Những nghề nghiệp thuộc loại nguy hiểm bậc nhất ở Việt Nam

|

Thợ khai thác trong hầm mỏ, cưa bom, nuôi rắn độc, công nhân xây dựng, diễn viên xiếc mạo hiểm… là những công việc được cho là nguy hiểm hơn cả ở Việt Nam, đến thời điểm hiện tại.

1. "Nghề" cưa bom

Theo số liệu năm 2012, nghề nguy hiểm nhất số một ở Mỹ là thợ cưa gỗ. Cứ 100.000 người thì có 128 người chết do tai nạn lao động khi làm công việc này. Ở Việt Nam, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng với nhận thức thông thường, độ nguy hiểm khi làm thợ cưa gỗ không thấm vào đâu so với “thợ cưa bom”. Chỉ nghe tới cụm từ “thợ cưa bom” thôi, những người có ý định làm cũng đủ lạnh sống lưng. Tuy nhiên, số ít người vì miếng cơm manh áo vẫn chọn công việc nguy hiểm này làm kế sinh nhai.

Chị Nguyễn Thị Tâm, một người hành nghề cưa bom kiếm được gần 100.000 đồng mỗi ngày từng nói: "Dù biết nguy hiểm nhưng tôi vẫn phải làm. Như người ta vẫn nói 'một bát máu đổi lại một bát gạo', sống hay chết là do số phận". Tuy nhiên, số phận làm nghề nguy hiểm của chị Tâm đã thực sự chấm dứt vĩnh viễn khi đang tháo vỏ đạn pháo.

Mấy năm gần đây, thông tin về những cái chết của “thợ cưa bom” khi đang “hành nghề” khiến nhiều người phải rùng mình. Với công việc này, sản phẩm họ thu được sau quá trình lao động thường là sắt và thuốc nổ.

2. Thợ mỏ

Theo thống kê của Việt Nam, trong năm 2012, có ít nhất 50 thợ khai thác mỏ, xây dựng thiệt mạng, chiếm số đông trong tổng số người chết vì tai nạn lao động. Khai thác mỏ là nghề nguy hiểm nhất do các mỏ thường nằm ở độ sâu cao khi có tai nạn (nổ hay sập hầm) thì khó mà cứu kịp.

Các hầm mỏ sâu (đặc biệt là các mỏ than) thường tích tụ khí mêtan gây nổ rất nguy hiểm. Chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng có thể kích hoạt một vụ nổ lớn gây sập hầm. Các hầm mỏ xưa thường bị nổ do các thợ mỏ mang lửa xuống hầm để chiếu sáng. Cho đến khi một loại đèn chuyên dụng để khai thác mỏ được chế tạo thì các vụ nổ trở nên ít đi nhưng vẫn còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau kích hoạt khí gây nổ.

Những người thợ mỏ thường xuyên phải tiếp xúc với một lượng lớn silic dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương phổi. Ngoài ra, tai nạn sập hầm, cháy nổ hoặc lở đất cũng là những nguy cơ mà những người thợ mỏ phải đối mặt. Thiếu không khí và khả năng bị mắc kẹt dưới hầm mỏ là rất lớn. Do vậy, họ thường hay mang một con chim xuống hầm mỏ vì nếu hàm lượng khí độc lên cao chim sẽ xỉu trước và các thợ mỏ sẽ có thời gian chạy ra khỏi vùng nguy hiểm trước khi có vấn đề nghiêm trọng xảy ra.

Khi hầm sập vì nhiều nguyên do, các thợ mỏ may mắn không bị đè nhưng bị mắc kẹt sẽ có khả năng sống sót rất ít do thiếu dưỡng khí, nước hay lương thực để cầm cự trước khi đội cứu hộ đến được nơi thợ mỏ bị kẹt.

3. Nuôi rắn độc

Nuôi rắn độc là một trong những nghề nguy hiểm nhất tại Việt Nam. Trên cả nước có nhiều nơi nuôi rắn độc, nhưng ở khu vực phía Bắc, ngoài các làng nghề như Phụng Thượng, Lệ Mật (Hà Nội) thì tiêu biểu hơn cả là xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng năm, tại làng này có không ít người bị chết, hoăc hoại tử, liệt … vì rắn độc cắn.

Ông Phạm Văn Thông, một lang y chuyên chữa rắn cắn trong làng, ngậm ngùi: “Tôi không thể nhớ hết số lượng người bị rắn cắn ở làng này. Trung bình mỗi năm tôi chữa cho trên dưới cả trăm người. Không ít người dù đã tìm cách sơ cứu sau đó mới đưa đến chỗ tôi, nhưng tôi cũng đành chùi nước mắt nhìn gia đình họ khiêng xác về. Điều xót xa là đa phần người bị rắn cắn chết đều rất trẻ. Những người có tiền sử bệnh tim, phế quản, phổi khi bị rắn độc cắn thì nguy cơ mất mạng cao hơn”.

Trên thực tế, hầu như năm nào Vĩnh Sơn cũng có người chết vì rắn cắn. Tuy biết nuôi rắn độc là nghề nguy hiểm nhưng người dân ở đây, thậm chí người ở các nơi khác vẫn cố duy trì và phát triển nghề này.

5. Công nhân xây dựng

Có không ít tai nạn đã xảy ra ở các công trường tại Việt Nam do chưa được bảo hộ lao động an toàn và sự quản lý lỏng lẻo thiết kế xây dựng. Ngoài ra, trong điều kiện làm việc dưới những rầm thép khổng lồ, thậm chí lơ lửng trên không, các công nhân cũng dễ dàng đối mặt với các nguy hiểm.

Tai nạn gây thương vong nhiều nhất ở công trường xây dựng là rơi từ trên cao. Ngoài ra, cháy nổ, giật điện, tiếng ồn, độ cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng quá sáng hoặc quá tối, khói bụi, amiang... cũng là những nguồn nguy hiểm cho các công nhân xây dựng.

6. Lau cửa kính nhà cao tầng (người nhện)

Đánh cược mạng sống, treo lơ lửng giữa không trung, nghề lau cửa kính tòa nhà cao tầng hay còn được người lao động gọi vui “người nhện” là một trong những nghề nguy hiểm ở Việt Nam. Song, mức lương mà những người nhện thu được chỉ ở mức 6 - 7 triệu đồng/tháng.

Một “người nhện” vệ sinh tại tòa nhà cao thứ 2 Việt Nam chia sẻ: “Để lau kính cho những tòa nhà chọc trời, chúng tôi phải dày dạn kinh nghiệm, khả năng tập trung cao, làm việc nghiêm túc và có thần kinh rất vững. Không hội đủ những yếu tố ấy thì một là bỏ việc, hai là mất mạng”.

Công việc nguy hiểm nhưng trang thiết bị để hành nghề rất thô sơ, đơn giản, chỉ gồm dây thừng cỡ lớn, ghế đu, khóa an toàn, đai bảo vệ mặc toàn thân, thùng đựng hóa chất tẩy rửa, chổi lau, cọ. Một số công ty chuyên nghiệp trang bị thêm cho công nhân mũ bảo hiểm, phụ kiện bảo hộ lao động.

Bạn cần lòng can đảm vượt bậc để treo mình lơ lửng giữa không trung và làm sạch cửa kính của các tòa nhà chọc trời. Những ai sợ độ cao thì hãy quên ngay công việc này vì lau cửa kính ở độ cao vài trăm mét so với mặt đất không phải là công việc cho những người yếu tim.

7. Diễn viên xiếc mạo hiểm

Xiếc là một trong những nghề lao động nặng nhọc, nguy hiểm và rủi ro nhất so với các nghề khác liên quan đến nghệ thuật. Ngoài năng khiếu, lòng đam mê, tài năng, sự kiên trì học hỏi đòi hỏi những nghệ sĩ xiếc, ảo thuật phải vượt qua chính mình, vượt qua nỗi sợ hãi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để học và biểu diễn thành công.

Trước khi được tán thưởng bởi những động tác thuần thục, các nghệ sĩ đều đã phải trải qua nhiều lần thất bại, chấn thương, tai nạn nghề nghiệp. Đối diện với thế cuộc nhiều đổi thay, mưu sinh bằng nghề xiếc đang là lựa chọn mạo hiểm mà không nhiều người dám theo đuổi.

TIN LIÊN QUAN

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.