Gặp gỡ cuối tuần

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Người tiêu dùng đã bị “đầu độc tập thể” ra sao?”

Đỗ Doãn Hoàng thực hiện |

PGS.TS. Thịnh mở đầu câu chuyện: Sản xuất rượu bây giờ là một trong những vấn đề rất dễ bị nhiễm độc. Vì trong ngành này, người ta sản xuất hai loại cồn, một loại tinh chế với mức độ tinh sạch rất cao, dùng cho thực phẩm, loại thứ hai là loại không tinh chế, dùng cho ngành công nghiệp. Cồn thực phẩm qua tinh chế nên đắt, cồn công nghiệp không qua tinh chế đương nhiên rất rẻ. Hiện nay, theo chúng tôi biết, người ta bán 1 lít cồn tinh chế với giá 80 đến 100 nghìn đồng. Còn cồn công nghiệp thì rất rẻ, chỉ khoảng 20 nghìn đồng 1 lít.


 

Theo điều tra của chúng tôi, ở một làng của tỉnh Bắc Ninh người ta “nấu rượu” bằng cách pha cồn công nghiệp với nước lã, hương liệu là thành rượu! Chính bà con và lãnh đạo địa phương thừa nhận điều này…

- Vấn đề là người ta mua cồn ở đâu? Ta phải truy tìm, nếu mua cồn từ những nhà máy sản xuất mật mía chẳng hạn, thì phần lớn cồn mật mía không dùng cho thực phẩm. Cồn loại này rẻ tiền nên người ta thường dùng trong công nghiệp. Cồn công nghiệp thường là lên men, có hàm lượng andehit và metacyclin rất lớn, nên uống vào rất độc hại. Thứ hai là trong quá trình lên men có khả năng sinh ra methanol, cũng là loại rượu, nhưng rượu có methanol rất độc, rượu cồn mà chứa methanol, andehit, metacyclin… uống vào nhức đầu, với hàm lượng cao là có thể gây mù mắt, thậm chí là tử vong.

Chúng tôi suy luận thế này: Cứ cho là người ta pha hai phần nước, 1 phần cồn để thành rượu 30 độ đi, nhưng người ta lại bán ra 7 hoặc 9 nghìn đồng 1 lít “rượu cồn” thì người ta không thể nào mua loại cồn 80 đến 100 nghìn đồng một lít mà pha ra bán “lỗ vốn chổng vó” thế được?

- Cho nên người ta mua cồn công nghiệp, loại rẻ, chỉ độ 15 - 20 nghìn 1 lít, mà cồn công nghiệp thì độc hại rất là lớn. Đấy là điều thứ nhất, điều thứ 2 là dùng nước. Nước thường thì rất nhiều độc tố. Nên các nhà máy rượu phải dùng nước tinh sạch đã lọc qua nhiều tầng.

Mấy chục năm nay, nhiều làng sản xuất rượu hàng nghìn lít một ngày, họ bán rượu độc đi khắp cả nước mà cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, để người tiêu dùng bị đầu độc tập thể. Chuyện diễn ra tương tự với lĩnh vực tái chế rác thải dạng nilon?

- Người ta thu gom đủ các loại đồ nhựa, từ túi nilon đến nhựa ống, nhựa hộp, nhựa bơm kim tiêm các loại, người ta mang về tái chế. Từ Triều Khúc, Hà Nội sang Thuận Thành - Bắc Ninh, dọc về làng Khoai tỉnh Hưng Yên đều với quy trình không khác gì nhau. Cũng cho vào nước rửa, có khi họ lấy cây sào đảo đi đảo lại thôi. Rất nguy hiểm khi người dân đã tự phát sử dụng “công nghệ” đơn giản: Đồ nhựa mang về có rất nhiều chất bẩn thì người ta cắt nhỏ ra rồi cho vào nước khoắng với mong muốn chất bẩn nó ra ngoài, chỉ còn lại nhựa. Nhưng bản thân nhựa đó khi đã là rác thải là tổ hợp vô cùng nhiều chất bẩn, rác thải khắp nơi mang về đồng nghĩa với nguồn bệnh ở khắp nơi cũng đổ về.

Thứ hai, người ta xử lý rác thải như thế, ảnh hưởng trực tiếp đến chính những người đang sinh sống ở đó, những người trực tiếp xử lý nó. Quá trình xử lý tạo thành những chất độc hại vô cùng lớn, và nguy cơ để những người đó mắc bệnh là chắc chắn có thể xảy ra.

Tóm lại sự nguy hiểm của quá trình tái chế đầu độc này là gì, thưa ông?

- Trên thế giới, đối với những đồ nhựa mà chúng ta hay dùng cho thực phẩm, là người ta dùng nhựa nguyên khai - tổng hợp ban đầu, và chỉ được dùng một lần cho thực phẩm, sau đó loại ra làm phế liệu để dùng cho các mục đích khác. Nhựa nguyên khai là các polyme nhưng trước khi là polyme thì nó là các monome - những phân tử ngắn tổng hợp lại. Độc chính là monome chứ không phải là polyme. Khi xử lý người ta đã loại bỏ về cơ bản những đơn chất monome gây độc đó. Nhựa tái chế thì thành phần nhựa không ổn định, người ta dùng tất cả các loại nhựa rồi trộn đủ thứ, ví dụ cho màu, phụ gia vào… và sản xuất những dụng cụ khác nhau. Còn nhựa y tế, về nguyên tắc, nhựa y tế là loại nhựa cực kỳ tốt, chất lượng cực kỳ cao, là loại nhựa cao cấp nhất trong số các loại nhựa theo đánh giá của WHO, nhưng, sau đó thải ra rồi thì đây là một vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là nhựa trong bệnh viện. Khi tái chế, đầu tiên là những vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhanh chóng, nó sẽ nhiễm độc vào chính những người sản xuất rồi lây ra toàn xã hội.

Trở lại vấn đề, vậy nhựa đó có khả năng làm gì? Rất nhiều thông tin cho rằng, làm những dụng cụ sử dụng cho thực phẩm. Nếu như những đồ nhựa đó, nếu dùng được, ví dụ tôi làm cái ghế, bàn, những tấm trải nhà - những cái đó không phải là vấn đề lớn vì không trực tiếp vào miệng, không dính dáng đến đồ ăn, thực phẩm. Nhưng, nếu ngược lại, người ta sử dụng làm vật liệu cho thực phẩm như hộp đựng cơm, ống hút, thìa nhựa… thì rất đáng sợ. Về nguyên tắc, tất cả các loại nhựa đó đều không được phép dùng cho thực phẩm. Vì, so với nhựa nguyên khai thì bây giờ nó là hỗn hợp cực kỳ phức tạp. Thứ hai, trong quá trình gia công người ta phải nấu lại nhựa ít nhất là vài ba lần. Đầu tiên người ta nấu lên cho thành khối rồi thành viên, viên nhựa lại gia công nữa. Tiếp tục sử dụng viên nhựa để gia công thì người ta lại tiếp tục cho thêm những chất phụ gia, như cho màu, cho những chất hóa dẻo để dễ gia công, như thế là lại tiếp tục thêm độc hại, đặc biệt làm cho thực phẩm. Trong quá trình gia công lần thứ 2, người ta ép nhựa rồi làm khuôn thì gia công nhiệt lần thứ 2, mà gia công như vậy thì các polyme ở nhựa nguyên khai trước kia lại tách thành monome cực kỳ độc hại.

Vì monome là những phân tử kích thước nhỏ, vào trong cơ thể thì nó thấm qua màng ruột đi vào trong cơ thể con người, nếu vào tế bào sẽ tạo ra những tế bào lạ trong cơ thể. Đó chính là nguyên nhân tạo nên bệnh ung thư. Vì cơ chế của ung thư chính là những tế bào lạ, vì bản thân nó không phải là vi sinh vật, nó là những phân tử monome phát triển vô tội vạ rồi chèn ép các tế bào khỏe. Ví dụ nữa: polyxyetylen là một chất nhựa mà chúng ta hay dùng làm hộp đựng thức ăn trắng trắng ấy. Nếu tái chế lại thì polyxyetylen sẽ tách ra thành xetylen - tức là một monome, nó có cấu trúc phân tử rất giống hoóc môn của phụ nữ. Khi nó đi vào cơ thể, nó sẽ thay đổi các hoóc môn của phụ nữ, và ảnh hưởng rất xấu đến sinh sản. Hoặc là dùng chất hóa dẻo, cho các-đi-mi vào, đây là kim loại nặng đáng gờm, vì rất nhiều đồ nhựa dùng hợp chất có các-đi-mi, và nó đi vào trong máu, vào tế bào và cạnh tranh với tế bào xương, nó đi vào đấy và thay thế ion can xi ở trong xương và chiếm lĩnh xương, làm xốp xương, cực kỳ khó chữa vì chẳng có thuốc nào đẩy nó ra ngoài được.

Có một tỉ lệ rất lớn rác thải của chúng ta hiện nay là dạng nilon, nếu không tái chế thì nó sẽ tràn ngập môi trường sống, vậy thì chúng ta phải làm sao?

- Trên thế giới họ làm cách nào? Tôi xin nói là các nước họ cũng rất tận dụng phế liệu, rác thải, vì nó làm ra của cải vật chất. Nhưng có tận dụng đồ nhựa thì người ta làm theo một quy trình rất chặt chẽ, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ví dụ người ta chỉ đúc ống nhựa dẫn nước thải. So với ống bê tông hoặc thép, thì ống nhựa chống ăn mòn cực kỳ tốt.

Ở Ấn Độ và một số nước Châu Âu, người ta dùng nhựa đó nấu chảy với đá dăm trải trên mặt đường, nó thay việc người ta phải nhập nhựa đường. Tất nhiên không thể thay thế hoàn toàn nhựa đường được nhưng cũng giải quyết được vấn đề đường nội bộ, đường nông thôn có cường độ chịu lực thấp, nó có độ bền rất cao, lại ít ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thế nhưng ở ta lại không có chương trình như vậy, chúng ta lại không biết tận dụng để làm những sản phẩm hữu ích cho xã hội, vẫn phải sử dụng ống gang hoặc bê tông. Ống nhựa kia bền, chịu mòn rất tốt, có thể dùng đến hàng trăm năm, vậy tại sao chúng ta không làm? Lẽ ra Nhà nước phải tính đến chuyện đó, các cơ quan khoa học phải tính đến chuyện đó để làm, thậm chí là hướng dẫn cho người ta công nghệ để làm.

Theo như những điều ông vừa nói thì sản phẩm ra đời từ nghề thì không theo một tiêu chí nào cả, và được lưu hành trên thị trường, được đem đến tận bữa ăn nhà người ta bằng cách đựng thức ăn, đem đến tận miệng người ta bằng ống hút. Theo ông, trách nhiệm thuộc về ai?

- Không nên đổ lỗi cho người dân. Tôi nghĩ rằng, trách nhiệm là của các cơ quan nhà nước. Không làm thì lấy gì mà ăn, mà làm thì lại mắc tội ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Có khi cũng có những người người ta ý thức được hình như là độc hại, nhưng họ không biết làm cách nào cả. Thế nên tôi nghĩ rằng, đã đến lúc mà không phải là một vài tấn nữa, mà hàng nghìn tấn rác thải nilon như thế này thì phải có sự ra tay thực sự của Bộ KHCN giải quyết những vấn đề, xử lý giúp họ.

 Môi trường làng nghề bị xuống cấp, sức khỏe người tiêu dùng cũng bị đe dọa trầm trọng như thế - theo quan điểm của tôi, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra một tiêu chí đối với những sản phẩm đi ra từ làng nghề ấy, ví như ngành y tế người ta đưa ra tiêu chí đối với vỏ, chai đựng thuốc chẳng hạn. Chúng ta không có một tiêu chí nào cho một cái ống hút mới đạt chất lượng. Người ta dùng cả phế thải ngoài bãi rác để cắm vào miệng người khác mà cũng không ai bị phạt cả. Mấy chục năm sao không giải quyết được?

- Đó chính là lỗi của hệ thống quản lý, cuối cùng chẳng ai có trách nhiệm. Nào là Cục VSATTP, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ NN & PTNT, Bộ TNMT… tất cả đều nói là tất cả chúng ta phải có trách nhiệm nhưng cuối cùng không ai làm đến nơi đến chốn, không ai chịu trách nhiệm đến cùng. Có lẽ chúng ta phải nghĩ thấu đáo hơn, một mặt là giúp người dân được mưu sinh, đó là nguyên tắc chứ chúng ta không thể diệt cái nghề của họ. Thứ hai là họ làm nghề, sống đàng hoàng, thì chúng ta hãy đến giải thích cho họ rằng sản phẩm nào thì được làm. Ví dụ những dụng cụ dùng cho ăn uống là dứt khoát không được làm.

Cảm ơn cuộc trò chuyện của ông!

 

PGS.TS.NGƯT Nguyễn Duy Thịnh sinh năm1944 tại Quỳnh Phụ, Thái Bình, Nhà giáo Ưu tú năm 1996. Công tác tại khoa Công nghệ Thực phẩm của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm - trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Nghỉ hưu năm 2012.

 

Đỗ Doãn Hoàng thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.