Đón Tết theo truyền thống người Mông

Cao Thuỳ Liên |

Tết truyền thống người Mông đã được tái hiện trong Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” diễn ra tại Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với những đồng bào người Mông đến từ tỉnh Sơn La.
Cũng giống như Tết truyền thống của người Kinh, đồng bào người Mông trong những ngày Tết có những phong tục cúng lễ, dân ca dân vũ và các trò chơi dân gian vô cùng thú vị.

Người Mông ăn tết vào đầu tháng Chạp âm lịch. Thời gian ăn Tết cũng chỉ kéo dài trong 3 ngày nhưng trước đó cả một tháng, khắp bản làng đã rộn rã không khí đông vui, háo hức cho những công việc chuẩn bị Tết.

Đàn ông trong gia đình đang thái thịt để ăn Tết. Ảnh: Cao Thùy Liên
Đàn ông trong gia đình đang thái thịt để ăn Tết. Ảnh: Cao Thùy Liên
Tết của người Mông được coi như thời điểm nghỉ ngơi và hưởng thụ thành quả lao động trong một năm nên được chuẩn bị khá chu đáo, mỗi người một việc. Đàn ông thịt lợn, thịt gà hay sửa lại vách nhà, đàn bà thêu thùa váy áo để có quần áo đẹp mặc trong những ngày Tết. Tết là dịp để đồng bào được ăn ngon, mặc đẹp còn ngày thường, đó là món ăn khá xa xỉ.
Tại buổi tái hiện, du khách được cùng với đồng bào trải nghiệm các khâu chuẩn bị lễ vật, đồ ăn, thức uống trong ngày Tết như mổ gà, mổ lợn, giã bánh dày cũng như lễ cúng giao thừa của đồng bào Mông.
Con gái hoàn tất những đường dệt để có quần áo đẹp mặc trong ngày Tết. Ảnh: Cao Thùy Liên
Con gái hoàn tất những đường dệt để có quần áo đẹp mặc trong ngày Tết. Ảnh: Cao Thùy Liên
Theo phong tục người Mông, trước khi làm lễ cúng ngày Tết, chủ nhà sẽ cầm cành tre đi xua đuổi tà ma quanh nhà cũng như những điều muộn phiền trong năm cũ để cầu mong một năm mới sẽ tốt đẹp hơn. Trước cửa nhà của người Mông vào ngày Tết luôn có 3 viên đá, 3 viên đá này được nướng trong bếp than hồng, sau đó được đưa ra trước cửa rồi dùng một bát nước đổ lên. 3 viên đá đang nóng, gặp nước sẽ bốc hơi lên. Người Mông quan niệm, lúc đó tất cả muộn phiền của năm cũ sẽ bay đi, chỉ còn những điều tốt đẹp ở lại. Hơi lửa của 3 viên đá cũng được tận dụng để rửa thìa cho các cụ ăn Tết.

Theo quan sát, trong lễ cúng giao thừa của người Mông, các dụng cụ lao động như dao, cuốc, xẻng, chổi có những miếng giấy dán ở trên, như một kiểu giấy khen của người Kinh với ý nghĩa trong một năm qua, những chiếc cuốc, xẻng đã làm rất tốt việc của chúng khi giúp cho đồng bào có mùa màng bội thu và mong muốn sang năm, cuốc, xẻng sẽ cho bà con mùa màng bội thu hơn nữa.

Mâm cúng trong lễ giao thừa của người Mông có một bát cơm, một bát canh, một chén nước, một chén rượu. Trong khi cúng, người Mông cũng có phong tục đốt tiền vàng như người Kinh nhưng loại giấy của người Mông được làm từ ruột của cây da, có màu trắng, để đốt cho ông bà tổ tiên. Người chủ nhà cúng vái bằng tiếng Mông, cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Nếu như trong ngày Tết của người Kinh không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì Tết của người Mông lại không thể thiếu món bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Lễ giã bánh dày sẽ diễn ra vào buổi sáng. Người Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Do đó, giã bánh dày là việc làm không thể thiếu trong ngày Tết nơi đây.

Lễ cúng giao thừa có 2 mâm cúng, tại mâm cúng bên này, mỗi lần người chủ nhà đốt “mã” và khấn vái thì ở mâm cúng bên kia người trong gia đình cũng lấy một chút bánh giày, rót một chén rượu đổ xuống đất đồng thời lấy một chút cơm, chút canh mời thổ địa thần linh về ăn tết.

nhà bỏ mỡ lợn trong bát để ngọn lửa cháy trong 3 ngày Tết trên bàn thờ. Ảnh: Cao Thùy Liên
nhà bỏ mỡ lợn trong bát để ngọn lửa cháy trong 3 ngày Tết trên bàn thờ. Ảnh: Cao Thùy Liên
Vào đầu năm mới, người Mông thắp hương và cúng hết 3 ngày. Đêm giao thừa cho đến 3 ngày tết tiếp theo thì người Mông mới cúng chứ không có phong tục cúng rằm như người Kinh.
Bát hương có lửa đang cháy trên bàn thờ không phải là nến mà người dân đổ mỡ lợn cho ngọn lửa cháy hết 3 ngày Tết.
Gà cúng giao thừa theo quan niệm của người Mông phải là gà trống có lông màu đỏ. Khi cắt tiết gà chuẩn bị cho lễ cúng, chủ nhà phải mang ra trước bàn thờ cắt tiết để ông bà tổ tiên chứng kiến. Sau khi vặt lông con gà cắt tiết, phải lấy một ít lông cổ gà dán lên trước bàn thờ để báo cáo với ông bà là gia đình đã làm xong thủ tục để cúng giao thừa.

Người Mông quan niệm rằng, tiếng gà gáy đầu tiên vào sáng mùng một là cái mốc đánh dấu bắt đầu một năm mới. Trong ngày này, để “cảm ơn” người vợ một năm qua đã vất vả chăm lo cho gia đình, đàn ông sẽ dậy sớm làm hết mọi việc thay phụ nữ, từ cho lợn gà ăn đến nấu cơm… 

Du khách người Nhật thích thú khi được người dân hướng dẫn chơi trò đánh cù. Ảnh: Cao Thùy Liên
Du khách người Nhật thích thú khi được người dân hướng dẫn chơi trò đánh cù. Ảnh: Cao Thùy Liên

Từ ngày Mùng 4, người Mông mới bắt đầu chơi Tết. Những bộ váy, áo đẹp nhất sẽ được con gái, phụ nữ đem ra trưng diện. Giữa khí xuân mơn man khắp đất trời, giữa sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận, những bộ váy áo rực rỡ càng trở nên nổi bật, tiếng đồng bạc, đồng xu trên bộ trang phục truyền thống của người đàn ông kêu leng keng, vang vọng giữa núi rừng... Vạn vật giữa chốn đại ngàn hoang hoải như bừng tỉnh trong mùa xuân của đất trời.

 

Ngoài ra, nét độc đáo trong dịp Tết của người Mông là các trò chơi truyền thống như rồng ấp trứng, ném pao, đánh quay… cũng được tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều du khách.
Cao Thuỳ Liên
TIN LIÊN QUAN

Interactive: Bạn có phải fan cứng của Táo Quân suốt 20 năm?

Nhóm PV |

Táo Quân được nhiều khán giả coi là chương trình không thể thiếu mỗi đêm giao thừa. Trước khi Táo Quân 2023 lên sóng vào đêm 30 Tết, hãy cùng điểm lại một vài điều thú vị trong suốt 20 năm lên sóng của Táo Quân. Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Những địa điểm tâm linh cầu an đầu năm mới

Hải Nguyễn |

Vào dịp năm mới, người dân đi lễ chùa cầu an cho gia đình, người thân gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá của người Việt. Ở Hà Nội những nơi như chùa Hương, chùa Trấn Quốc, Quán Sứ, phủ Tây Hồ luôn tấp nập du khách viếng thăm dịp đầu năm.

Mất việc, giảm giờ làm, 450.000 lao động đón Tết xa quê ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG - KHÁNH LINH |

Bình Dương - Tại Bình Dương, năm 2023 có khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương đón cái Tết xa quê. Hầu hết đều là những người đã có gia đình, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. LĐLĐ tỉnh Bình Dương cùng các cấp chính quyền đã triển khai nhiều hoạt động để chăm lo cho những trường hợp đặc biệt khó khăn.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Nồi bánh tét, chuyện của ngày xưa đón Tết

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Đêm 28 Tết, ở vùng quê tôi, gần như nhà nào cũng nấu bánh tét. Nấu bánh tét không quá sớm vì để lâu không được, cũng không quá muộn vì còn phải chưng lên bàn thờ chuẩn bị đón ông, bà và cho người thân.