Hồi ức về bộ phim tài liệu nổi tiếng: “Việt Nam”

Bùi Thanh (Nguyên Chánh văn phòng TTXVN) |

Cách đây gần 45 năm (1968), khi ở Việt Nam cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang ngày càng trở nên ác liệt, thì ở khắp đường phố Tokyo và nhiều nơi khác trên đất nước Nhật Bản, chỗ nào cũng nhan nhản các tấm ápphích quảng cáo về bộ phim tài liệu dài “Việt Nam”.
Tuy bộ phim chưa quay, nhưng nhiều người Nhật Bản đã bỏ tiền mua vé để giúp Ban tổ chức lấy tiền cử đoàn sang Việt Nam thực hiện bộ phim này.

Vì sao người Nhật Bản lại sẵn sàng bỏ ra mỗi người hơn 50USD để mua 1 chiếc vé mà phim chưa khởi quay? Vì nội dung của bộ phim này sẽ giúp họ giải đáp câu hỏi: “Tại sao Việt Nam có sức mạnh thần kỳ đánh được Mỹ” và họ muốn biết thực trạng hiện nay dân tộc Việt Nam đang sống và chiến đấu thế nào?

Sau này tôi được biết, khi bộ phim tài liệu dài tập này được chiếu rộng rãi đã dấy lên phong trào phản đối Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh tàn bạo xâm lược Việt Nam trên khắp đất nước Nhật Bản. Để xây dựng bộ phim nói trên, Hội Hữu nghị Nhật - Việt, Uỷ ban Nhật Bản ủng hộ Việt Nam và hãng phim NDN (Nihon Denpa News) đã phối hợp đồng tổ chức, do ông Sakuo Hashimoto - một nhà làm phim tài liệu thời sự tài nghệ nổi tiếng của Nhật Bản - làm tổng đạo diễn.

Lúc đó, Ban tổ chức xây dựng bộ phim đã cử nhóm làm phim sang Việt Nam gồm 2 đạo diễn: Ông Matsuda Kentaro, ông Koizumi. Đi cùng là 3 phóng viên quay phim chiến trường kỳ cựu: Ông Takashi Okajima, ông Yoshitaka Phuji và anh Teramoto.

Phía Việt Nam do Uỷ ban Liên lạc văn hoá với nước ngoài được nhà nước ta cho phép đứng ra giúp đoàn làm phim tổ chức quay phim tại Việt Nam.

Ngoài ra đoàn làm phim Nhật Bản còn đề nghị xưởng phim Quân đội và xưởng phim Tài liệu thời sự, mỗi nơi cử một phóng viên chiến trường có nhiều kinh nghiệm theo suốt thời gian đoàn làm phim tại Việt Nam để tư vấn và trợ lý quay giúp đoàn.

Nhóm làm phim Nhật Bản sang Việt Nam từ cuối năm 1968 và cuối năm 1969 thì hoàn thành và về nước.

Bùi Thanh (tác giả bài viết), nghệ sĩ Đức Lưu, Trần Cát (Chủ nhiệm UB liên lạc văn hóa nước ngoài), nghệ sĩ Tuệ Minh và đạo diễn Matsuda..

Nội dung quay ở miền Bắc tập trung tố cáo tội ác dã man của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại mang tính huỷ diệt, cũng như sự đánh trả quyết liệt của quân và dân miền Bắc. Đồng thời phản ánh sức sống mãnh liệt vừa sản xuất, xây dựng CNXH, vừa sẵn sàng chiến đấu của quân và dân ta. Do vậy địa bàn quay phim chủ yếu tập trung ở  các địa bàn xung yếu, ác liệt: Khu vực Vĩnh Linh – Quảng Trị và các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Thái Bình, Hoà Bình, Hà Nội...

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, lực lượng TNXP là một lực lượng có nhiều đóng góp to lớn và chịu nhiều hy sinh cao cả, cho nên đoàn làm phim đã lấy chủ đề TNXP làm nòng cốt cho một số cảnh phim.

Để thực hiện ý đồ này, đoàn làm phim Nhật Bản đã đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên và Ban chỉ huy lực lượng TNXP cử 24 nam nữ TNXP đã có nhiều năm công tác ở chiến trường đi theo nhóm làm phim quay các cảnh từ Quảng Trị đến Thanh Hoá, trong đó tập trung một số cảnh TNXP phá bom nổ chậm, sửa đường sau khi máy bay Mỹ ném bom phá hoại hoặc ngâm mình dưới nước thành hàng dài qua sông làm cột tiêu cho những đoàn ôtô chở hàng chi viện cho chiến trường miền Nam.

Ngoài ra, đoàn làm phim cũng liên hệ với xưởng Phim truyện Việt Nam cử diễn viên điện ảnh Đức Lưu và Tuệ Minh tham gia cùng đoàn các bà mẹ đi thăm con sơ tán tại Thái Bình) hoặc diễn viên điện ảnh Thụy Vân (trong phim Nổi gió) vào thị xã Đồng Hới (Quảng Bình ngâm thơ trên cảnh đổ nát, tan hoang do bom đạn Mỹ.

Ngoài việc đoàn lấy lại những hình ảnh thực, có một số cảnh phải diễn lại của TNXP, nhưng các cảnh diễn lại không phải hư cấu mà diễn lại chân thực nên người xem phim không phân biệt được đâu là thực đâu là diễn lại.

Điều tôi muốn nói thêm ở đây, ngoài việc đoàn làm phim phải lăn lộn nơi bom đạn để lấy những hình ảnh thực tế sinh động và nhiều khi rất nguy hiểm tới sinh mạng, thì trong những ngày hè nóng bức đoàn làm phim quay ở miền Trung cũng rất khó khăn, gian khổ. Những ngày nắng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, khi gió Lào thổi như hắt lửa thì do chiến tranh nên điều kiện vật chất cũng vô cùng khó khăn thiếu thốn.

Chúng tôi khi thì ở nhà giao tế của tỉnh nơi sơ tán, khi thì ở nhà dân, không có điện, phải dùng quạt nan, quạt giấy từ Hà Nội mang theo. Có đêm nóng quá không ngủ được, cả đoàn rủ nhau ra giếng giội nước; vẫn không sao ngủ được lại mò ra sân ngồi tán gẫu mong qua đêm, chờ trời sáng lại  đi quay phim. Hoặc có những ngày ở Hà Tĩnh nơi chỉ có cát trắng, không rau cỏ nào mọc nổi vì bom đạn Mỹ cày xới suốt đêm ngày, nên bữa ăn chỉ có ít thịt hộp mang theo với bánh mỳ, cứ thế kéo dài cả tuần, cả tháng ròng rã, ai cũng gầy tọp, hốc hác, nhưng cũng không vì thế mà kém hăng say làm việc.

Quảng cáo phim “Việt Nam” tại Nhật.

Tôi được Uỷ ban Văn hoá với nước ngoài cử đi dịch cho Đoàn làm phim Nhật Bản ngay từ ngày đoàn bước chân tới Hà Nội cho tới lúc đoàn về nước. Lúc đó tôi mới 26 tuổi, nay tôi đã 70 tuổi. Tôi được biết những thành viên làm phim trong đoàn Nhật Bản nay đều đã qua đời và một số cán bộ của Uỷ ban Liên lạc văn hoá với nước ngoài của Việt Nam lúc đó đi theo hướng dẫn đoàn nay còn lại rất ít, vì đã gần nửa thế kỷ trôi qua.

Trong thời gian hơn 1 năm cùng với đoàn làm phim Nhật Bản lăn lộn, xông pha nhiều nơi chiến tranh phá hoại ác liệt ở miền Bắc, tôi đã được tận mắt chứng kiến sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong sự mất mát to lớn do sự tàn phá vô cùng man rợ của quân đội Mỹ.

Điều đó đã giúp tôi có nghị lực và lòng tin tất thắng, củng cố thêm lòng tin, nghị lực của tôi không ngại gian khổ khó khăn lăn lộn cùng đoàn làm phim ghi lại những thước phim quý giá, chân thực và vô cùng sinh động, giúp cho nhân dân Nhật Bản hiểu thực chất cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ chống nhân dân Việt Nam, từ đó đẩy mạnh phong trào nhân dân Nhật Bản ủng hộ Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần, góp phần cùng nhân dân Việt Nam giành chiến thắng ngày  30.4.1975, đưa đất nước Việt Nam thống nhất.
Bùi Thanh (Nguyên Chánh văn phòng TTXVN)
TIN LIÊN QUAN

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Giảng viên Việt là nhà khoa học nữ duy nhất Châu Á đạt giải thưởng sáng tạo

HUYÊN NGUYỄN |

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - giảng viên Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM là nhà khoa học nữ duy nhất toàn Châu Á nhận được Giải thưởng Sáng tạo xuất sắc nhất của Quỹ Toàn cầu Hitachi năm 2022.

Thái Lan sắp thu phí du lịch của du khách quốc tế

Thanh Hà |

Thái Lan có kế hoạch thu phí du lịch với người nước ngoài, ngoại trừ người nước ngoài có giấy phép lao động và giấy thông hành biên giới.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thưởng nóng cho tiền đạo Tiến Linh

AN NGUYÊN |

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có buổi gặp gỡ, động viên huấn luyện viên Park Hang-seo và cá nhân tiền đạo Tiến Linh trước thềm chung kết AFF Cup 2022.