Đường Hồ Chí Minh trên biển: Những con người huyền thoại

Trần Mạnh Tuấn |

52 năm đã trôi qua, những người lính Đoàn tàu Không số năm xưa người còn người mất, người vĩnh viễn nằm lại biển khơi, nhưng ký ức về những lần vượt biển chở vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ thì không thể phai mờ trong ký ức.

22 giờ 10 phút ngày 11.10.1962, chuyến tàu đầu tiên chở vũ khí xuất phát từ bến K15, Đồ Sơn, Hải Phòng đi Cà Mau. Chuyến tàu cập bến thành công, đánh dấu cho việc mở đường thắng lợi. Cán bộ, chiến sĩ Đoàn tàu Không số đã vô cùng anh dũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên biển, khai thông tuyến đường vận chuyển chiến lược - một con đường có một không hai trên thế giới.

Những câu chuyện "bây giờ mới kể" của các nhân chứng đã từng thi gan đấu trí với biển cả, với quân thù để đưa vũ khí vào Nam cho đồng bào đánh giặc là một minh chứng sống động cho con đường huyền thoại có thật này.

Trong sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh vẫn lắng lại tình người, tình đồng chí khi chúng tôi nghe bác Năm khói lửa (tức bác Ngô Văn Tân, người thủy thủ của chuyến tàu không số đầu tiên - tàu Phương Đông 1) kể lại.

Bác Huỳnh Húa đi 18 chuyến thuộc Đoàn tàu Không số. Bác Húa đi cả tàu gỗ, tàu sắt và tàu 2 đáy nên kinh nghiệm về "một thời trận mạc" được bác kể một cách rành rọt.

Theo bác Húa thì tàu sắt phải đi bí mật, đi bất hợp pháp, phải đi lúc dông bão để tránh sự kiểm soát của tàu địch, không bao giờ cập mạn mà phải ngụy trang đánh lừa địch bằng mọi giá. Có thời điểm, tàu phải chạy ra vùng biển quốc tế, tàu chỉ đi đơn chiếc.

Còn tàu 2 đáy thì trọng tải nhỏ hơn, sức chịu sóng kém hơn. Tàu đi hợp pháp bằng căn cước của ngụy. Tưởng là an toàn hơn, nhưng thực ra cũng rất nguy hiểm vì phải đi công khai, mặt đối mặt với kẻ thù, thường xuyên bị khám xét nên phải bình tĩnh, mưu trí cho dù bị địch gí súng vào đầu cũng không được manh động hay sợ hãi. Tàu 2 đáy không được trang bị thuốc nổ như tàu sắt nên khi bị lộ chỉ có phương án tác chiến duy nhất là đánh giáp lá cà và cướp tàu của địch...

Bác Húa không thể nào quên những khoảnh khắc trong việc đấu trí với địch khi đi tàu 2 đáy. Đó là chuyện thuyền trưởng Tư Thắng "đọ mắt" cùng lính ngụy.

Tàu 2 đáy của ta được đóng ở Quảng Ninh nên không giống ghe Thái Lan đã bị địch vây ở Hòn Khoai.

Địch nhảy lên tàu thấy ông Tư Thắng mặc bộ bà ba đen, trong khi dân đánh cá miền Tây Nam Bộ thường mặc bà ba trắng. Chúng nghi ngờ và trừng mắt nhìn vào mặt ông Tư Thắng. Ông Tư Thắng cũng trừng mắt nhìn lại. Hai bên đọ mắt mười mấy phút mà ông Thắng vẫn bình tĩnh không đổi thần sắc nên tàu không bị lộ mà thoát vây an toàn.

Còn bác Hồ Kiêm - nguyên thủy thủ tàu 56 luôn nhớ mãi câu nói của đồng chí Chính trị viên Đỗ Văn Sạn, khi tàu 56 bị địch bao vây: "Các đồng chí, chúng ta là đảng viên, đoàn viên. Chúng ta sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc".

Khi nghe câu nói đó, tim bác rừng rực, tiếng kêu gọi tựa như khẩu lệnh của Anh hùng Nguyễn Viết Xuân: "Nhằm thẳng quân thù mà bắn" năm nào. Bác cầm chắc vôlăng và sẵn sàng lao tàu vào tàu địch...

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng bác Hoàng Hùng - một người phụ trách quân y - vẫn giữ nguyên vẹn chiếc hộp đựng dụng cụ y tế.

"Điều gì khiến bác giữ chiếc hộp lâu đến vậy?" - tôi hỏi. "Đó là những năm tháng không thể nào quên. Đây là kỷ vật gắn bó với đội quân y chiến đấu với cái chết để giành sự sống cho đồng đội trên Đoàn tàu Không số" - bác Hùng tâm sự.

Bác Hùng nhớ mãi hình ảnh đồng chí Võ Văn Giảng trước lúc hy sinh, bác đã ôm đồng chí Giảng trên tay. Biết mình không thể sống được nữa, đồng chí Giảng đã thì thào với đồng đội: "Hùng ạ! Cuộc chiến đấu này hết sức ác liệt, anh em phải hết sức cảnh giác... Nếu sau này, Hùng còn mạnh khỏe, bình an trở về, cho mình gửi lời cảm ơn nhân dân nơi bà con đã đùm bọc, chở che để mình trưởng thành". Rồi đồng chí Giảng từ từ tắt thở. Kể đến đây, ông Hùng đã òa khóc.

Má Mười Riều - người hiến hơn 20 cây vàng để đóng thuyền gỗ cho con trai mình là Lê Hà cùng đồng đội vượt biển ra Bắc chở vũ khí. Ảnh: Trần Mạnh Tuấn


Kỷ niệm 52 năm ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển, không thể không nhắc tới má Mười Riều - người phụ nữ huyền thoại đã hiến hơn 20 lượng vàng của gia đình để mua gỗ đóng thuyền cho con trai là Lê Hà cùng 5 chiến sĩ làng chài Phước Hải vượt biển ra Bắc chở vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam.

Theo lời má Mười Riều kể lại thì năm 1961, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười (tức má Mười Riều bây giờ - PV) tròn 40 tuổi, có chồng là Lê Văn Riều và con trai là Lê Hà cùng ở đơn vị 555 (sau này là đơn vị có phiên hiệu 1500). Lúc đó, việc đóng thuyền chở chiến sĩ bí mật vượt biển ra Bắc tiếp nhận vũ khí cực kỳ khó khăn.

Đại đội trưởng Dương Nam Đông quán triệt: “Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng, đơn vị chúng ta tổ chức vượt đường biển ra Bắc tiếp nhận đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam. Bây giờ phải có ghe. Đơn vị có ai có tiền không?”. “Có, tôi có 100 đồng” - nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười tự nguyện hiến 100 đồng để mua thuyền và xin làm hậu cứ bắt liên lạc, tiếp tế lương thực, tổ chức vận chuyển vũ khí khi đoàn tàu từ Bắc trở về.

Được người chỉ huy động viên như thổi thêm ngọn lửa cách mạng, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười đã về bàn với 2 cháu con trai của người chị gái dùng số tiền 100 đồng mua gỗ đóng thuyền, mua máy chạy ghe cùng 12 cheo lưới, 6 bộ quần áo nâu, làm 6 giấy tờ thế thân (giấy căn cước). Chuyến ghe đầu tiên bí mật vượt biển ra Bắc có 6 chiến sĩ là Nguyễn Sơn, Thôi Văn Nam, Trần Văn Phủ, Nguyễn Văn Thanh (tự Nhung), Võ An Ninh (tự Liễu) và con trai nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười - Lê Hà.

Cả 6 chiến sĩ đều mặc quần áo nâu giả làm ngư dân đánh bắt cá trên sông. Tiễn con trai và 5 đồng đội ra đi, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười động viên: “Các con cứ đi chiến đấu, ở quê hương có má và dân làng lo. Cách mạng đang chờ các con, miền Nam đang cần vũ khí đạn dược để đánh Mỹ, cứ yên tâm mà đi”. Lời nói ấy tiếp thêm sức mạnh cho 6 chiến sĩ. Trên chiếc ghe mui trần không la bàn ấy, mỗi người đem theo 1 ống sữa bò, ít gạo, muối, 12 cheo lưới và lòng yêu quê hương vô hạn.

“Các con biết không, nhà má có bao nhiêu tiền vàng đều cống hiến hết cho cách mạng. Mua thuyền, mua gỗ đóng thuyền phần lớn là tiền của gia đình. Lúc đó nhà có 20 cây vàng và đôi bông tai kỷ vật của gia đình cho má, má đều bán lấy tiền mua gỗ đóng thuyền, mua gạo nấu cơm cho bộ đội. Má nghĩ thân mình chẳng tiếc tiếc chi tiền vàng” - má Mười Riều ngẩng cao đầu nói như thế khi chúng tôi hỏi về việc gia đình má cống hiến tiền của cho cách mạng.

Để đón chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên từ ngoài Bắc vào, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười đã mua 6 tấn gạo cất giấu dự trữ. Chuyến vũ khí đầu tiên về bến Lộc An ngày 23.10.1963 do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, chiến sĩ Nguyễn Sơn và con trai nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười - chiến sĩ Lê Hà - là thủy thủ. Trên tàu chở 19 tấn vũ khí và 16 người.

Khi thuyền vào đến của biển Lộc An, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười đã bắt liên lạc và yêu cầu tuyệt đối bí mật, vì lúc này trên bờ có nhiều thám báo địch lùng sục khắp nơi. Nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười yêu cầu 2 chiến sĩ ở lại canh gác vũ khí và sẵn sàng hy sinh hủy tàu và vũ khí nếu bại lộ, còn 16 chiến sĩ bí mật tìm mọi cách vào bờ ăn cơm. Trong khi 16 chiến sĩ ăn cơm, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười cùng bà con chuyển vũ khí từ thuyền vào kho Vàm Láng cất giấu an toàn.

Từ năm 1963 đến 1965, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười tổ chức đón và chuyển trên 50 tấn vũ khí của 3 lượt Đoàn tàu Không số. Số vũ khí sau đó được chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam, 2 chuyến vũ khí sau cùng chi viện cho chiến dịch giải phóng Bình Giã.

(Còn nữa)

 

Trần Mạnh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Ngắm nhìn những chậu lan hồ điệp trị giá vài chục triệu đồng tại Hải Phòng

Lương Hà |

Hải Phòng - Những chậu lan hồ điệp, có kích thước lớn, được sắp xếp khéo léo, có giá trị vài chục triệu đồng được người dân Hải Phòng đặc biệt chú ý và quan tâm trong dịp Tết Nguyên đán này.

Duy trì bay đêm đảm bảo nhu cầu đi lại của khách dịp Tết Nguyên đán

Minh Hạnh |

Cục Hàng không Việt Nam vừa có Công điện gửi các đơn vị có liên quan về tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông hàng không trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân Quý Mão năm 2023, yêu cầu các cảng hàng không duy trì hoạt động bay đêm 24/24h theo nhu cầu vận tải của các hãng hàng không.

Hàng loạt sự kiện mừng Tết Quý Mão 2023 ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường hoa Nguyễn Huệ, đường sách, bắn pháo hoa, hội hoa xuân, chợ hoa Tết, ngày hội bánh tét... là những sự kiện được TPHCM tổ chức mừng Tết Quý Mão 2023.