Khu phi quân sự DMZ và tư duy làm du lịch của người Hàn Quốc

KHÁNH HOÀ |

Phát triển và quảng bá du lịch ở mọi nơi, bằng nhiều hình thức và không chỉ đặt nặng giá trị thương mại, tư duy du lịch của người Hàn Quốc chính là yếu tố giúp nước này vừa kiếm được hàng tỉ USD mỗi năm bằng ngành công nghiệp không khói, vừa bảo tồn được các di sản đồng thời gửi đi thông điệp hoà bình cho bán đảo Triều Tiên.

DMZ - Tour du lịch đặc biệt nhất Hàn Quốc

Bắt đầu mở cửa một phần cho khách du lịch từ năm 2013, khu phi quân sự (DMZ) là một trong những điểm đến đặc biệt và cũng được quảng bá nhiều nhất tại Hàn Quốc.

DMZ nằm trong làng Panmunjeom (Bàn Môn điếm), phía bắc cách thủ đô Seoul 50km, ranh giới giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên với chiều dài 256km, chiều rộng 4km và được coi là khu phi quân sự lớn nhất trên thế giới.

 

Khu vực này là chứng tích lịch sử chiến tranh lạnh khi nằm ngay trên trận tuyến của cuộc chiến Nam-Bắc Triều Tiên (1950-1953) và được thiết lập sau Hiệp định đình chiến ký kết ngày 27.7.1953. Nơi đây từng chứng kiến nhiều cuộc giao tranh nhỏ làm chết, bị thương nhiều binh lính của hai miền Nam-Bắc (kể cả lính Mỹ) và từng là cấm địa với dân thường.

Đến với DMZ trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn nhà báo vì hoà bình, PV Báo Lao Động cùng gần 100 PV đến từ 60 nước trên thế giới có dịp tìm hiểu DMZ. Đón chúng tôi ngay ngoài khu DMZ là một hàng rào an ninh cùng sự kiểm soát khá nghiêm ngặt những người ra vào. Nếu tạm quên đi những hàng thép gai và các công trình quân sự lác đác bên đường, nhiều người sẽ dễ bị mê hoặc bởi cây cối và thiên nhiên nơi đây. Cảnh đẹp tự nhiên của DMZ chẳng khác gì một khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, việc dừng lại chụp ảnh dọc đường hoàn toàn bị cấm, khách du lịch hay nhà báo cũng chỉ được chụp hình, quay phim tại một số điểm đã được cho phép.

Dù sự căng thẳng ở biên giới hai miền chưa bao giờ thực sự biến mất, nhưng người Hàn Quốc vẫn khéo léo tận dụng DMZ thành điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ với mục tiêu kinh tế. Theo ước tính, mỗi ngày, DMZ thu hút hơn 3.000 khách du lịch trong và ngoài nước và các cửa hàng đồ lưu niệm dù không nhiều cũng thu được hàng triệu won mỗi ngày, bởi hầu hết các du khách đều muốn mang gì đó trở về từ khu vực từng được quảng bá là nguy hiểm nhất thế giới.

Mọi thứ đều được tận dụng để tạo sự khác biệt nên ngay cả một mẩu thép gai được cho là lấy từ hàng rào ngăn cách hai miền cũng biến thành quà lưu niệm với giá không rẻ hơn 20.000 won (tương đương 400.000 đồng).

Ngoài mục tiêu du lịch, DMZ là nơi chính quyền Hàn Quốc nhắc nhở người dân trong nước về sự chia cắt cần được chấm dứt, đồng thời khéo léo gửi thông điệp cho bạn bè quốc tế. Những video trình chiếu về lịch sử hay các thông tin giới thiệu về các khu đường hầm giúp nước này có thêm sự ủng hộ về mặt chính trị trong vấn đề hoà bình tại bán đảo Triều Tiên.

Tư duy làm du lịch của người Hàn Quốc

Không chỉ tại DMZ, mà ở nhiều địa phương, tư duy du lịch mang tính bền vững và khéo léo của người Hàn Quốc được thể hiện rõ nét và đáng để tham khảo tại Việt Nam.

Dù là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới xét về GDP, nhưng các giá trị truyền thống và văn hoá liên tục được quảng bá thông qua nhiều hình thức. Chưa cần đến Hàn Quốc, nhiều người đã có thể biết tới văn hoá nước này thông qua âm nhạc, phim ảnh, còn khi đến đây, khách du lịch một lần nữa được giới thiệu một cách khéo léo. Các công trình kiến trúc cổ tại đây được gìn giữ nguyên vẹn và gần như không có sự pha trộn. Ngay tại các thành phố lớn như Seoul tồn tại song song hai thế giới cổ điển và hiện đại. Người Hàn Quốc cũng đầu tư để duy trì các hình thức văn hoá cổ như những màn trình diễn võ thuật truyền thống tại lâu đài Hwaseong Haenggung, thành phố Suwon, hay múa mặt nạ tại làng cổ tỉnh Andong. Hầu hết các chương trình biểu diễn văn hoá cổ đều miễn phí cho du khách trong và ngoài nước. Tại làng cổ tỉnh Andong, dù người dân vẫn sống tại đây bình thường, nhưng mọi ngôi nhà đều được gìn giữ rất tốt và du khách khi vào đây đều có cảm giác trở về hàng trăm năm trước.

 

Ngoài những di sản cổ, không ít công trình mới cũng được xây theo phong cách văn hoá cổ xưa. Khi đến tỉnh Gyeongbuk, nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ trước toà thị chính thành phố, bởi nơi đây được xây dựng như một công viên văn hoá và được mở cửa tự do cho khách du lịch trong, ngoài nước. Người đứng đầu tỉnh này tự hào giới thiệu rằng đây là trụ sở có chi phí xây dựng thuộc dạng thấp nhất Hàn Quốc và mang đậm tinh thần văn hoá Hàn Quốc. Dù mới đưa vào hoạt động từ năm 2014 và vẫn còn một số hạng mục đang hoàn tất, nhưng hiện đã có nhiều khách du lịch tới thăm và được đưa quảng bá là một trong những điểm đến hấp dẫn của tỉnh này.

 

Đường phố sạch sẽ, người dân thân thiện, phương tiện giao thông công cộng thuận tiện dù không rẻ là những ấn tượng khiến khách du lịch có cảm tình với hầu hết các điểm đến tại Hàn Quốc. Với các du khách trẻ tuổi, các khu chợ đêm, quán bar sẽ là điểm đến thú vị với những trải nghiệm không khác nhiều so với trong phim ảnh.

Khu phi quân sự (DMZ) nằm ở tỉnh Gyeonggi-do, cách thủ đô Seoul hơn 50km, mất khoảng 40 phút đi xe buýt. Cách ranh giới quân sự 7km, công viên Imjingak (Nhâm Thìn Các) được xây dựng năm 1972 trong niềm hy vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên. Đối diện với Imjingak là Mangbaedan (Vọng Bái đàn) là nơi tôn nghiêm linh thiêng. Người Triều Tiên sống tại Hàn Quốc thường đến đây thắp hương, dâng hoa lễ bái vọng về cố hương, nơi có bàn thờ vọng bái tổ tiên vào mỗi dịp xuân về hay lễ Chuseok (lễ hội thu hoạch vào mùa thu). Sát cạnh quảng trường trong công viên là cây cầu Tự do dài 83m, rộng 4,5m, cao 8m được làm bằng gỗ thông và sắt, bắc ngang dòng sông Imjin nối hai bờ Triều Tiên. Cạnh đó là con tàu cuối cùng giữa hai miền Triều Tiên bị phá hủy cùng đường sắt cũ. Trên nóc của tòa nhà triển lãm cao 5 tầng là 20 kính viễn vọng chỉ về hướng bắc.

 

KHÁNH HOÀ
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.