GS Nguyễn Văn Tuấn: Đẳng cấp nhà khoa học không phải là sản phẩm của PR

LÊ THANH PHONG |

Vụ kiện giữa Đại học Tôn Đức Thắng và GS Nguyễn Đăng Hưng thu hút sự chú ý của dư luận trong nước thời gian qua và Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn GS Nguyễn Văn Tuấn một số nội dung liên quan đến vấn đề đánh giá một nhà khoa học, xuất bản tạp chí khoa học, để cung cấp thêm một góc nhìn khách quan về lĩnh vực này.

Xin Giáo sư cho biết thế nào là nhà khoa học hàng đầu? Lấy tiêu chuẩn gì để xác định là nhà khoa học hàng đầu?

- Chẳng có tiêu chuẩn cụ thể nào để xác định ai là “nhà khoa học hàng đầu”. Tuy nhiên, trong giới khoa học, người ta có thể đánh giá đẳng cấp một nhà khoa học qua công bố quốc tế, tầm ảnh hưởng của nghiên cứu và sự ghi nhận của đồng nghiệp trong ngành. Công bố quốc tế thể hiện qua số bài báo khoa học, những tập san khoa học mà nhà khoa học thường công bố và tần số trích dẫn. 

Nhưng con số bài báo không quan trọng bằng chất lượng và chất lượng phản ảnh một phần lớn qua tập san. Trong mỗi chuyên ngành, nếu một nhà khoa học công bố toàn trên các tập san hàng đầu (có impact factor [IF] cao) thì rõ ràng là thuộc đẳng cấp cao, còn một nhà khoa học chỉ công bố trên tập san làng nhàng hay IF thấp thì thuộc đẳng cấp thấp. IF không phải là chỉ số hoàn hảo, nhưng là thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng tập san mà nhà khoa học công bố. Tầm ảnh hưởng thì có thể đánh giá qua số lần trích dẫn. Do đó, trong lý lịch của các nhà khoa học, họ thường “khoe” những chỉ số này.

Nếu một nhà khoa học có 200 bài báo khoa học, theo Giáo sư thì ý nghĩa của số lượng công trình khoa học là như thế nào?

- Con số đó không có ý nghĩa gì nhiều nếu chúng ta không biết trong số đó có bao nhiêu bài kỷ yếu hội nghị (prceedings), kỷ yếu hội thảo (abstracts), báo cáo nội bộ. Trong khoa học, khi nói “bài báo khoa học” người ta đề cập đến những công trình công bố trên các tập san trong danh mục ISI, hoặc trong kỷ yếu của các hội nghị có bình duyệt nghiêm chỉnh. Con số bài báo khoa học chỉ phản ánh mức độ hoạt động nghiên cứu, chứ không phải chất lượng. 

Có những nhà khoa học nổi tiếng chỉ có chừng chục bài, nhưng trên những tập san danh tiếng như Science, Nature, Cell, PNAS... thì đó là một thể hiện về đẳng cấp và chất lượng hơn những người có hàng trăm bài trên các tập san loại xoàng. Có nhiều nhà khoa học có hàng trăm bài trên các tập san ISI, nhưng chẳng có bài nào trên các tập san loại “đỉnh” và do đó rất khó xem là có đẳng cấp quốc tế.

GS Nguyễn Văn Tuấn
GS Nguyễn Văn Tuấn

Trong quyển sách “Đi vào nghiên cứu khoa học”, Giáo sư có đề cập đến chỉ số H. Chỉ số H của các nhà khoa học là gì và ý nghĩa ra sao, thưa Giáo sư?

- Năm 2005, nhà vật lý học Jorge Hirsch (Đại học California - San Diego) đề xướng chỉ số H để đánh giá tầm ảnh hưởng của một nhà khoa học. Chỉ số H được tính toán dựa vào số công trình công bố và số lần trích dẫn. Nếu một nhà khoa học có chỉ số H = 10 có nghĩa là nhà khoa học này có 10 bài báo với mỗi bài được trích dẫn ít nhất là 10 lần trở lên. 

Theo cách hiểu chung, là giáo sư khá phải có chỉ số H từ 20 trở lên. Một nhà khoa học xuất sắc thường có chỉ số H trên 30. Có một nghiên cứu cho thấy trong số các nhà khoa học y sinh học, vật lý học, hóa học từng đoạt giải Nobel thì thấy 84% có chỉ số H trên 30. Chỉ số H tuy không hoàn hảo nhưng có tương quan chặt chẽ đến tầm ảnh hưởng và danh tiếng của nhà khoa học.

Trong trường đại học, đề cương của đề án được phát triển, thì đó là sản phẩm của tác giả hay của nhà trường?

- Tôi nghĩ là sản phẩm của cả hai. Ý tưởng trong đề án là của tác giả, nhưng tài liệu đề cương là của trường. Do đó, chúng ta thấy khi nhà khoa học nghỉ việc, họ không được đem theo những đề cương đã phát triển ở trường cũ. Ở viện tôi có quy định, nếu nhà khoa học nghỉ việc thì họ không được đem theo bất cứ đề cương nào họ viết lúc còn ở viện. Bệnh viện tôi công tác mấy năm trước sa thải một bác sĩ cao cấp, và bệnh viện niêm phong tất cả tài liệu ông đang có trong văn phòng, vì họ sợ ông đem những đề cương nghiên cứu sang chỗ khác. Dĩ nhiên, vị bác sĩ đó có thể đem ý tưởng đi và phát triển đề cương mới, nhưng ông không có quyền đem đề cương sang chỗ khác.

Nếu Giáo sư công bố một bài báo khoa học trên một tập san, ai là người chủ của bài báo, Giáo sư hay là trường đại học mà Giáo sư đang công tác?

- Trong công bố khoa học, khái niệm “chủ” hay “sở hữu” hơi khó để phân định, vì trong thực tế ít ai đặt ra vấn đề này. Khi tôi công bố một bài báo khoa học, đó là một sản phẩm trí tuệ, thì tôi là sở hữu chủ của ý tưởng trong bài báo. Nhưng nhà xuất bản thường thường giữ tác quyền (copyright) những hình ảnh, biểu đồ, bảng số liệu,... trong bài báo. Điều này có nghĩa là sau này nếu tôi muốn sử dụng các biểu đồ trong bài báo đó, tôi phải xin phép nhà xuất bản. 

Trường đại học nơi tôi công tác tuy không phải là sở hữu chủ của bài báo, nhưng trường có quyền xem đó là bài báo của trường vì trong địa chỉ công tác tôi có ghi tên trường trong bài báo. Lý do đơn giản là vì tôi làm nghiên cứu dùng cơ sở vật chất của trường, có thể do trường trả lương, và tôi cũng có khi nhờ thương hiệu của trường. Do đó, trường có quyền liệt kê bài báo của tôi như là một sản phẩm của trường.

Nhưng nếu nhà khoa học có hơn một địa chỉ công tác trên bài báo thì nơi nào là sở hữu chính?

- Điều anh nói là tình trạng một nhà khoa học có nhiều nơi công tác hay “affiliation”. Affiliation rất quan trọng đến thương hiệu. Chẳng hạn như khi tôi công bố nghiên cứu, tôi có đến 3 hay 4 affiliation (tuỳ theo công trình) như Viện Garvan, Bệnh viện St Vincent, Đại học UNSW, Đại học UTS... thì mỗi nơi đều có quyền liệt kê bài báo của tôi

như là sản phẩm của trường. Còn nơi sở hữu chính là nơi tôi làm nghiên cứu. Đó chính là lý do tại sao trong các bảng xếp hạng đại học “top 200”, người ta tính cả những công trình mà các nhà khoa học đã từng thực hiện tại trường trong quá khứ, dù hiện nay nhà khoa học không còn công tác ở trường nữa. Do đó, ký tên một bài báo hay một đề cương dưới danh nghĩa một trường đại học cũng có nghĩa là đồng ý để nhà trường xem đó là sản phẩm trí tuệ của họ.

Nếu Giáo sư sáng chế ra phương pháp và có khả năng thương mại hoá, Giáo sư có được sở hữu 100% giá trị thương mại?

- Câu trả lời đơn giản là: Không.

Đụng đến tiền bạc thì các trường đại học và viện nghiên cứu rất... quan tâm. Nếu tôi phát minh ra một phương pháp, đăng ký bằng sáng chế và thương mại hoá thì số tiền thu được từ sản phẩm sẽ được chia giữa tôi và trường đại học. Tỉ lệ chia thì còn phụ thuộc vào quy định từng nơi, nhưng thường thường trường lấy nhiều hơn nhà khoa học. Có trường quy định tỉ lệ 60-40 (trường hưởng 60%, nhà khoa học hưởng 40%), nhưng cũng có vài nơi “rộng rãi” hơn. Nhưng nói chung, nhà khoa học không được hưởng 100%, vì sản phẩm trí tuệ còn là của trường. 

Nếu tôi chuyển sang trường khác, thì trường cũ vẫn hưởng phần trăm như quy định, bởi vì họ xem đó là sản phẩm của họ, và tôi vẫn hưởng lợi tức như quy định, không có gì thay đổi. Trường mới không dính dáng gì đến bằng sáng chế mà tôi làm ở trường cũ, trường mới không thể hưởng bất cứ lợi tức gì từ bằng sáng chế của tôi.

Có quan điểm cho rằng tạp chí khoa học là của nhà khoa học, trường đại học không được đụng đến, ý kiến của Giáo sư?

- Tôi nghĩ quan điểm đó không đúng với những gì tôi biết trong thực tế. Trước hết, “nhà khoa học” là ai? Kế đến, thế nào là “của”, tức sở hữu. Nếu hiểu sở hữu chủ có nghĩa là ông chủ điều hành và quản lý, thì thông thường các hiệp hội chuyên ngành và thỉnh thoảng trường đại học là sở hữu chủ tạp chí khoa học. Nếu tạp chí do nhà xuất bản lập ra thì sở hữu chủ là nhà xuất bản. Chắc chắn tạp chí khoa học không phải của một cá nhân nhà khoa học. Ngay cả nhà khoa học trong vai trò tổng biên tập cũng không phải là sở hữu chủ của

tạp chí. Thật ra, cá nhân nhà khoa học chẳng có quyền gì có ý nghĩa trong tạp chí khoa học. Ngay cả nộp bài cho tạp chí còn phải trả tiền, và khi bài đã đăng thì bản quyền lại thuộc nhà xuất bản. Đây chính là một xung đột giữa nhà xuất bản và nhà khoa học, nhưng đây là một đề tài khác.

Trong quá trình làm nghiên cứu, có lẽ Giáo sư đã nhận được nhiều sự tài trợ. Trách nhiệm của Giáo sư đương nhiên là phải làm ra sản phẩm khoa học, ngoài ra, nhà tài trợ có yêu cầu gì không?

- Trong khoảng 20 năm nay, nhiều tổ chức tài trợ yêu cầu nhà khoa học phải ghi lời cảm tạ tổ chức tài trợ ở bất cứ sản phẩm nào và bất cứ nơi nào có dùng dữ liệu liên quan đến tài trợ của họ. Có tổ chức có hẳn những cách viết mà nhà khoa học phải tuân theo. Nhưng các nhà khoa học nói chung đều có đạo đức tốt và lòng tự trọng cao, nên dù không có yêu cầu, họ vẫn ghi cảm tạ trong tất cả sản phẩm trí tuệ họ có được từ tài trợ.

GS Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư y khoa của Đại học New South Wales - Giáo sư xuất sắc của Đại học Công nghệ Sydney và Principal Fellow của Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Australia). Ông có kinh nghiệm xuất bản công trình khoa học khoảng 25 năm, trong thời gian đó, hơn 10 năm làm thành viên ban biên tập cho gần 10 tạp chí chuyên ngành nội tiết và loãng xương, và phó biên tập (associate editor) cho 3 tạp chí kể cả tạp chí Mở PLoS ONE. Ông còn bình duyệt cho hơn 30 tạp chí trên thế giới, và các cơ quan nghiên cứu của Hà Lan, Phần Lan, Scotland, Trung Quốc, Saudi Arabia...

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.