Ngư dân đưa lươn biển ra... thế giới

Hữu Long |

Như bao lớp thanh niên tại các vùng quê ven biển Đà Nẵng, anh Thái Vinh Ngộ (SN 1982, trú phường Thạc Gián, quận Thanh Khê) cũng tiếp bước cha ông đóng thuyền lớn vươn khơi bám biển Hoàng Sa - Trường Sa. Thế nhưng, thay vì lựa chọn nghề câu mực hay nghề giã cào truyền thống mưu sinh, chàng ngư dân trẻ quyết định chọn một con đường riêng táo bạo dù lắm gian nan, đó là nghề câu lươn biển.
Xuất khẩu lươn biển bằng máy bay
Tại một xưởng đóng tàu sắt lớn ở âu thuyền Thọ Quang, nằm ngổn ngang giữa những chiếc tàu sắt đang “ngủ đông” trên đà là tiếng hàn, tiếng máy cắt chát chúa, giọng anh Ngộ sang sảng đứng vọng trên mũi con tàu vỏ gỗ gần 950 CV ra hiệu cho chúng tôi. Hỏi ra được biết, những ngày đầu năm trời trở nắng, anh Ngộ chạy ngược chạy xuôi cùng anh em thuyền viên hoàn thiện những khâu cuối cùng để con tàu câu lươn biển sớm hạ thủy trong thời gian tới.
Câu chuyện với chúng tôi vì thế cũng ngắt quãng khi tiếng điện thoại réo vang của anh em đang có mặt tại sân bay Đà Nẵng thông báo tình hình vận chuyển chuyến hàng gần 1,5 tấn lươn biển sang Nhật Bản. Mãi đến khi hàng vận chuyển bằng máy bay đến tay khách hàng thành công và tin nhắn điện thoại bắt đầu tí tách thông báo vừa nhận được 180 triệu đồng, anh Ngộ vội ngồi bệt xuống tàu, huơ chiếc mũ lưỡi trai lau vội giọt mồ hôi, nhẹ nhõm nói: “Không giống ở Việt Nam, các nhà hàng tại Nhật Bản, Đài Loan rất khắt khe đối với chất lượng hải sản. Con lươn biển từ khi ở Việt Nam cho đến lúc giao khách hàng, ngoài yêu cầu về trọng lượng đồng đều thì toàn bộ lươn phải còn sống. Nếu lươn chết thì căn cứ theo hợp đồng, toàn bộ số hàng này sẽ trả lại và mình chấp nhận chịu lỗ”.
Anh Ngộ (bên phải) trên tàu cá đang đóng mới giới thiệu với PV về mô hình đánh bắt lươn biển. Ảnh: H.L
Anh Ngộ (bên phải) trên tàu cá đang đóng mới giới thiệu với PV về mô hình đánh bắt lươn biển. Ảnh: H.L

Trước đây, nhiều người hay tin anh Ngộ đóng thuyền khủng nhưng “không thèm” ra biển câu mực, giã cào mà chỉ phục vụ việc câu lươn biển đều ậm ừ, không tin anh sẽ thành công. Hiểu được việc đầu tư tàu cá, mua sắm thiết bị để câu lươn biển là một bước đi mạo hiểm nhưng trò chuyện với chúng tôi, anh Ngộ nói chắc nịch rằng chưa bao giờ anh hối hận với quyết định của mình. Ngồi chót vót trên mũi tàu cá, anh hào hứng giới thiệu các thiết bị máy móc vừa được nhập về từ Mỹ và giải thích tường tận quy trình chăm sóc lươn sau khi được bắt lên thuyền. Mọi kinh nghiệm đánh bắt, kỹ thuật duy trì sự sống cho lươn biển này đều do anh tự học hỏi, hoàn thiện bản thân sau những lần thất bại.

Anh bảo, nghề câu lươn biển còn quá mới mẻ trong khi ngư dân miền Trung lâu nay đã quen với việc đánh bắt hải sản có giá trị kinh tế cao nên khi thí điểm mô hình đánh bắt mới, mọi người còn bán tín bán nghi cũng là hợp lý. “Trước, một vài ngư dân cũng câu lươn về bán nhưng người tiêu dùng trong nước không dám sử dụng làm thực phẩm bởi tâm lý lo sợ vì con lươn biển có hình thù kỳ quái (!?) Điều này lại trái ngược với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan khi người dân bên đó lại xem lươn biển là một đặc sản” - anh Ngộ nghĩ như vậy rồi về nhà, anh tìm kiếm trên các trang mạng về các kỹ thuật đánh bắt của ngư dân nước ngoài rồi trên cơ sở tàu cá truyền thống, anh Ngộ tự thiết kế, hoán cải tàu vỏ gỗ của gia đình để chuyên câu lươn biển.
“Một tàu cá truyền thống thường thiết kế với một kho đông lạnh lớn để giữ đông hải sản thì tàu của Ngộ cũng có kho nhưng kho này chỉ rất… nhỏ vì phần diện tích lớn đã đặt các loại máy móc rồi” - Ngộ nói và giải thích thêm để xua tan sự tò mò của khách, lươn biển sau khi câu lên phải bỏ vào bể, sau đó, thiết bị trên tàu sẽ giúp duy trì nước trong bể một nhiệt độ nhất định. Toàn bộ quá trình nuôi lươn trong bể, thuyền trưởng phải tính toán số lượng lươn so với diện tích bể nước phù hợp rồi sắp xếp đá cho vào bể để lươn luôn trong tình trạng ngủ đông mà không chết.
Cứ như thế, sau mỗi chuyến đi biển khoảng 15-20 ngày, lươn vẫn khỏe mạnh cho đến lúc được đưa lên máy bay giao cho khách. Còn về kỹ thuật đánh bắt lươn biển thì tương đối đơn giản, anh Ngộ cho biết, thức ăn yêu thích của lươn biển là cá nục nên anh sắm hàng chục thùng nhựa đã khoét lỗ phía đáy. Mỗi thùng nhựa anh cho vào từ 1 - 3kg cá nục để làm mồi dụ lươn biển chui vào. Thùng nhựa này sẽ được thả xuống nước với độ sâu gần 1.000m trong 1-2 ngày rồi được kéo dây lên thuyền.
Hướng làm giàu mới
Hỏi anh Ngộ tại sao lại lựa chọn con lươn biển đánh bắt thay vì các hải sản có giá trị thông thường, anh Ngộ cười tươi rói, giải thích: “Ngộ trước chuyên làm nghề xuất khẩu hải sản. Có ông tây qua Đà Nẵng hỏi vì sao con lươn biển có giá trị như vậy mà ngư dân không đánh bắt. Tức mình, Ngộ mạnh miệng nói chưa đánh bắt chứ không phải không! Thế là về bàn tính với vợ rồi vay tiền tỉ đóng tàu câu lươn biển.”
Anh Ngộ về nhà nhiều ngày chuyên tâm đọc sách kỹ thuật nuôi và câu lươn biển và từ đó, anh nhận ra nghề câu lươn biển làm giàu hoàn toàn khả thi. Anh thuê thêm 2 tàu cá cùng với đóng 2 con tàu trên 1.000 CV trong đó có một con tàu hiện đang đóng dang dở với chi phí tổng cộng khoảng 11 tỉ đồng. Suốt gần 8 tháng mất ăn mất ngủ trên từng chuyến biển cùng 25 thuyền viên, đến nay, trừ hết chi phí vận chuyển, trả lương cho anh em, anh Ngộ… huề vốn. Mà như vậy đã may, anh tính toán, năm vừa qua thời gian đánh bắt có 8 tháng thì đến 2 tháng trời mưa bão, còn 1 tháng ngư dân nghỉ tết. Chỉ với 5 tháng thôi mà 3 tàu câu lươn biển của anh thu nhập gần 11 tỉ đồng; quả là một thành công lớn ngoài mong đợi.
Tôi thắc mắc nếu lươn biển có giá trị cao và mở ra một hướng làm giàu cho ngư dân như vậy, sao đến giờ chỉ có anh Ngộ thực hiện? Chưa trả lời vội câu hỏi, anh ngồi nhẩm đếm số người tìm đến học nghề trên đầu ngón tay rồi than thở: “Ngộ còn trẻ quá nên nói chưa ai tin. Trong khi những người đi câu lươn biển cũng chỉ thực hiện nửa vời chứ chưa ai dám đầu tư máy móc thiết bị tiền tỉ chuyên câu lươn. Thế nên họ thất bại!”.
Một lý do nữa là nhiều ngư dân chưa tìm được đầu ra cho con lươn biển, nên không đầu tư đánh bắt. Ngộ vốn xuất thân từ dân chuyên thu mua và xuất khẩu hải sản nên quen biết rộng. Và bằng sự khéo léo trong giao tiếp, Ngộ trói buộc khách hàng nước ngoài bởi một hợp đồng dài hạn bao tiêu toàn bộ số lươn biển sau khi đánh bắt. Và để mở rộng thị trường, anh khảo sát nhu cầu tại các nhà hàng, khách sạn ở Nhật Bản, Hàn Quốc… tìm mối bỏ hàng. Anh Ngộ bảo, để làm ăn với khách nước ngoài bền vững, điều đầu tiên anh phải học là giữ chữ tín; cam kết chất lượng nguồn hàng, độ tươi sống, thời gian giao hàng… “Ngư dân miền Trung thường quen với việc đánh bắt hải sản vào bờ là bán ngay cho các tiểu thương, đầu nậu tại cảng cá. Còn việc họ câu lươn biển vào bờ nuôi và vận chuyển lên máy bay thì lại quá rắc rối. Chi phí vận chuyển bằng máy bay cũng rất cao. Dù còn lắm thử thách nhưng Ngộ tin đó là giai đoạn đầu chứ sau này, khi chúng ta đã tạo niềm tin với khách hàng và có nơi tiêu thụ ổn định, thì sẽ có lợi nhuận khả quan” - Ngộ nói.
Nghề “săn” lươn biển của anh Ngộ một độ nổi tiếng khắp nơi nhờ phóng viên của tờ báo địa phương đến tìm hiểu và đưa tin. Qua một báo giới, hôm vừa rồi có vài ngư dân quê tận Bình Định tìm ra nhà Ngộ học hỏi kinh nghiệm đánh bắt. Ngộ vui vẻ dẫn ngư dân này vào kho nuôi lươn của gia đình rồi giới thiệu phương pháp đánh bắt và kỹ thuật bảo vệ để lươn không chết sau khi đưa lên tàu. Để lão ngư dân quê Bình Định này yên tâm đầu tư tàu cá và máy móc câu lươn, Ngộ cam kết bao tiêu sản phẩm nhưng phải có điều kiện. Đó là ngư dân không được đánh bắt theo kiểu tận diệt, luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật từ khâu đánh bắt để chất lượng lươn không bị ảnh hưởng.
“Quy trình tiếng là chặt chẽ như vậy nhưng nếu có niềm đam mê, tinh thần học hỏi và luôn chấp nhận mạo hiểm để làm giàu từ biển, tôi tin đây là hướng mô hình làm giàu mới mẻ trong tương lai” - anh Ngộ chia sẻ.
Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.