Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT):

Không được nuôi chuột

|

Ngày 23-7, trao đổi về vụ tiêu hủy trang trại nuôi chuột ở huyện Tịnh Biên, An Giang ("Khó quản nên... dẹp chuột nuôi"- ), ông Nguyễn Xuân Hồng, cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, nói ngay: theo các quy định pháp luật hiện hành thì các loài dịch hại đều không được phép nuôi.

Mà chuột là một loài dịch hại, sinh sản nhanh, không chỉ phá hoại cây cối, mùa màng, mà về y tế còn là trung gian truyền các mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Ông Hồng cho biết vừa nhận được công văn chỉ đạo của bộ trưởng Bộ NN&PTNT về vụ việc này trong sáng 23-7. Bộ trưởng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật xem xét, tìm hiểu để có trả lời sớm nhất đối với một đề xuất mà bộ nhận được từ người dân ở Tịnh Biên, An Giang: "Nuôi chuột để diệt chuột, diệt ốc bươu vàng".
"Chuột là loài nguy hiểm, có hại cho mùa màng và sức khỏe con người. Luật đã quy định cấm nuôi, thậm chí chuột nuôi làm cảnh còn bị cấm và tiêu hủy"
Ông VĂN ĐĂNG KỲ
(trưởng phòng dịch tễ Cục Thú y - Bộ NN&PTNT)
"Đây là vấn đề mới, khá phức tạp nên chúng tôi phải rà soát, xem xét thấu đáo. Vấn đề này còn liên quan đến cả bên y tế, môi trường. Vì thế, trước mắt chúng tôi sẽ chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang về tận trang trại, gặp trực tiếp người đề xuất, người nuôi để tìm hiểu, xem xét kỹ lưỡng. Mặt khác, cũng phải làm việc với ngành y tế xem loài vật trung gian truyền bệnh như chuột thì ngành y tế có cho nuôi và thịt có được ăn hay không" - cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng nhấn mạnh.

Tương tự, ông Nguyễn Xuân Dương, phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), khẳng định: chuột không phải là đối tượng nuôi, cũng không phải là thực phẩm. "Ngành chăn nuôi chưa bao giờ coi chuột là đối tượng nuôi. Những loài có hại như chuột, ngành chăn nuôi chưa từng có quy trình nuôi, quy trình quản lý, cũng không có chính sách nào khuyến khích việc nuôi chuột. Chúng tôi chưa dám nghĩ đến chứ đừng nói đến có quy trình" - ông Dương nói.

Theo ông Dương, việc nhân nuôi các loài dịch hại như chuột về pháp lý là cấm. Còn nếu nói nuôi để diệt ốc bươu vàng hay vì lợi nhuận nhất thời thì cũng không nên, vì chuột là loài nguy hiểm. Nếu nuôi, dù phạm vi nhỏ, hẹp mà không có quy trình kiểm soát chặt chẽ thì có thể sẽ hứng chịu hậu quả về sau. Chính vì mức độ nguy hiểm của những loài gây hại mà trước đây việc nuôi chuột cảnh hải ly, nuôi đỉa để bán sang Trung Quốc, hay đến ốc bươu vàng cũng bị cấm triệt để.

Đừng vì cái lợi trước mắt

* Sở Tài nguyên - môi trường An Giang vừa có văn bản trả lời ông Phan Kim Giỏi (chủ trang trại nuôi chuột vừa bị buộc tiêu hủy) và UBND huyện Tịnh Biên, Phòng TN-MT huyện Tịnh Biên... Theo đó, sở này cho rằng hoạt động nuôi chuột không nằm trong những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích. Chuột là động vật gặm nhấm, sinh sản nhanh và rất khó kiểm soát, đang gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà chưa có giải pháp kiểm soát căn cơ, hiệu quả và luôn có nguy cơ bùng phát thành dịch. Do đó Sở TN-MT không khuyến khích việc nuôi.

* Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp Dương Nghĩa Quốc cho rằng chuột vốn mắn đẻ, khi nuôi sẽ tạo điều kiện cho chúng sinh sôi phát triển với số lượng cực lớn, nếu lỡ sơ suất để chúng đào thoát ra ngoài sẽ nguy hại khôn lường, rất khó khắc phục hậu quả. "Trong khi chúng ta đang khuyến khích mọi người tập trung diệt trừ thì không thể nào cho nuôi chuột được. Nếu phát hiện hộ nào nuôi, chúng tôi cũng yêu cầu dẹp bỏ" - ông Quốc khẳng định.

* Theo ông Phạm Văn Quỳnh - giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ, chuột là động vật gây hại, có quy định cấm nhân nuôi nên nếu phát hiện cơ quan chức năng sẽ nghiêm cấm, xử lý, bởi một khi chuột phát tán ra ngoài sẽ gây hại mùa màng. "Không nên thấy cái lợi trước mắt mà quên đi nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, mà việc nuôi ốc bươu vàng trước đây là bài học kinh nghiệm đắt giá" - ông Quỳnh chia sẻ.

ĐỨC VỊNH

TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.