Lật tẩy chiêu trò tinh vi buôn bán đồ trang sức giả

Ngân Sơn |

Thời gian gần đây, rất nhiều chủ cửa hàng vàng bạc có kinh nghiệm lâu năm trong nghề kim hoàn cho biết, họ bị “dính” phải không ít đồ trang sức giả các loại. Các đối tượng đến bán sử dụng chiêu thức tinh vi, từ cũ đến mới, để “hô biến” đồ trang sức giả thành thật như biến vàng tuổi thấp thành tuổi cao, bạc mạ thành vàng, kim loại mã thành vàng… Chúng tôi đã vào cuộc để tìm hiểu rõ về thực trạng này.
Kỳ 1: Nở rộ nạn buôn bán trang sức giả

 

Nạn nhân của tình trạng buôn bán đồ trang sức giả chủ yếu là các cửa hàng kinh doanh mua bán vàng bạc. Đối với mỗi cửa hàng, các đối tượng bán đồ trang sức giả đều có “bài” riêng cho từng con mồi. Tiền mất tật mang, ấm ức trong lòng, các nạn nhân không dám báo cơ quan chức năng vì sợ bị trả thù, còn các đối tượng lừa đảo vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

 

Người cũ chiêu mới, người mới chiêu cũ

Theo tìm hiểu thực tế của PV tại một số cửa hàng trên địa bàn TP.Hà Nội, hầu như cơ sở mua bán kinh doanh vàng bạc đá quý nào cũng một vài lần “dính” phải đồ giả. Đến như bác Nguyễn Thị Thịnh - người có vài chục năm trong nghề kim hoàn, chủ một cửa hàng vàng bạc tại thị trấn Trúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội - cũng vẫn dễ dàng bị các chiêu trò mới lạ qua mắt, ngậm ngùi “nếm trái đắng” và phải dành riêng một góc tủ để nghiên cứu.

Theo chia sẻ của bác Thịnh, giữa tháng 7.2014, có hai thanh niên mang một chiếc kiềng vàng ta đến cửa hàng của bà chào bán. Nhìn bề ngoài, chiếc kiềng vàng khoảng 5 chỉ, thông thường kiềng có hai loại, 3 hoặc 5 chỉ. Khi cầm chiếc kiềng lên, thấy có điều khác thường, bác Thịnh yêu cầu dùng khò để kiểm tra bên trong. Ngay lập tức, hai thanh niên đòi lại không bán nữa. Hóa ra, đó tuy là vàng thật nhưng người làm cố tình đánh to hơn so với trọng lượng để nhồi si vào bên trong, nhằm thay đổi trọng lượng từ 3 chỉ lên 5 chỉ, vì kiềng thường làm rỗng bên trong.

Hơn 40 năm trong nghề kim hoàn và kinh doanh vành bạc đá quý, cơ sở của gia đình bác Thịnh đã mua phải không ít đồ giả thập cẩm đủ thứ, vàng thấp tuổi mạ thành nhiều tuổi, bạc mạ vàng, kim loại mạ bạc… Dù có rất nhiều kinh nghiệm, nhưng bác Thịnh vẫn gặp vạ vì chiêu trò mới.

Những “con mồi” mà các đối tượng bán đồ trang sức giả thích nhất vẫn là các cửa hàng mới mở, cửa hàng ở vùng ngoại thành nơi ít người qua lại. Cửa hàng mới mở thường ít kinh nghiệm về nghề, về buôn bán vì thế dễ bị cắn câu. Sau hơn 4 năm đi học nghề và làm thuê cho một số cơ sở sản xuất vàng bạc đá quý trên Hà Nội, anh Duy cũng tích lũy được chút ít kinh nghiệm. Hai tháng trước, anh vay mượn được một số vốn, mở cửa hàng buôn bán vàng bạc ở quận Hà Đông, TP.Hà Nội. Vì là cửa hàng mới mở, chưa quen khách, một phần do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn chung, buôn bán không đủ tiền thuê nhà, nên từ khi mở cửa hàng đến nay, anh đã 2 lần mua phải đồ giả, mất mấy triệu đồng.

Theo anh Duy, đó cũng là phí học thêm kinh nghiệm. Đôi nhẫn cưới vàng tây giả mà anh mua phải là của một phụ nữ ngoài 30. Như mọi khi, anh cũng thử bằng axit nhưng không thấy biểu hiện gì bất thường, chỉ sau khi nấu lại, anh mới biết đó chỉ là đồ mạ vàng tây. Có lẽ vì là cửa hàng mới mở nên thường xuyên có người mang đồ giả đến bán cho anh, thậm chí cả đồ mỹ ký.

Cô Hồng - chủ cửa hàng vàng bạc Hưng Thịnh, Chùa Tổng, La Phù, Hoài Đức, TP.Hà Nội - có hơn 10 kinh nghiệm trong nghề tinh xảo này. Chỉ hai lần cô vắng nhà, các “con bạc giả”, lợi dụng người nhà không có kinh nghiệm, đã lừa bán một sợi dây chuyền nam hơn 3 cây - cốt là đồng bên ngoài phủ lớp si bạc dày. Theo cô Hồng, dù có hướng dẫn cho người nhà một số cách kiểm tra cơ bản, nhưng nếu không thường xuyên va chạm thì cũng không thể phát hiện được sự tinh vi của đối tượng. Những đối tượng này thường xuyên theo dõi nên nắm bắt rất rõ, ở cửa hàng ai có kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm để chúng dễ bề ra tay.

Càng ngày, những tay buôn bạc giả nghĩ ra đủ các chiêu trò hòng qua mắt nạn nhân, những cửa hàng cũ đã va chạm nhiều chúng lại tìm ra phương pháp mới để qua mắt, còn cửa hàng mới mở thì dùng phương pháp cũ.

Vàng giả - anh Duy (ở Hà Đông, HN) mua phải. Hai thỏi vàng để so sánh có ký hiệu A và B, ký hiệu A là vàng giả được nấu cô lại thành thỏi, B là thỏi vàng thật màu sáng hơn.
Vàng giả - anh Duy (ở Hà Đông, HN) mua phải. Hai thỏi vàng để so sánh có ký hiệu A và B, ký hiệu A là vàng giả được nấu cô lại thành thỏi, B là thỏi vàng thật màu sáng hơn.

“Ngậm bồ hòn”… vì sợ bị ảnh hưởng lâu dài

Dù nhiều lần bị lừa mua phải đồ giả, nhưng các cửa hàng vàng bạc - nạn nhân - cũng không dám báo lên các cơ quan chức năng địa phương, phần sợ các đối tượng quay lại trả thù, phần sợ bị phiền hà, ảnh hưởng tới công việc. Thế nên, họ “cắn răng” chịu đựng, sợ sự việc không tới đâu lại mua thêm lo lắng vào người.

Như lời chủ cửa hàng vàng bạc Tấn Tài, thị trấn Trúc Sơn, Chương Mỹ, TP.Hà Nội chia sẻ, từ khi mở cửa hàng đến giờ, mặc dù gặp rất nhiều trường hợp mang đồ trang sức giả đến bán, dẫu biết mười mươi, thậm chí quen mặt vì đối tượng này đã đến cửa hàng nhà mình mấy lần, nhưng cũng không dám báo cho cơ quan công an. Biết rồi, không mua cũng không dám nói giả hay thật, chủ yếu đuổi khéo đối tượng để lần sau không đến nữa, tránh phiền hà.

Theo kinh nghiệm một số chủ cửa hàng trang sức buôn bán lâu năm, các đối tượng bán đồ giả thường đi hai người, ở độ tuổi ngoài 30, chủ yếu là nam to khỏe, nhìn có vẻ đứng đắn để tạo “vẻ bề ngoài” có độ tin cậy. Cũng có trường hợp giả dạng người có học, ăn nói rất dễ nghe, có khi là đôi vợ chồng vờ lảng mấy câu chuyện bâng quơ để qua mắt người mua. Còn có các đối tượng là thanh niên bặm trợn, dễ lộ hơn nhưng có lộ thì cũng ngang nhiên như không, chẳng chút sợ sệt.

Còn với cửa hàng của anh Duy ở Hà Đông, vì điều kiện kinh tế, cửa hàng có quy mô nhỏ nên chưa lắp camera giám sát, do đó, dẫu buổi tối có rất nhiều người đến bán vàng, bạc, nhưng anh không dám mua. Bởi lẽ, buổi tối khó phát hiện đồ giả hơn. Người đi bán đa phần là nam giới, thường đi ít nhất là 2 người và số lượng hàng bán cũng nhiều hơn. Đã có lần, anh mua phải 2 chiếc nhẫn vàng tây vào buổi tối của 2 người đàn ông gần 40 tuổi. Hôm sau, nấu ra lại là đồng, 2 cái nhẫn đó chỉ mạ vàng bên ngoài vì lớp mạ dày nên khó phát hiện ra ngay khi mua.

Hiện nay, đa phần các các cơ sở kinh doanh đồ trang sức đều có camera giám sát, song dường như điều này cũng không làm các đối tượng “buôn hàng giả” e ngại, nếu bị phát hiện mang bán đồ giả, chúng vẫn thản nhiên như không. Nếu bị chủ cửa hàng hỏi sát thì phân bua mấy câu là xong hoặc không nói năng gì rồi bỏ đi mặc nhiên. Thậm chí, có trường hợp khi bị chủ cửa hàng bóc mẽ là hàng giả còn dở tính côn đồ, hăm dọa lại.

Thực trạng nạn đồ trang sức giả tràn lan “vụ lợi” cho những kẻ coi thường pháp luật, sẽ còn kéo dài đến bao giờ? Những chiêu thức mới làm giả đồ trang sức có gì đặc biệt, những trò cũ có gì hay sẽ được hé lộ trong kỳ tới.

Kỳ tiếp: Bóc mẽ các chiêu bán đồ trang sức giả

Ngân Sơn
TIN LIÊN QUAN

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.