Tịch thu phương tiện vi phạm: Sẽ lại “đẻ” ra quy định gây “bão”?

Xuân Hải (thực hiện) |

Mới đây, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã có văn bản đề nghị với Chính phủ cho phép tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi dùng xe ôtô chở hàng quá tải, điều khiển phương tiện cơ giới vi phạm nồng độ cồn và đi xe máy vào đường cao tốc, ngoài biện pháp xử phạt hành chính. Đề xuất này của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này, chiều 6.3, luật sư Lê Cao (Đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng) cho rằng, nếu không nghiên cứu kỹ sẽ lại “đẻ” ra một quy định gây “bão” dư luận.

Luật sư Lê Cao cho biết: Hiện nay chưa có quy định nào từ Hiến pháp đến Luật An toàn giao thông, Nghị định của Chính phủ quy định sẽ tịch thu tài sản của công dân nếu anh điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng có độ cồn nói trên. Khi viện dẫn Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính để làm căn cứ cho đề xuất này hoặc bảo vệ quan điểm của đề xuất này, cần phải thận trọng. Cụ thể Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định như sau: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”.

Thông thường người ta xem tính liên quan trực tiếp đến một vi phạm pháp luật để xác định là phương tiện vi phạm trong trường hợp dùng phương tiện đó để gây ra hậu quả xấu cho người khác, cho xã hội một cách trực tiếp, chẳng hạn như điều khiển phương tiện gây ra tai nạn. Trong trường hợp này, khi thiết kế điều luật xử phạt hành vi dùng rượu, bia quá đà điều khiển giao thông là một biện pháp xử lý nhằm ngăn ngừa các khả năng gây ra tai nạn, gây ra hậu quả xấu cho xã hội. Do đó, nếu muốn tăng tính chế tài, xử lý thì có thể phạt nặng người say rượu, không thể nhắm vào tài sản là phương tiện giao thông.

Thưa ông, xe máy, ôtô là tài sản hợp pháp của người dân, nhiều người điều khiển phương tiện vi phạm nhưng tài sản không phải của họ, vậy việc tịch thu phương tiện có đúng không, thưa luật sư?

- Đúng là trên thực tế có nhiều trường hợp phương tiện giao thông không thuộc quyền sở hữu của người điều khiển nó, do đó nếu áp dụng chế tài này sẽ đương nhiên tước đi quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể không vi phạm pháp luật gì cả. Điều này mâu thuẫn với quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân được Hiến pháp, Bộ luật Dân sự ghi nhận. Trong trường hợp này sẽ xảy ra những vướng mắc, mâu thuẫn trong áp dụng luật khó có thể giải quyết. Cụ thể, trường hợp tịch thu tài sản của người say về nhưng xử lý như thế nào khi tài sản đó thuộc sở hữu của người khác? Trách nhiệm liên đới, hậu quả pháp lý của các bên ra sao khi chủ sở hữu tài sản không có lỗi gì đối với vi phạm của người điều khiển phương tiện bị tịch thu? Khi đó, nếu lấy tài sản của một người không vi phạm, trong khi đó người vi phạm lại chẳng mất tài sản thì hiệu quả điều chỉnh của đề xuất nói trên hướng đến rõ ràng không đạt được.

Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định tịch thu phương tiện đối với trường hợp vi phạm hành chính nghiêm trọng, vậy việc này được hiểu như thế nào, thưa ông?

- Luật xử lý vi phạm hành chính chỉ nêu các quy định chung về vấn đề xử lý hành chính, Điều 26 của luật này như tôi viện dẫn cũng nói về chuyện tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nói chung, điều luật đó không trao cho bất kỳ cơ quan nào có quyền tước đi tài sản của người khác (trong trường hợp người sở hữu tài sản đó không vi phạm pháp luật), do đó chỉ dựa vào điều luật này để xác lập cơ sở pháp lý cho đề xuất tịch thu phương tiện khi có nồng độ cồn cao, đi vào đường cao tốc … sẽ là một sự vội vàng. Nếu vẫn dùng quan điểm này để tạo ra quy định như đề xuất sẽ dẫn đến những chồng chéo, mâu thuẫn trong việc vừa xử lý, chế tài một hành vi vi phạm pháp luật với câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu của công dân.

- Xin cảm ơn ông!

 Về đề xuất tịch thu xe vi phạm của ủy ban ATGT Quốc gia:

Nghiêm nhưng phải hợp tình, hợp lý

Những ngày gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có các cuộc tranh luận sôi nổi về việc Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (UBATGTQG) đề xuất lên Chính phủ đề nghị tịch thu phương tiện của người uống rượu bia quá mức cho phép điều khiển phương tiện giao thông (PTGT) và xe máy đi vào đường cao tốc… Người thì đồng tình, ủng hộ. Người thì phản đối cho rằng như vậy là phạm luật; ôtô, xe máy là tài sản lớn của mỗi gia đình; người điều khiển PTGT không phải là chủ sở hữu phương tiện…

Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGTQG thì cho rằng, đề xuất này không phạm luật! Việc tịch thu phương tiện vi phạm đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cần phải làm nghiêm để người dân sợ mà không dám vi phạm.

Các chế tài đưa ra phải từ nhắc nhở giáo dục, đến các hình thức xử phạt tăng nặng. Riêng việc điều khiển PTGT sau khi uống rượu, bia là hành vi nghiêm trọng! Phải xử lý nghiêm từ lần vi phạm đầu tiên. Có nhiều nước áp dụng hình phạt nghiêm khắc cho tội danh này. Ở Nhật Bản uống rượu bia điều khiển PTGT là tội phạm, bị xử lý hình sự. Ở Mỹ thì có nhiều mức xử lý hơn: Lần đầu bị phát hiện, người vi phạm sẽ bị phạt khoản tiền lớn, phải đi quét đường trong trời lạnh một tháng, bị cấm lái xe trong một năm; Lần 2 sẽ bị bắt buộc phải làm việc tại nhà xác bệnh viện, chuyên đi thu nhặt xác nạn nhân tai nạn giao thông và người chết tại bệnh viện, sau 2 năm mới được đi học lấy lại bằng lái xe; Lần 3 thì phải đi tù và vĩnh viễn suốt đời không được lái xe. Đa số người Mỹ sau lần vi phạm đầu tiên đã sợ đến già, chứ nói gì đến lần 2.

Ở nước ta, đa phần những người uống rượu bia rồi điều khiển PTGT là những người đi xe máy. Điều khiển ôtô cũng có nhưng ít hơn nhiều. Lâu nay chúng ta đã có chế tài tạm giữ phương tiện vi phạm, thì nay ta tăng thời gian tạm giữ kèm theo xử phạt thật nặng. Đơn cử: Nếu phát hiện người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia đối với xe máy: Phạt 3 triệu đồng, tạm giữ xe từ 3 tháng; đối với ôtô: Phạt 30 triệu đồng, treo bằng 6 tháng, tạm giữ xe từ 3 – 6 tháng. Nếu vi phạm lần 2 thì sẽ tăng gấp đôi hình thức xử phạt và phải đi thi lại giấy phép lái xe. Nếu còn cả gan vi phạm lần 3 thì tịch thu phương tiện và vĩnh viễn thu hồi giấy phép lái xe, có thể bị xử lý hình sự. Tin rằng, nếu chúng ta thực hiện nghiêm các đề xuất trên, sẽ giảm đáng kể những người dám cả gan uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông. Tương tự, ta có thể áp dụng hình phạt trên cho những xe máy đi vào đường cao tốc.

Lê Hùng

 

Không thể tùy tiện quy định tịch thu phương tiện vi phạm luật giao thông
Ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp - cho biết, việc vi phạm quy định như dùng xe ôtô chở hàng quá tải, điều khiển phương tiện cơ giới vi phạm nồng độ cồn và đi xe máy vào đường cao tốc để xử lý có rất nhiều biện pháp như tăng mức xử phạt, tạm giữ phương tiện vi phạm có thời hạn hay tước giấy phép lái xe của người vi phạm chứ không thể tùy tiện để tịch thu xe ôtô, xe máy của người vi phạm được. Vì tịch thu phương tiện là đụng đến quyền sở hữu của dân, vì trong quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ được tịch thu đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, thì như thế nào là vi phạm nghiêm trọng rất khó xác định.

“Đề xuất này của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cần phải xem xét lại, chứ không thể đưa ra lý do là tịch thu rồi lấy tiền để ủng hộ người nghèo lý do này chỉ là ngụy biện thôi, không thể chấp nhận được” - ông Sơn nói.

Đại tá Phạm Trường Dân - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khóa XIII - cho rằng: Không nên quy định tịch thu phương tiện vi phạm luật giao thông như đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, vì có rất nhiều biện pháp để xử lý ví dụ như, nâng mức xử phạt và tước giấy phép lái xe có thời hạn từ 3 - 5 năm đối với các hành vi dùng xe ôtô chở hàng quá tải, điều khiển phương tiện cơ giới vi phạm nồng độ cồn và đi xe máy vào đường cao tốc.

Giao Bộ GTVT nghiên cứu về đề xuất tăng mức phạt giao thông

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ GTVT khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ: Công an, Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về quy định xử phạt đối với những hành vi trực tiếp gây tai nạn giao thông và hư hỏng kết cấu hạ tầng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31.3.2015. Trước đó, tại văn bản số 58/CV-UBATGTQG ngày 27.2.2015, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia kiến nghị Chính phủ cho phép tăng mức xử phạt một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông nhằm kéo giảm tai nạn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; trong đó mức xử phạt cao nhất là tước quyền sử dụng GPLX 24 tháng và tịch thu phương tiện đối với người điều khiển ôtô, môtô. 

X.Thu


Xuân Hải (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.