Đi du học để... lau nhà, trồng tỏi

Bích Hà |

Không ít phụ huynh bỏ cả núi tiền cho con đi du học theo hình thức vừa học vừa làm, với mong muốn để con tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, vì chưa được rèn luyện kỹ năng tự lập, nên khi sang môi trường mới, học sinh, sinh viên dễ bị sốc tâm lý, thậm chí gặp nhiều cạm bẫy.

Trào lưu “du học… tìm việc làm”

Sau khi tốt nghiệp THPT vào năm 2016, Nguyễn Đức Thành (19 tuổi, Hưng Yên) không nộp hồ sơ xét tuyển vào một trường đại học trong nước, mà chọn cách học tiếng để đi du học. “Em thấy nhiều anh chị ở quê, học đại học xong cũng chưa xin được việc làm. Khi được một trung tâm tư vấn rằng đi du học Nhật Bản vừa có thể lấy được bằng đại học, vừa có cơ hội làm thêm, kiếm từ 20 đến 30 triệu đồng/tháng, em đã bàn với gia đình để tham gia. Đi du học theo hình này rất hay, mình có thêm kinh nghiệm, học được ngoại ngữ, nếu chịu khó sau này về nước lại thêm được ít vốn”- Thành chia sẻ.

Du học sinh Việt tại Hàn được thuê trồng tỏi, thu hoạch tỏi. Ảnh: Hà Ly.
Du học sinh Việt tại Hàn được thuê trồng tỏi, thu hoạch tỏi. Ảnh: Hà Ly.

Hiện nay, nhiều vị phụ huynh lựa chọn hình thức du học này cho con. Gia đình tự túc chi phí năm đầu, với hy vọng sang năm thứ hai con cái có thể tự trang trải được tiền học. Nhất là ở nông thôn, không ít gia đình kinh tế không khá giả, nhưng vẫn cố chạy vạy khắp nơi để có đủ số tiền phí ban đầu, với hy vọng con sang nước ngoài vài năm, tranh thủ kiếm tiền để có cơ hội “đổi đời”. Những thanh niên này đi ra nước ngoài dưới cái mác visa du học, nhưng chủ yếu là sang tìm kiếm việc làm.

“Nếu đi xuất khẩu lao động sẽ đòi hỏi nhiều thủ tục xét duyệt và người tu nghiệp sinh chỉ được ở Nhật trong khoảng 3 năm rồi bắt buộc phải về nước. Và khi sang đấy thì chỉ được làm việc cho công ty đã tuyển, còn nếu đi du học thì mình chủ động hơn, thích làm gì cũng được, miễn là biết tiếng" - Đỗ Thị Nhung (hiện đang ở Nhật Bản theo hình thức vừa học vừa làm - chia sẻ.

Tại Việt Nam hiện nay mọc lên rất nhiều trung tâm, công ty tư vấn du học. Họ đưa ra đủ các lời mời chào, cơ hội du học Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore chỉ với 200 triệu đồng và vẽ ra viễn cảnh vừa học vừa làm, một tháng kiếm được 30 triệu đồng.

Trước thực tế ngày càng nhiều phụ huynh lựa chọn hình thức du học này cho con, GS.TS Khoa học Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam- cảnh báo: “Nếu phụ huynh và con muốn đi du học hình thức vừa học vừa làm thì nên chọn những công ty đủ tư cách pháp nhân, có uy tín, không nên chọn công ty có lai lịch không rõ ràng, tránh tình trạng “mang con bỏ chợ” rất nguy hiểm với các em”.

Đầu tháng 2.2017, đài truyền hình NHK của Nhật có chương trình về việc du học sinh người nước ngoài làm thêm tại Nhật và nhắc rất nhiều đến du học sinh Việt Nam, nhất là tình trạng du học sinh đêm đi làm thêm, ngày lên lớp ngủ gật.Ảnh mackensieleigh.wordpress.com
Đầu tháng 2.2017, đài truyền hình NHK của Nhật có chương trình về việc du học sinh người nước ngoài làm thêm tại Nhật và nhắc rất nhiều đến du học sinh Việt Nam, nhất là tình trạng du học sinh đêm đi làm thêm, ngày lên lớp ngủ gật.Ảnh mackensieleigh.wordpress.com

Đời du học không như mơ…

Mới đây, câu chuyện về những du học sinh Việt Nam bị bóc lột sức lao động khi sang du học ở Úc, do đài SBS Vietnamese thực hiện đã tạo nên cơn chấn động trong cộng đồng du học sinh Việt trên toàn thế giới. Việc phải tranh thủ đi làm thêm, “học ngày cày đêm” để kiếm tiền trang trải học phí và sinh hoạt phí là điều có thực.  Không chỉ ở Úc, phần lớn du học sinh Việt ở nhiều quốc gia cũng thế, chấp nhận bị bóc lột sức lao động, miễn là tìm được việc làm.

Theo Đỗ Thị Nhung (một du học sinh Nhật Bản), khi mới sang nếu không có sự động viên của gia đình thì cô đã bỏ cuộc. “Mọi chi phí đều đắt đỏ, giao tiếp thì chưa thông thạo, cuộc sống mới chưa hòa nhập khiến tôi chán nản. Sau đó, tôi chấp nhận làm từ chạy bàn, bưng bê, lau dọn theo giờ để kiếm tiền. Nhưng vì số du học sinh bỏ học giữa chừng nhiều, vì quá sa đà vào việc làm thêm, Chính phủ Nhật Bản đã có quy định du học sinh không được làm thêm quá 28 tiếng/tuần. Việc cũng không nhiều nên chỉ đủ trang trải sinh hoạt phí”- Nhung nói thêm.

Một số khác khi đi du học dạng tự túc, gia đình không có điều kiện nên cũng phải tìm việc làm thêm để tự trang trải cuộc sống. Nhưng cái giá phải trả là không nhỏ, nhiều em bị ảnh hưởng đến chuyện học tập, không theo kịp chương trình học, hết hạn visa mà vẫn chưa thể lấy được bằng.

“Ngoài vấn đề chi phí trang trải cuộc sống, các du học sinh phải đối mặt với vô số cám dỗ và cạm bẫy. Nếu sa vào nạn cờ bạc thì chỉ có nước bố mẹ gửi tiền sang trả nợ, chứ không có chuyện gửi về” – Nguyễn Hữu Nam (đang du học theo hình thức vừa học vừa làm tại Hàn Quốc) chia sẻ.

Anh Nguyễn Nhật Hưng - đại diện tuyển sinh của một trường của Singapore tại Việt Nam – đưa ra lời khuyên cho những người có ý định đi du học tự túc: “Nếu các bạn có ước mơ muốn đi du học, trước tiên phải chuẩn bị thật tốt ngoại ngữ.  Hơn nữa phải học khả năng tự lập, biết cách cân đối tài chính và quản lý về mặt thời gian. Nếu không sẽ dễ bị… vỡ mộng”.  

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Loạt hoa hậu, á hậu gửi lời chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

Hoa hậu Thùy Tiên, hoa hậu Lương Thùy Linh, hoa hậu Thanh Thủy, á hậu Kiều Loan, á hậu Phương Anh... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Nơi bắt đầu những chuyến du Xuân

Nick M. |

Tết đến Xuân về, khắp mọi nẻo đường Việt Nam tràn ngập bầu không khí hân hoan sum họp. Đầu Xuân cũng là thời điểm cùng nhau tái tạo nguồn năng lượng bằng những hành trình mới, những chuyến du xuân dọc ngang đất nước.