có đủ tầm trí tuệ và đức khoan dung của Trần Nhân Tông thì sẽ không có mối hận thù dai dẳng trong cộng đồng dân tộc từ vết thương của thái độ “chấp nê quá khứ” do các hành xử mang tính “cảnh giác chính trị” với lập trường “đấu tranh giai cấp” gây ra. Nếu chúng ta có đủ sáng suốt, đủ khoan dung để đoàn kết dân tộc, thì chúng ta đã không từ chối đề nghị làm thủ tục bàn giao đất nước của Tổng thống VNDCCH Dương Văn Minh và vấn đề chủ quyền pháp lý của Hoàng Sa, Trường sa sẽ minh bạch, dễ hiểu hơn, không bị Trung Quốc xuyên tạc và xâm lấn.

Khoan dung với minh bạch, công bằng và phát triển

Có thể có những người bất cập về văn hóa tâm linh nhân bản sẽ nhìn hành vi khoan dung của Trần Nhân Tông từ góc nhìn duy lý phương Tây để chất vấn: “Đốt bằng chứng, đốt sự thật, đốt hồ sơ tội phạm... phải chăng đó là sự lạc hậu, bất minh của một xã hội lạc hậu chưa trải qua văn hóa pháp trị, văn minh dân chủ, công khai?”.

Không! Ứng xử khoan dung đó có vẻ không tương thích với tất cả những yêu cầu về minh bạch, dân chủ, công khai thời thượng, nhưng đó là sự không tương thích xuất phát từ sự dị biệt giữa hai nền văn minh, hai bảng giá trị văn hóa khác nhau.

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập, bảng giá trị của truyền thống đó có nguy cơ bị lu mờ, tụt hạng trước bảng giá trị của phương Tây; các giá trị văn hóa tâm linh cao siêu cao cả và bền vững của dân tộc ta dễ bị những người nông cạn, tham lam và thiếu hiểu biết coi là vật cản của quá trình hội nhập. Từ đó, họ nghiễm nhiên tự loại mình ra khỏi di sản tâm thức văn hóa cộng đồng để lao theo quyền lực, đồng tiền; làm giàu bất chính và mua chức, mua danh bằng mọi giá.

Thực tế, các giá trị văn hóa truyền thống với tình thần hòa đồng, khoan dung đầy minh triết không chỉ đem lại sự phát triển hài hòa, bền vững cho dân tộc mà còn là một động lực tăng trưởng lớn nhất. Nhà kinh tế học William Eastly đã chỉ rõ trong cuốn “Truy tìm căn nguyên tăng trưởng” (NXB Lao động - Xã hội, 2009) rằng, nguyên nhân của những thất bại nặng nề trong việc cung cấp các thần dược tăng trưởng như vốn, công nghệ và giáo dục cho thế giới thứ Ba là do tất cả các thần dược tăng trưởng này đều vi phạm một nguyên tắc kinh tế học căn bản, đó là lãng quên vai trò của con người. Trong cuốn sách về nghịch lý toàn cầu, John Nabish - nhà toán học bậc thầy người Mỹ được tạp chí Fortune số tháng 7.1958 coi là ngôi sao mới sáng nhất của nền tân toán học nước Mỹ - đã chỉ ra rằng: Bí quyết khiến người Trung Hoa thành công trên khắp thế giới là họ đưa mô hình gia đình vào hệ thống kinh doanh.

Rõ ràng, những giá trị nhân ái khoan dung truyền thống sẽ gắn kết cộng đồng, củng cố những tình cảm gia đình, làm tăng nguồn lực con người, tăng sức mạnh toàn diện cho quốc gia dân tộc; cần khôi phục, giữ gìn và củng cố cho các thế hệ tương lai phát triển toàn diện trong hòa bình và công lý, trong tình thương và sự công bằng; trong sự từ tâm, tử tế và hòa hợp.

Đỗ Minh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.