Tháng 6 về thăm đền thờ cụ đồ Chiểu

Nhật Hồ |

Tháng 6 về thăm đền thờ cụ đồ Chiểu để thấy rằng tinh thần báo chí, văn học trên mặt trận tư tưởng, văn hóa có vai trò rất lớn. Thấy thẹn lòng khi đừng trước anh linh của người xưa...
Những giá trị văn học trong những tác phẩm mà chúng ta đã được học trên ghế nhà trường sẽ không thấm vào đầu so với nhân cách sống của Cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu. Không chỉ nổi tiếng trên văn đàn mà cách sống, cách sinh hoạt của cụ vẫn còn nguyên giá trị hiện tại và lâu dài.

Con “nhà quan” nhiều lận đận

Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ngày 1.7.1822 tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộcTP.HCM). Cha là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, là Thơ lại Văn Hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định. Ông là con trưởng trong gia đình đông anh em.

Năm 1843, ông thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, ông ra Huế học chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (năm 1849), nhưng chưa thi hay tin mẹ mất. Trên đường về quê chịu tang mẹ, vì quá lo buồn, ông lâm bệnh và mù cả hai mắt. Khi ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rơi vào tay Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóng của giặc, ông cùng gia đình về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre sinh sống. Tại đây, ông dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, sáng tác thơ văn và qua đời ngày 3.7.1888.

Những dòng lịch sử tác gia như trên rất nhiều người biết đến. Ông nổi tiếng cuộc sống khẳng khái, dùng ngòi bút để đánh giặc ngoại xâm. Tư liệu của Bảo tàng Bến Tre cho thấy ông rất ghét Tây. Ghét đến mức con đường Tây làm dứt khoát không đi; xà phòng Tây sản xuất không dùng tới.

Khu mộ và đền thờ của cụ Nguyễn Đình Chiểu cách thị trấn Ba Tri 2km về phía nam, thuộc ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri. Trong khu di tích có mộ của cụ, mộ bà Lê Thị Điền vợ cụ, mộ bà Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ. Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia ngày 27. 4. 1990.

Đền thờ và khu mộ được xây dựng khá lâu, qua nhiều thế hệ, lúc nào cũng đông người đến viếng thăm. Đặc biệt vào ngày 1.7 al hàng năm (ngày giỗ) khách thập phương đến rất nhiều. Anh Nguyễn Thành Nhân, cán bộ Khu di tích cho biết, năm 1999, Bộ Văn hóa Thông tin và tỉnh Bến Tre đầu tư xây dựng đền thờ mới, hoàn thành ngày 1.7.2002 với tổng diện tích khu mộ và đền thờ 13.000m2.

Đền thờ hình tròn với 3 tầng mái tượng trưng cho ba nghề nghiệp của cụ Đồ Chiểu (dạy học, bốc thuốc và làm thơ). Tượng cụ làm bằng đồng thau, nặng 1,2 tấn. Mảng phù điêu bên trái tả cảnh cụ Đồ đọc văn tế “Lục tỉnh sĩ dân trận vong” tại chợ Đập (Ba Tri) năm 1883. Mảng phù điêu bên phải miêu tả trận đánh của Phan Ngọc Tòng tại Giồng Gạch ( xã An Hiệp – Ba Tri ). Nhà bia với 2 tầng mái tượng trưng cho hai cống hiến nổi bật, đó là những áng thơ văn yêu nước, là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp và những tác phẩm văn học xuất sắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của thơ ca Nam Bộ.

Nơi truyền lửa yêu nước cho mai sau

Nguyễn Đình Chiểu cùng bà Lê Thị Điền có 6 người con: Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Đình Chúc, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Ngọc Khuê, Nguyễn Đình Chiêm, Nguyễn Đình Ngưỡng. Trong số này, có 2 người là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (Sương Nguyệt Anh) và Nguyễn Đình Chiêm là người tài đức vẹn toàn.

Sương Nguyệt Anh dạy học, làm thơ là nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo bà phụ trách có tên “Nữ giới chung”, đây là tờ báo đầu tiên của phụ nữ, ra số báo đầu tiên vào ngày 1.2.1918 tại Sài Gòn. Báo chủ trương đề cao vai trò phụ nữ, nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương nên bị mật thám Pháp dòm ngó, tháng 7.1918 bị đóng cửa. Một người con khác là Nguyễn Đình Chiêm (1869-1935), là nhà văn, soạn giả, tác giả của các vở hát bộ Phấn Trang Lầu, Nam Tống Tinh Trung… nổi tiếng ở Nam Bộ.

Nữ sĩ Mai Huỳnh Hoa là cháu ngoại nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, sinh năm 1910, quê ở Mỹ Tho, nay thuộc TP.Mỹ Tho, Tiền Giang. Bà có tiếng thơ văn, hết lòng giúp đỡ chồng con trên đường sự nghiệp. Bà là một cây bút sáng giá trên các tạp chí, tập san tại Sài Gòn trước đây.

Theo tư liệu của Bảo tàng Bến Tre, kỷ niệm 149 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu năm 1971, Mai Huỳnh Hoa là người cung cấp hình ảnh hai người được gia tộc cho là giống khuôn mặt cụ Đồ nhất để họa nên bức ảnh Nguyễn Đình Chiểu như ngày nay.

Nguyên Tổng bí thư Trường Chinh ngày 1.8.1981 khi đến đây đã viết “ vô cùng thương tiếc và nhớ ơn cụ Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng”; nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ngày 23.8.2003 đến viếng đền thờ, mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu viết: “Nhà yêu nước vĩ đại, vũ khí đấu tranh chống thực dân cướp nước của cụ bất diệt, không có sức mạnh nào bất nghĩa địch nổi với loại “vũ khí” này. Đời đời nhớ công đức cụ, mãi mãi các thế hệ hiện nay và mai sau. Tôi rất hoan nghênh Đảng bộ và đồng bào Bến Tre “thương nước nhớ nguồn”.


Clip: Thăm khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu



Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cổng chính
Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ cổng chính

KKhu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu
KKhu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

Bên trong khu lưu niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu
Bên trong khu lưu niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu

Văn bia cụ Nguyễn Đình Chiểu tại khu di tích
Văn bia cụ Nguyễn Đình Chiểu tại khu di tích

Khu mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Khu mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu

Mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu

Những dòng cảm xúc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi đến cụ Nguyễn Đình Chiểu
Những dòng cảm xúc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi đến cụ Nguyễn Đình Chiểu

Những dòng cảm xúc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với cụ Nguyễn Đình Chiểu
Những dòng cảm xúc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với cụ Nguyễn Đình Chiểu
Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.