Cúm gia cầm H7N9 “áp sát biên giới”: Người dân vẫn rất chủ quan

THÙY LINH - KHÁNH VŨ - NGỌC ANH |

Hiện dịch cúm gia cầm H7N9 cực kỳ nguy hiểm (khiến 79 người tử vong, 192 người nhiễm bệnh ở Trung Quốc) đã áp sát biên giới nước ta. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta và lây truyền sang người, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới... Tuy nhiên thực tế, việc mua bán, giết mổ, sử dụng thịt gia cầm tại nước ta vẫn diễn ra... bình thường, như chưa hề có cảnh báo.
Nguy cơ xảy ra dịch rất cao

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo về tình hình dịch cúm A/H7N9 đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10.2016 tới nay tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với 192 trường hợp mắc chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017. Các trường hợp mắc ở người hiện được ghi nhận tại 13 tỉnh, thành phố (An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quý Châu, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Liêu Ninh, Sơn Đông, Tứ Xuyên và Chiết Giang), trong đó tỉnh Tứ Xuyên lần đầu tiên ghi nhận ca bệnh.

Trả lời báo chí về sự nguy hiểm của dịch bệnh này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thêm: Các trường hợp mắc hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm mắc bệnh. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây nơi đã ghi nhận các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9, thêm vào đó việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát triệt để, Việt Nam hoàn toàn có nguy cơ xâm nhập virus cúm A/H7N9 từ vùng có dịch rất cao.

Đồng thời, theo thông báo của Tổ chức Thú y quốc tế (OIE), trong tháng 1.2017 đã xảy ra một số ổ dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại tỉnh Sveyrieng (Campuchia) là tỉnh có chung đường biên giới với nước ta. Vì vậy khả năng xâm nhập của dịch bệnh vào nước ta là rất cao.

Ngày 17.2, Bộ Y tế đã ký văn bản khẩn số 672/BYT-DP gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người. “Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta và lây truyền sang người, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo sở công Ttương, sở NNPTNT, Bộ Công an, Bộ đội biên phòng tăng cường ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối” - Thứ trưởng Long cho biết.

Ngăn chặn không để gia cầm thẩm lậu vào VN

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hoàng Ngọc Tuyên - quyền Chi Cục trưởng - Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn - Cao Bằng (Cục Thú y - Bộ NNPTNT) cho biết: Từ cuối năm 2016 đến nay, khi có dịch cúm gia cầm H7N9 xảy ra, cơ quan chức năng kiểm dịch động vật phía Trung Quốc đã chủ động mời cơ quan kiểm dịch động vật của Việt Nam sang dự họp, cung cấp thông tin, thống nhất phương pháp để phòng, chống dịch bệnh này.

“Lực lượng chức năng của nước bạn rất quyết liệt trong việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia cầm sống tại nội địa, nên tình trạng buôn bán, xuất khẩu lậu gia cầm sang Việt Nam hầu như không có. Mặt khác, cơ quan kiểm dịch thú y tỉnh Lạng Sơn cũng phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng, nên gia cầm lậu không thẩm lậu vào Việt Nam” - ông Hoàng Ngọc Tuyên khẳng định.

Ông Nguyễn Nam Hùng - Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn cũng cho hay: Việc kiểm tra, giám sát thú y luôn được thực hiện thường xuyên nên không có gia cầm thịt lậu nhập vào nước ta. Nếu gia cầm nhập tiểu ngạch bị phát hiện, cơ quan thú y tỉnh lập thức thu giữ và tiêu hủy. 

Hình ảnh buôn bán gia cầm tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ. Ảnh: NGỌC ANH
Hình ảnh buôn bán gia cầm tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ. Ảnh: NGỌC ANH

Người dân vẫn rất chủ quan

Để biết thêm về tình hình nguồn gốc gia cầm được tiêu thụ và ý thức phòng, chống dịch cúm gia cầm của người dân hiện nay, nhóm PV đã khảo sát thị trường gia cầm ở Hà Nội trong ngày 19.2. Điểm nổi bật đó là người bán người mua vẫn tỏ ra rất chủ quan với dịch bệnh. “Gà ở đây được nhập ở nhiều nơi, nhiều giống lắm không kể hết, ví dụ như gà Đông Tảo thì nhập bên Văn Giang, rồi ở Bắc Ninh, Bắc Giang,… Không có gà Trung Quốc, toàn nhập gà của mình hết” - chị Lê Thị Toan (ở Thường Tín) chủ một cửa hàng trong chợ Hà Vỹ cho biết.

Chị Vũ Thị Mai (Hoàng Mai) cũng khẳng định: “Không hề có gia cầm Trung Quốc, chỉ có hàng Việt Nam. Được nhập từ các tỉnh trong nước, miền Nam, miền Trung có hết. Bây giờ chuyển từ trong Nam ra thiếu gì gà. Để phòng dịch bệnh phải chấp hành kiểm dịch đầy đủ, dịch thì mình là người chịu thiệt lớn nhất”. Mặc dù vậy, hầu hết những tiểu thương bán gia cầm vẫn rất lơ mơ về dịch cúm nguy hiểm H7N9.

Dọc phố Mai Dịch và len lỏi trong các trục đường nhỏ của các khu tập thể: Đồng Xa, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Dịch Vọng.. (Cầu Giấy), hay tại các chợ “xổm” tại Cầu Diễn, Nguyễn Khang (Cầu Giấy), Thụy Khuê (Ba Đình) và một số chợ tạm khác, hàng chục lồng bán gia cầm bày công khai. Thực tế, sau khi xây thành chợ kiên cố, các chợ Bưởi, Đồng Xa, Cầu Giấy, Cửa Nam, Hàng Da… không cho phép bán gia cầm sống để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giai đoạn đầu các tiểu thương chấp hành khá nghiêm túc, nhưng sau, gia cầm mổ sẵn không được người tiêu dùng ưa chuộng, nên nhiều tiểu thương đã chở gia cầm sống đi “bán dạo” tại các khu tập thể.

Qua ghi nhận của PV, hầu như các lồng gia cầm này không được kiểm dịch thực vật. Bản thân PV đã có mặt suốt tại một điểm bán gia cầm sống cạnh Trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc (Cầu Giấy - Hà Nội) cả sáng 19.2, nhưng không thấy bóng dáng của lực lượng kiểm dịch thú y đâu.

Trung Quốc đang đối mặt với dịch cúm gà tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua, khi mà virus cúm A/H7N9 đã làm chết 79 người trong tháng giêng vừa qua trong số 192 trường hợp nhiễm bệnh ở người.

Tính từ 20.12.2016 đến 16.1.2017, có 918 trường hợp nhiễm cúm ở người được khẳng định trong phòng thí nghiệm. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới ((WHO), đã có 359 người chết vì H7N9 trên toàn thế giới. WHO cho biết, mặc dù virus không dễ truyền từ người sang người song dịch gây lo ngại bởi đa số bệnh nhân đều ốm rất nặng. Đến lúc này, phần lớn số ca nhiễm ở người đều chủ yếu có nguyên nhân từ việc phơi nhiễm đến gia cầm sống hoặc môi trường có nhiều nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là chợ gia cầm. Điều may mắn là đến nay virus chưa được ghi nhận trên gia cầm ở các nước khác ngoài Trung Quốc. V.N

THÙY LINH - KHÁNH VŨ - NGỌC ANH
TIN LIÊN QUAN

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Giảng viên Việt là nhà khoa học nữ duy nhất Châu Á đạt giải thưởng sáng tạo

HUYÊN NGUYỄN |

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - giảng viên Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM là nhà khoa học nữ duy nhất toàn Châu Á nhận được Giải thưởng Sáng tạo xuất sắc nhất của Quỹ Toàn cầu Hitachi năm 2022.

Thái Lan sắp thu phí du lịch của du khách quốc tế

Thanh Hà |

Thái Lan có kế hoạch thu phí du lịch với người nước ngoài, ngoại trừ người nước ngoài có giấy phép lao động và giấy thông hành biên giới.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thưởng nóng cho tiền đạo Tiến Linh

AN NGUYÊN |

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có buổi gặp gỡ, động viên huấn luyện viên Park Hang-seo và cá nhân tiền đạo Tiến Linh trước thềm chung kết AFF Cup 2022.