Diễn viên Đức Khuê: “Sợ tôi nhất là... vợ và các con”

Việt Văn (thực hiện) |

Vẫn gương mặt hài hước, kiểu nói chuyện tưng tửng có duyên, Đức Khuê lúc nào cũng như chơi, nhưng khi vào việc lại là một nghệ sĩ vô cùng “pro” (chuyên nghiệp). Là diễn viên kịch của Nhà hát Tuổi Trẻ, tung hoành trên sân khấu với nhiều vai diễn khác nhau và gặt hái thành công với HCV, HCB tại các kỳ liên hoan, nhưng khán giả đại chúng cứ hay nhớ đến anh trong các bộ phim truyền hình, điện ảnh… Nhà báo “xịn” phỏng vấn “nhà báo” - nghệ sĩ trong phim truyền hình nhiều tập “Đối thủ kỳ phùng” đang phát trên VTV1.

Vào vai nhà báo Quốc Thành trong “Đối thủ kỳ phùng”, anh hẳn phải thâm nhập thực tế nhiều? Nhìn lại vai diễn của mình, anh thấy có giống nhà báo “xịn”?

- Anh hỏi khó thế! Có giống nhà báo không thì phải hỏi khán giả xem phim chứ! Còn đi thực tế thì không đi được, nhà báo “xịn” à, chả giấu gì anh vì… bận quá! Nhưng là diễn viên, tôi lại tìm thấy tính cách nhân vật trong kịch bản và ý đồ của đạo diễn. Tôi thấy mình đúng là “nhà báo” khi phản ánh trung thực, cũng như bênh vực cho lẽ phải và công lý…

Thực tế là nhân vật nhà báo trong nhiều phim truyền hình VN rất dở, méo mó so với nguyên mẫu ở ngoài đời. Theo anh là vì sao?

- “Rất dở” có lẽ đúng, nếu như không đặt nhân vật vào hệ quy chiếu: Nhà báo cũng là người bình thường như bao người trong mọi nghề nghiệp khác. Cuộc sống muôn màu quanh ta là bức tranh phản ánh sinh động nhất. Không có một khuôn mẫu nào cả.

Đức Khuê tại buổi ra mắt đoàn phim “Em là bà nội của anh”. Ảnh: CJ Entertainment cung cấp
Đức Khuê tại buổi ra mắt đoàn phim “Em là bà nội của anh”. Ảnh: CJ Entertainment cung cấp

Trong các vai hài, lối diễn tưng tửng của anh thường ghi điểm mạnh với khán giả. Vậy khi vào những vai chính kịch trên sân khấu, anh có phải tiết chế nhiều?

- Sân khấu có những niêm luật riêng và tính ước lệ đặc thù của nó. Bởi vậy, tiết chế hay không, còn phụ thuộc hoàn cảnh trong những lớp kịch. Hơi khoe một chút những vai chính kịch trong sân khấu đã cho tôi những tấm HCV, HCB trong các kỳ hội diễn sân khấu.

Vai diễn nào trên sân khấu mang chất Đức Khuê rõ nhất, theo anh?

- Một tác phẩm, vai diễn thành công có lẽ là ở sức sống của nó trong lòng khán giả. Đến giờ khán giả vẫn nhớ đến tôi qua vở kịch “Bệnh nói nhiều”. Đó là điều hạnh phúc của những người làm nghề.

 Vậy còn màn ảnh?

- Có lẽ là vai Thắng trong phim “Của rơi” (vai diễn từng mang lại cho Đức Khuê giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong LHP Việt Nam lần thứ 14).

 Khán giả hay định hình Đức Khuê như một anh chàng ngơ ngơ ngác ngác, nghe chừng là rất dễ bị “dắt mũi” trong cuộc sống. Nhưng ngoài đời, hẳn là không ai… lừa nổi?

- Nói thế cũng không đúng đâu! Cũng dễ tin lắm. May mà là đàn ông đấy (cười).

Hay cười như anh chắc không mấy khi nổi giận đâu nhỉ?

- Hay cười thôi chứ không phải lúc nào cũng cười (là có vấn đề). Còn cáu giận thì cũng có lúc chứ, ai chẳng vậy! Và tất nhiên người sợ nhất chính là… vợ con mình.

Trở lại với phim điện ảnh bằng vai diễn mới trong bộ phim “Em là bà nội của anh” sau một thời gian vắng bóng trên màn ảnh rộng, điều gì ở nhân vật đã thuyết phục anh?

- Là diễn viên, ai cũng mơ ước được trải nghiệm qua nhiều vai diễn. Sân khấu, điện ảnh, hay phim truyền hình với tôi không có sự phân biệt. Khi đọc kịch bản “Em là bà nội của anh”, tôi đã rất ấn tượng trước một câu chuyện rất nhân văn, gần gũi với cuộc sống, được kể dưới hình thức lãng mạn, giả tưởng đầy hài hước và cũng rất xúc động về những mối quan hệ gia đình cũng như ngoài xã hội. Tôi đóng vai Quang - con của một người mẹ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để nuôi dạy đứa con trai duy nhất trưởng thành; chồng của một cô vợ mắc bệnh trầm cảm và là cha của 2 đứa con đang độ tuổi trưởng thành. Thông điệp mà tôi ấn tượng nhất trong phim là: Ai trong chúng ta cũng có một người mẹ, hãy sống thế nào để xứng đáng với hy sinh của mẹ.

 Theo dự đoán của anh, 5 năm nữa sẽ là một Đức Khuê thế nào?

- Quả thực là tôi cũng không có kế hoạch dài hạn đến như vậy (anh em vẫn hay đùa là ăn đong ấy mà)! Mỗi giai đoạn đều có những công việc khác nhau và luôn cố gắng làm hết sức cho công việc mình yêu thích. Hãy sống trọn vẹn cho hiện tại, còn tương lai để mai, ngày kia tính (cười).

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.