Cô, dì, cậu, dượng, chú, bác

TỐNG VĂN CÔNG |

Khi ông Jang Song Thack người chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong Un (CHDCND Triều Tiên) bị xử tử, các báo Việt Nam đều viết “ Jang Song Thack chú của nhà lãnh đạo…”. Mấy hôm sau, tất cả các báo đều sửa lại cách gọi là “chú dượng” của Kim Jong Un, một từ không có trong từ điển! Vậy mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn không ai có ý kiến! Khi ông Jang Song Thack người chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong Un (CHDCND Triều Tiên) bị xử tử, các báo Việt Nam đều viết “ Jang Song Thack chú của nhà lãnh đạo…”. Mấy hôm sau, tất cả các báo đều sửa lại cách gọi là “chú dượng” của Kim Jong Un, một từ không có trong từ điển! Vậy mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn không ai có ý kiến! Khi ông Jang Song Thack người chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong Un (CHDCND Triều Tiên) bị xử tử, các báo Việt Nam đều viết “ Jang Song Thack chú của nhà lãnh đạo…”. Mấy hôm sau, tất cả các báo đều sửa lại cách gọi là “chú dượng” của Kim Jong Un, một từ không có trong từ điển! Vậy mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn không ai có ý kiến!

Mới đây, giữa Hà Nội có vụ án bà Dương Diệu Thu cùng đồng bọn làm tài liệu giả đưa Vũ Văn Dương vào tù. Ngày 11.11.2014, nhiều tờ báo ở Trung ương và địa phương lại một phen làm cho bạn đọc rối mù về cách xưng gọi các thứ bậc trong gia đình:

- VTV và Tin mới: “Vũ Ngọc Dương bị chính dì ruột của mình là Dương Diệu Thu làm tài liệu giả đưa vào tù”.

- Báo Tuổi Trẻ và báo Người Lao Động : “Bà Dương Diệu Thu (cô họ của Vũ Ngọc Dương) và chồng là Nguyễn Văn Hiền”.

- Báo Lao Động: “Anh Dương có vay tiền của chú rể của mình là ông Nguyễn Văn Hiền (vợ anh Hiền là dì ruột của anh Dương)…”.

- Báo Thanh Niên và báo Pháp Luật - Xã hội: “Ông Hiền là chồng bà Dương Diệu Thu dì họ của anh Dương” v.v…và v.v…

Vụ án này xảy ra giữa Hà Nội. Do đó xin có đôi lời nói thêm: Chẳng rõ từ bao giờ, nhiều người Hà Nội và các tỉnh thuộc Bắc Bộ cũ có cách xưng gọi các thứ bậc trong gia đình khác với cách gọi ngày xưa: Chồng của em ruột mẹ được gọi là chú. Chồng của chị ruột mẹ được gọi là bác. Chị ruột của mẹ cũng được gọi là bác… Trong khi đó, Trung Bộ và Nam Bộ cũ vẫn giữ cách gọi đúng như ngày xưa. Vì sao có tình trạng ấy? Một nhà ngôn ngữ phán đoán: Người Trung Bộ và Nam Bộ luôn hướng về đất Tổ, cố giữ từ phong tục, tập quán, đến cách xưng hô trong gia đình mà ông cha ngày xưa đã mang vào quê mới. Còn người vùng Bắc Bộ không bị tâm lý nói trên ràng buộc, cố đổi mới cách xưng hô trong gia đình theo quan niệm bên nội gần gũi hơn bên ngoại, gọi “chú”, “bác” cảm thấy gần gũi hơn gọi “dượng”?

Hầu hết các quyển từ điển tiếng Việt đều có định nghĩa tương đối thống nhất về cách gọi các thứ bậc trong gia đình:

- Cô: Là em gái hoặc chị của bố (cha). Người phụ nữ được tôn trọng ở bậc cô của mình. Cô giáo. Người phụ nữ ít tuổi thuộc hàng em mình. Người con gái còn trẻ tuổi: Cô sinh viên. Cô họ là người bà con trong họ và ở vai em của cha mình.

- Dì: Là em gái hoặc chị của mẹ. Từ dùng để gọi em hoặc chị bên vợ, theo cách gọi thay con mình. Vợ lẽ của cha mình. Không có danh xưng “dì họ”.

- Cậu: Là em trai hoặc anh của mẹ. Một từ để chỉ người con trai nhỏ tuổi với ý mến trọng. Bạn bè trẻ tuổi thân mật gọi nhau là cậu. Chị gọi em trai, hoặc anh rể gọi em trai của vợ là cậu (theo cách gọi của con mình). Không có danh xưng “cậu họ”.

- Dượng: Là chồng của cô (em hoặc chị của bố mình) hoặc của dì (em hoặc chị của mẹ mình). Từ “dượng” chỉ đi kèm với từ “bố” là “bố dượng”, “cha dượng” hoặc “cha ghẻ” để chỉ người chồng sau của mẹ ruột mình. Không có danh xưng “chú dượng”, “bác dượng”.

- Chú: Là em trai của cha. Từ gọi người đáng bậc chú mình. Từ gọi em trai của chồng. Gọi người đàn ông theo cách gọi của con mình. Từ gọi người trai trẻ tu đạo Phật: Chú tiểu; hoặc gọi người trai trẻ trong ngày cưới: Chú rể. Không thể gọi chồng của dì ruột là chú rể! “Chú họ” là người bà con trong họ ở hàng em của cha mình.

- Bác: Là anh của cha hoặc chị dâu của cha. Từ dùng để gọi người nhiều tuổi hơn cha mình. Từ dùng gọi nhau giữa những người nhiều tuổi với ý thân mật và kính trọng. Bác họ là người bà con trong họ ở hàng anh của cha mình.

Có lẽ do tục trọng nam và con cái chỉ được lấy họ của người cha (tức họ bên nội), cho nên chỉ có: Anh họ, chị họ, cô họ, chú họ, bác họ mà không có “dì họ”, “cậu họ”.

Để không còn tình trạng dùng các từ xưng gọi các thứ bậc trong gia đình lộn xộn như hiện nay, các nhà ngôn ngữ, các nhà báo nên cẩn trọng để dùng từ chính xác. Đặc biệt là việc biên soạn và duyệt in từ điển, rất cần xem xét thật kỹ. “Đại từ điển Tiếng Việt” được tin cậy (Nguyễn Như Ý chủ biên) tái bản lần thứ 12 năm 2011: Ở trang 338 định nghĩa từ “cô” là “em gái hoặc chị của cha”, nhưng ở trang 54 định nghĩa từ “bác” là “anh hoặc chị của cha.”, quái lạ hơn nữa là ở trang 56 định nghĩa từ “bác ruột” là “anh ruột của cha hoặc anh ruột, chú ruột của mẹ mình”! Ở trang 217 định nghĩa từ “cậu” là “em trai của vợ hoặc của mẹ”, định nghĩa như vậy không sai nhưng chưa thật rõ. “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên) có định nghĩa rõ hơn: “Cậu là em trai hoặc anh của mẹ (có thể dùng để xưng gọi). Từ người chị dùng gọi em trai, hoặc người anh rể dùng để gọi em trai của vợ đã lớn tuổi với ý coi trọng (gọi theo cách gọi của con mình)…”.

TỐNG VĂN CÔNG
TIN LIÊN QUAN

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.