Nhìn lại 20 năm đỉnh cao và vực sâu của BĐS

|

Nợ xấu, tồn kho lớn, DN phá sản, người mua không có nhà,... hậu quả của một thời kỳ sốt nóng BĐS. Trải qua 20 năm, thị trường BĐS Việt Nam có những bước thăng trầm, từ lúc sốt nóng hầm hập tới nay vẫn đang chậm chạp hồi sinh.



Trong vòng 20 năm kể từ năm 1990 đến nay, thị trường BĐS đã chứng kiến một sự đổi thay chóng mặt. Chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây thị trường nhà đất Việt Nam đã trải qua 6 lần sốt giá và suy giảm.  Mỗi bước thăng trầm của thị trường bất động sản Việt Nam thường gắn liền với các biến cố vĩ mô và chính sách đối với bất động sản. Cơn sốt 1993-1994: Diễn ra trong bối cảnh Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Đây được xem là thời hoàng kim của tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, năm 1994 tăng 8,8% và đỉnh điểm năm 1995 tăng 9,5%. Tăng trưởng mạnh của GDP khiến người ta tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh.


Giai đoạn đóng băng 1995-1999: Sau cơn sốt mạnh, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm. Nguyên nhân do các chính sách vĩ mô và sự biến động của nền kinh tế. Bùng nổ 2001-2002: Sau giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm, thị trường bất động sản bắt đầu chuyển mình vào năm 2000 và bùng nổ vào giai đoạn 2001-2002. Nguội lạnh 2002-2006: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%. 


Sốt nhà đất 2007-2010: Sau 4 năm trầm lắng, thị trường bất động sản lại sốt nóng sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Cơn sốt này diễn khi nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng mạnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lớn và tăng trưởng tín dụng cao. Tại Hà Nội, chủ đầu tư bán nhỏ giọt, người mua nhà phải bốc thăm, mua chênh hàng trăm triệu đồng và xếp hàng từ lúc nửa đêm để có suất mua nhà.


Cảnh tượng năm 2014, chủ đầu tư ào ào mở bán, chăm sóc đủ kiểu để mời gọi người mua nhà


Với 3 cơn “sốt” nhà đất vào các năm 1991-1993, 2001-2003, 2007-2008, giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần, hoàn toàn vượt khỏi tầm với của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình tại các TP lớn như Hà Nội hay TP.HCM.


Cơn sốt đất ảo đi qua, đầu cơ bỏ thị trường, rớt giá và hàng nghìn tỷ đồng tồn đọng trong BĐS. Dự án bỏ hoang, chậm tiến độ,...


Chủ đầu tư và người mua nhà bắt đầu mâu thuẫn và kiện cáo, đỉnh điểm là một loạt các vụ tranh chấp diễn ra trong những năm gần đây.


Nếu như trước đây, các chủ đầu tư âm thầm bán hàng, đi đêm để có suất ngoại giao thì nay để bán được hàng, chủ đầu tư tìm mọi cách tiếp thị, trong đó để giảm chi phí vỉa hè vẫn là một kênh hiệu quả.


Lúc này người mua nhà mới thực sự là thượng đế, các chương trình khuyến mại rầm rộ mà vẫn không có người mua nhà.


Ngân hàng dễ dãi hơn trong việc cho vay BĐS


Cảnh nhộn nhịp thời kỳ sốt đất tại các sàn, cò đất tha hồ thao túng thị trường


Và đây là cảnh ảm đạm, cửa đóng then cài, sàn BĐS âm thầm rời bỏ thị trường


Cắt giảm các dự án không tiềm năng, tập trung đầu tư vào một dự án, đẩy mạnh mua bán dự án hoặc chuyển hướng xây các dự án có mức giá vừa phải, diện tích căn hộ nhỏ, khuyến mại cho khách hàng... là cách mà các doanh nghiệp bất động sản lựa chọn.


Diện tích căn hộ giảm đáng kể ở phân khúc cao cấp và hạng sang


Căn hộ bình dân đang là xu hướng mới của thị trường bất động sản. 

Nhiều doanh nghiệp cũng đã ý thức rằng thời kỳ BĐS đỉnh cao, “ăn xổi” gần như đã qua.


Giá căn hộ cũng trở về mức trên dưới 20 triệu đồng/m2


Giá nhà, đặc biệt là nhà chung cư xuống đúng tầm tay người dân


Nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn, cơ hội cho các DN BĐS vẫn còn nhiều.

CBRE giả định có 10% trong số 3,1 triệu người có việc làm có nhu cầu nhà ở thì đã có 300.000 người dân cần nhà.

 
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.